Để nâng cao chất lượng cho dự án đầu tư, cần phải tăng cường giám sát ngay từ khâu đấu thầu. Mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong cùng một bộ ngành chủ quản. Khuyến khích các đơn vị thuộc ngành kinh tế khác, các đơn vị ngoài quốc doanh…miễn là có đủ năng lực và chứng minh được năng lực cửa mình một cách minh bạch rõ ràng thì có thể tham gia. Tạo ra môi trường đấu thầu rộng rãi, dân chủ, công bằng.
Để tăng năng lực của chủ dự án trong đấu thầu. Địa phương cần quán triệt các quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Quy chế về đấu thầu, các văn bản quy định của Bộ GTVT đối với các chủ đầu tư. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn tại địa phương mời các cán bộ của sở GTVT đảm trách giảng dạy về các quy chế quản lý đầu tư xây dựng, quy chế đấu thầu. Có thể tổ chức theo từng cụm sở để tiết kiệm thời gian và chi phí.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả đã đề ra một số giải pháp cấp thiết để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình GTNT nói chung và các công trình GTNT bằng ngân sách Nhà nước nói riêng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn dựa trên thực trạng các công trình GTNT đã và đang được đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện cũng như định hướng phát triển mạng lưới đường GTNT tại huyện Nghĩa Đàn trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông nông thôn trong một đất nước có trên 70% dân số sống trong khu vực nông thôn là việc vô cùng cần thiết. Cơ sở hạ tầng GTNT chủ yếu là hệ thống các tuyến đường huyện và đường trong các xã, thôn, hệ thống đường tỉnh trở thành các tuyến nối quan trọng liên kết các khu vực nông thôn tới các trung tâm kinh tế, thương mại trong vùng.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, chính quyền và nhân dân huyện Nghĩa Đàn đã đồng lòng chung sức, góp của cho công cuộc đổi mới bộ mặt nông thôn đặc biệt là phong trào xây dựng nâng cấp và bảo trì hệ thống đường GTNT trên địa bàn. Đến nay, nhiều tuyến đường lầy lội, trơn trượt ở một số xã nghèo đã được thay bằng mặt đường bê tông hóa. Nhờ đó các hoạt động sản xuất, lưu thông và các hoạt động kinh tế khác trên địa bàn diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Có được kết quả trên đây chính là hiệu quả mà các dự án đầu tư nâng cấp đường GTNT trên địa bàn mang lại mà phần lớn nguồn vốn trong các dự án này là nguồn vốn ngân sách các cấp tài trợ.
Tuy nhiên, mặc dù hiện nay trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn nhiều xã đã có giao thông về tận nơi, song nhiều nơi đường xá chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại trong mọi điều kiện thời tiết, đường nông thôn vẫn chưa chuẩn, tỷ lệ phần trăm đường xấu vẫn ở mức cao, không được bảo trì đúng lúc. Một phần đã nêu rõ những yếu kém và nguyên nhân của sự yếu kém đó chính là việc quản lý và sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn cho các dự án đầu tư đường GTNT đặc biệt là nguồn vốn từ NSNN các cấp gây sự lãng phí, đầu tư kém hiệu quả, chất lượng thấp không phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế ban đầu…vẫn còn tồn tại. Bởi khác với nguồn vốn huy động trong dân được người dân giám sát chặt chẽ quá trình thi công, thì nguồn vốn NSNN không được minh bạch cho nhân dân giám sát, nên nhiều cán bộ coi nguồn vốn này như “của trên trời rơi xuống”. Với những nguyên nhân đó, chắc chắn việc sử dụng nguồn vốn từ NSNN đầu tư cho XDCB nói chung và xây dựng đường GTNT nói riêng trên địa bàn còn bị thất thoát và lãng phí nhiều mà rất khó để lượng hóa. Vì vậy, vấn để minh bạch hóa và tăng cường kiểm tra giám sát của chính quyền các cấp địa phương với các đơn vị thi công là rất cần thiết để nguồn vốn NSNS được sử dụng hiệu quả hơn.
Đứng trên góc độ là người dân được hưởng lợi trực tiếp từ các công trình GTNT, tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng cũng như hiệu quả của các công trình đầu
tư cho phát triển GTNT trên địa bàn mà phần lớn nguồn vốn cho các dự án này là nguồn vốn từ NSNN. Qua đó, tác giả đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình GTNT trên địa bàn. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài này là chỉ tập trung vào các công trình giao thông đường bộ mà không đề cập tới giao thông đường thủy (một bộ phận cũng quan trong của hệ thống đường GTNT hiện nay). Mặt khác, vấn đề đánh giá hiệu quả đứng trên góc độ người dân rất khó để định lượng. Bởi vì như tác giả đã đề cập ở trên, thông thường các nguồn vốn NSNN đầu tư cho các dự án thì người dân sẽ khó biết nó một cách minh bạch và không được giám sát cụ thể quá trình thi công. Thêm vào đó là các dự án đầu tư xây dựng thường kéo dài hơn so với tiến độ dự kiến, nên việc hạch toán về mặt tài chính cũng gặp khó khăn hơn, và càng khó khăn hơn trên góc độ là người ngoài cuộc đánh giá một loạt các dự án chằng chịt về thời gian cũng như không gian, có thể coi là không thể. Đây là những hạn chế khách quan của đề tài, tuy nhiên điều này mở ra nhiều chiều hướng nghiên cứu trong tương lai đó là các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung vào đánh giá hiệu quả các dự án dựa trên một số tiêu thức được thiết kế để thu thập ý kiến từ người dân được hưởng lợi. Theo chiều hướng này, mặc dù không khắc phục hết các hạn chế nói trên nhưng việc đánh giá sẽ được lượng hóa cụ thể và người nghiên cứu sẽ có điều kiện để ứng dụng các phần mềm và công cụ phân tích dữ liệu trong quá trình nghiên cứu. Như vậy, hướng nghiên cứu đó sẽ có giá trị hơn về mặt học thuật cũng như thực tiễn.
Tóm lại, mặc dù có một số hạn chế như tác giả đã trình bày ở trên, tuy nhiên kết quả mà đề tài mang lại có đóng góp đáng kể trong một tầm nhìn tổng thể về hiệu quả mà các dự án xây dựng đường GTNT bằng NSNN trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Bộ Chính trị (2013), Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hà Nội.
2. Thủ tướng Chính phủ (2013), Phê duyệt đề án phát triển kinh tế-xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Quyết Định, Hà Nội.
3. UBND tỉnh Nghệ An (2009), “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An đến năm 2020”, Nghệ An.
4. UBND tỉnh Nghệ An (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015,
Đề Án, Nghệ An
5. UBND tỉnh Nghệ An (2013), “Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020”, Quyết định, Nghệ An.
6. UBND huyện Nghĩa Đàn (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Nghĩa Đàn đến năm 2020, Báo cáo tổng hợp, Nghĩa Đàn.
7. Đỗ Xuân Nghĩa (2006), Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2010, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học kinh tế quốc dân. 8. Nguyễn Đức Tuyên (2009), Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội ở Bắc Ninh: Kinh nghiệm và giải pháp, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân.
9. Tổng cục đường bộ Việt Nam (2011), Mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa nóng thi công và nghiệm thu, Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ Việt Nam-TCVN 8809:2011, Hà Nội. 10. Lê Thị Sáu (2012), Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
11. Thái Bá Cẩm (2003),“Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng”, NXB tài chính, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Đáng (2005), Quản lý dự án, NXB Đồng Nai.
13. Nguyễn Văn Đáng (2005), Quản lý dự án xây dựng, NXB Đồng Nai.
14. Nguyễn Phương Bắc(2002), Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh, Luận án Tiến sĩ kinh tế trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội
15. Phan Thanh Mão (2003),Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Luận án Tiến sĩ kinh tế trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
16. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2005), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN.
17. Tào Hữu Phùng (2004), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản” Tạp chí Tài chính, (6/440),tr 33-37.
20. Khiếu Phúc Quynh (2003),“Vài ý kiến về sửa đổi bổ sung điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng”, Thời báo tài chính Việt Nam số 27,tr 24-27.
18. Trần Trịnh Tường (2004), “Quy chế đấu thầu-những vấn đề bức xúc”, Tạp chí Xây dựng (7), tr 15-18.
19. Nguyễn Ngọc Đông (2013), Giao thông nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông thôn, Báo cáo khoa học, Tổng cục đường bộ Việt Nam.
PHỤ LỤC 1
Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới 1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
Tiêu chí 2: Giao thông
2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa
2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện
Tiêu chí 3: Thủy lợi
3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh 3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa
Tiêu chí 4: Điện
4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn
Tiêu chí 5: Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL
6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
Tiêu chí 8: Bưu điện
8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông 8.2. Có Internet đến thôn
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
9.1. Nhà tạm, dột nát
Tiêu chí 10: Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của tỉnh
Tiêu chí 11: Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả
Tiêu chí 14: Giáo dục
14.1. Phổ biến giáo dục trung học
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)
14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Tiêu chí 15: Y tế
15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia
Tiêu chí 16: Văn hóa
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL
Tiêu chí 17: Môi trường
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia 17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường
17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp
17.4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định 18.3. Đản bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh"
18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
PHỤ LỤC 2
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ---
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---
Số: 2355/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Kết luận số 26-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm
2020 (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu như sau:
I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ
- Miền Tây tỉnh Nghệ An là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung bộ và cả nước; có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của Tỉnh; có tiềm năng và lợi thế phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và phát triển kinh tế cửa khẩu; là địa bàn có nhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống gắn bó lâu đời với bản sắc văn hóa riêng, có truyền thống yêu nước, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
- Xây dựng miền Tây tỉnh Nghệ An vững mạnh toàn diện vừa là yêu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong Vùng, vừa là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh lâu dài của tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung bộ và của cả nước.
II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đất đai khu vực miền Tây tỉnh Nghệ An nhằm thu hút đầu tư, tạo đột phá để phát