Mật độ thông thương

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư đường giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 72)

Việc xây dựng, nâng cấp sửa chữa các tuyến đường trên địa bàn sẽ đảm bảo giao thông thông suốt, tránh được tình hình ách tắc đường cho người dân địa phương, các phương tiện thô sơ cũng như cơ giới. Đặc biệt trong mùa mưa lũ hay hiện tượng lở núi lấp đường sẽ được cải thiện khi có những con đường thuộc dự án được xây dựng. Việc tăng cường dòng giao thông sẽ giảm thời gian đi lại và chi phí vận tải, từ đó tăng lợi ích kinh tế của dự án.

Theo đánh giá, mật độ đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn so với diện tích tự nhiên của huyện là khá cao so với các huyện khác tại tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận tải, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân, nhất là trong các dịp Tết Nguyên đán, các ngày lễ hội….

Đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương-giao lưu văn hóa cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Chỉ riêng trong năm 2013, doanh thu vận tải trên địa bàn tỉnh ước đạt 186 tỷ đồng (bằng 101,3% kế hoạch và tăng 26,75%); khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 14,68 triệu tấn (tăng 19,2%); khối lượng luân chuyển ước đạt 421 triệu tấn/km (tăng 18,9%); khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 2,85 triệu hành khách (tăng 18,9%), khối lượng luân chuyển ước đạt 320 triệu hành khách/km (tăng 20,8%) (UBND huyện Nghĩa Đàn, 2013).

Với những tuyến đường mới được xây dựng và nâng cấp, chi phí vận tải giảm đi rất nhiều. Các đơn vị vận tải quốc doanh được nhà nước bao cấp cho các dịch vụ vận tải nên có giá vé thấp hơn so với khu vực tư nhân cung cấp. Do vậy, để đạt được mục tiêu phát triển cần có những biện pháp để hướng các trợ cấp này lên những người

nghèo sử dụng dịch vụ vận tải. Các nhà cung cấp dịch vụ vận tải được lợi lớn từ các dự án nâng cấp và xây mới đường giao thông thông qua việc giảm chi phí vận tải. Khi chi phí đầu vào giảm xuống, những nhà cung cấp này nên dành một phần lợi nhuận để giảm giá vé, cụ thể là giảm giá vé cho người nghèo. Trong dài hạn, cơ sở hạ tầng còn phát triển hơn nữa, chi phí vận tải sẽ tiếp tục giảm xuống nên cần có nhiều ưu đãi hơn về giá dịch vụ giao thông vận tải đối với tất cả mọi người.

Phát triển mạng lưới giao thông sẽ tăng sự bền vững chính trị, tăng trưởng và thương mại, là những bước đi cần thiết để đạt tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. GTNT góp phần xóa đi các khoảng cách phát triển giữa các vùng thông qua các dự án đường nhánh, đường huyện, đường xã. Nâng cấp các con đường nhánh sẽ tăng mối liên hệ trong mạng lưới vận tải quốc gia và mở rộng khả năng tiếp cận lợi ích từ dự án cho nhiều người ở các xã nghèo hơn, kém phát triển hơn ở địa phương.

Tăng trưởng kinh tế là công cụ hữu hiệu giảm đói nghèo ở Nghĩa Đàn. Xóa đói giảm nghèo chỉ có thể thực hiện được khi nền kinh tế tăng trưởng, Nhà nước và địa phương có điều kiện quan tâm hơn tới những người thuộc diện nghèo. Dưới tác động của các dự án GTNT trên địa bàn sẽ đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế và từng bước xóa đói giảm nghèo cho dân cư vùng dự án.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư đường giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)