Nhận xét chung về hiệu quả đầu tư GTNT bằng NSNN tại huyện Nghĩa Đàn

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư đường giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 78)

2.4.1. Thành tựu

+Trong thời gian qua GTNT Nghĩa Đàn đã có những sự phát triển đáng kể, nhiều dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách và cộng đồng tạo sự liên hoàn quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện đến đường xã, thôn bản góp phần thực hiện chương trình quốc gia mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Từ năm 2010-2013 nguồn vốn đầu tư vào phát triển GTNT ở Nghĩa Đàn không ngừng tăng lên. Nguồn vốn tài trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng từ Ngân sách Nhà nước chiếm tới 87,25% tổng số vốn đầu tư phát triển GTNT tại huyện Nghĩa Đàn trong giai đoạn 2010 đến năm 2013 (bao gồm Ngân sách TW hỗ trợ 26,75%, ngân sách tỉnh hỗ trợ là 35,29%, ngân sách huyện là 25,21%). Nguồn vốn NSNN các cấp đầu tư cho GTNT tại huyện Nghĩa Đàn trung bình hàng năm tăng hơn 13%, nhờ đó đáp ứng tốt các yêu cầu về vốn cho các công trình GTNT trên địa bàn.

Phong trào xây dựng đường GTNT ở hầu hết các xã trong huyện đều phát triển rầm rộ. Nhiều tuyến đường huyện, xã, thôn, bản được đầu tư xây dựng, cứng hóa mặt đường bằng nhựa đường, bêtông xi măng. Mạng lưới GTNT được cải thiện đáng kể, tạo nên bộ mặt nông thôn mới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đầu tư cho GTNT chính là đầu tư cho khu vực nông thôn, giúp xóa đói giảm

nghèo, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với dịch vụ, thương mại, tăng năng suất.

+ Các dự án đầu tư cho GTNT ở Nghĩa Đàn cũng tăng lên, đã có nhiều dự án lớn được đầu tư vào các xã khó khăn, bước đầu đã mở, nâng cấp được rất nhiều đường GTNT trong các vùng nông thôn trên địa bàn.

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

Trong thời gian qua, việc huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển GTNT ở Nghĩa Đàn tuy đạt được một số kết quả khả thi hơn, nhưng vẫn còn nhiều mặt khó khăn và hạn chế:

+ Việc sử dụng vốn kém hiệu quả thể hiện ở nhiều mặt, trước hết là dự án đầu tư thường duyệt thấp hơn nhưng quá trình xây dựng thường tăng lên cao làm cho công tác kế hoạch không chủ động được tình trạng thất thoát vốn trong quá trình quản lý đầu tư, trong bố trí kế hoạch thường vốn ít nhưng rất phân tán làm cho công trình đầu tư dây dưa kéo dài, thời gian xây dựng càng dài càng thất thoát lớn.

+ Địa bàn nông thôn ở Nghĩa Đàn có địa hình đa dạng và phức tạp, trong khi sản xuất hàng hoá phát triển không đều. Do vậy, việc huy động vốn cho giao thông bước đầu chỉ đáp ứng được về mặt xã hội mà hiệu quả kinh tế còn chưa thật cao. Thực chất cũng vì vốn đầu tư cho GTNT hiệu quả không thể nhìn thấy ngay trước mắt mà phải trong một thời gian dài.

+ Khả năng huy động vốn cho GTNT một phần cũng hạn chế là do:

Trước hết các cấp, các ngành phối hợp chưa chặt chẽ, điều hành thực hiện các dự án đầu tư phát triển GTNT ở địa phương kém hiệu quả. Trong chỉ đạo điều hành, một số đơn vị liên quan chưa phối hợp chặt chẽ, vừa chồng chéo, thiếu nhất quán giữa quản lý theo ngành và theo vùng; theo hệ thống, công trình và quản lý hành chính- kinh tế các cấp, trùng lặp, chưa tăng cường cán bộ giúp đỡ cơ sở thực hiện dự án, công tác thẩm định dự án còn tuỳ tiện.

Nhiều công trình cầu đường giao thông liên xã, liên huyện bị xuống cấp tồi tệ hơn cả giao thông trong thôn xóm vì chúng thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan chủ quản theo hệ thống ngành dọc. Đối với cơ quan hành chính địa phương: bệnh quan liêu, giấy tờ còn khá nặng nề. Đội ngũ cán bộ cơ sở cấp xã, thôn bản trình độ văn hoá thấp, chưa được đào tạo về quản lý kinh tế. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đã yếu lại còn thiếu. Ngoài ra, trong tổ chức quản lý điều hành cơ sở hạ tầng giao thông nông

thôn ở Nghĩa Đàn nói riêng và trên cả nước nói chung là tình trạng thiếu hụt và lạc hậu của phương tiện vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ công tác này.

+ Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt

Khu vực Nghĩa Đàn là vùng bán sơn địa, điều kiện tự nhiên phong phú nhưng khá phức tạp và khó khăn trong thực hiện các dự án GTNT. Hàng năm, hiện tương hạn hán thiếu nước, tình trạng lốc xoáy thường xảy ra và mật độ qua các năm càng cao đe doạ đến các công trình xây dựng GTNT.

+ Các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước cũng như của tỉnh Nghệ An chưa thực hiện đồng bộ và chưa hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và lĩnh vực giao thông nông thôn ở Nghĩa Đàn nói riêng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, trước hết tác giả khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu là huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Tiếp theo, tác giả đi sâu phân tích thực trạng hệ thống đường giao thông nông thôn tại huyện Nghĩa Đàn. Sau đó, tác giả tiến hành đánh giá hiệu quả xây dựng GTNT trên địa bàn. Cuối cùng tác giả rút ra những mặt tích cực đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác xây dựng đường GTNT tại huyện Nghĩa Đàn; đây chính là một trong những căn cứ chính cho việc đề ra các giải pháp mà tác giả sẽ trình bày trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG VỐN NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN

3.1. Định hướng phát triển giao thông nông thôn huyện Nghĩa Đàn trong thời gian từ nay đến năm 2020 gian từ nay đến năm 2020

+ Phát triển GTNT là nhằm phát triển nông thôn một cách toàn diện, tạo cơ sở vững chắc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, giảm bớt sự chênh lệch về đời sống giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đảm bảo sự thông suốt trong giao thông khu vực nông thôn, tạo sự thuận tiện trong trao đổi hàng hóa và sự đi lại của người dân. Nâng dần chất lượng GTNT và phổ cập trên địa bàn nông thôn, tăng diện tích khu vực nông thôn và quy mô dân số được sử dụng GTNT với chất lượng cao.

Bảng 3.1. Định hướng xây dựng các tuyến đường GTNT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đến năm 2020

STT Tuyến đường Chiều dài

(km)

Ghi chú

1 Tuyến đường Nghĩa Trung – Bình - Lâm 19,8 Vốn Chính phủ

2 Tuyến QL 48 nối tỉnh lộ 598 (Nghĩa Hiếu) 6

3 Tuyến Nghĩa Minh- Nghĩa Mai 26

4 Tuyến nối đường Hồ Chí Minh đi Thái Hoà 4,5

5 Tuyến đường nối QL 15 đi tỉnh lộ 598 (Nghĩa Minh, Nghĩa Trung, Nghĩa Bình).

dài 7 km

6 Tuyến Nghĩa Minh- Nghĩa Trung 8

7 Tuyến Nghĩa Sơn- Nghĩa Lâm 7

8 Tuyến Nghĩa An- Nghĩa Khánh 5

9 Tuyến Nghĩa Khánh- Nghĩa Đức 7

10 Tuyến Nghĩa Hiếu- Nghĩa Hưng 13

11 Tuyến Nghĩa Hưng- Nghĩa Thịnh 8

12 Nghĩa Thịnh- Nghĩa Mai 8

13 Tuyến Nghĩa Hồng- Nghĩa Yên 12

14 Xây dựng tuyến đường xã từ hồ Sông Sào ra đường Hồ Chí Minh.

2 Đường cấp IV

+ Định hướng phát triển GTNT đến 2020: Phát triển đường GTNT cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả Trung tâm xã và cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ đường cứng, rải nhựa đạt từ 60-80% .

Các định hướng cụ thể:

- Tiếp tục nâng cấp các tuyến đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường giao thông nông thôn, đường nguyên liệu hiện có.

- Xây dựng tuyến đường tỉnh từ thị xã Thái Hoà (Nghĩa Mỹ) đến Cảng Đông Hồi (xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu), chạy qua huyện Nghĩa Đàn trên địa phận xã Nghĩa Bình và Nghĩa Hội.

- Xây dựng mới các tuyến đường liên xã và một số tuyến đường nối với thị trấn mới với tổng chiều dài 141,3 km.

3.1.1. Về quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn tại huyện Nghĩa Đàn

Hệ thống đường bộ bất cứ vùng nào cũng gồm các tuyến đường được phân làm nhiều cấp, tạo nên một mạng lưới. Các đường tiếp cận cơ bản từ các trung tâm xã chỉ là một bộ phận mạng lưới đường nông thôn. Việc hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cần được tiếp cận cơ bản bằng cách đầu tư cho các tuyến đường đường xã và nội xã, sẽ đáp ứng hơn các nhu cầu tiếp cận cho người dân nông thôn. Đối với nhiều xã, việc đến trung tâm huyện phải đi qua đường tiếp cận cơ bản, rồi sau đó được nối với đường tỉnh. Một số tuyến đường cấp cao hơn có đường tiếp cận cơ bản nối tới này ở trong tình trạng xấu hoặc chưa được nâng cấp, cần phải tiếp tục đầu tư cho khôi phục và nâng cấp nhằm mang lại khả năng tiếp cận liên tục với trung tâm huyện trong mọi điều kiện thời tiết. Việc quy hoạch và thực thi các nguồn vốn đầu tư này cần phải kết hợp với việc khôi phục các đường tiếp cận cơ bản nhằm đạt được sự nối tiếp trọn vẹn từ các trung tâm xã. Người dân nông thôn nhấn mạnh tới sự cần thiết phải cải thiện các tuyến nối tới các cơ sở xã, phải đem lại khả năng tiếp cận các tuyến tới các cơ sở xã như chợ chính, các trường cấp III hay các xưởng xay xát lúa tại một vài xã, chứ không phải tất cả các xã.

3.1.2. Định hướng để sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm

Khả năng sẵn có về các nguồn vốn cho đầu tư phát triển mạng lưới đường nông thôn từ nguồn vốn của TW, vốn ngân sách địa phương cũng như những đóng góp của nhân dân sẽ tiếp tục bị hạn chế do còn nhiều nhu cầu khác. Điều quan trọng là những

nguồn vốn khan hiếm này cần được sử dụng có hiệu quả nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giảm bớt đói nghèo trên địa bàn huyện.

Nhu cầu đầu tư thay đổi đáng kể giữa các xã, do có sự khác biệt lớn về quy mô, mức độ phát triển và tình trạng của mạng lưới đường nông thôn trên cả huyện. Các nguồn vốn ngân sách cấp cần được ưu tiên dành phần lớn cho các xã vùng sâu, xa và xã nghèo. Các nguồn vốn phân bổ cho các xã cần phải căn cứ vào nhu cầu ưu tiên đầu tư cho đường nông thôn, có xét đến các lợi ích đem lại cho người dân và cho quá trình phát triển kinh tế cũng như mục tiêu hoàn thiện tiêu chí đường giao thông nông thôn trong việc xây dựng nông thôn mới. Điều này đòi hỏi UBND huyện cũng như các sở ngành liên quan phải tiếp tục giám sát chặt chẽ các dự án xây dựng đường GTNT trên địa bàn.

Điều được xem là ưu tiên đầu tư ngân sách phải dành cho phát triển mạng lưới đường nông thôn xuống các trung tâm xã với chi phí tối thiểu đạt tiêu chuẩn có thể bảo dưỡng trong mọi điều kiện thời tiết. Việc đầu tư với chi phí tối thiểu cho 1km cho nâng cấp hay khôi phục các đường nông thôn sẽ làm tăng tối đa tổng chiều dài các tuyến dường tiếp cận đi lại được trong mọi điều kiện thời tiết được xây dựng trên toàn huyện và có tác động lớn nhất đến số lượng người dân nông thôn kể cả người dân nông thôn nghèo.

Việc áp dụng một chính sách chung về nâng cấp các đường nông thôn lên các tiêu chuẩn nông thôn cao hơn và tốn kém hơn (như rải nhựa) chắc chắn sẽ làm giảm đáng kể chiều dài của mạng lưới đường nông thôn có thể đi lại trong mọi điều kiện thời tiết. Trong giai đoạn trước mắt, việc nâng cấp các tuyến đường nông thôn nhằm đem lại mức độ phục vụ cao hơn bằng cách đầu tư thêm cho rải nhựa, làm mặt đường phải lưu ý tập chung vào các tuyền đường nông thôn giữ vai trò quan trọng về kinh tế và có lưu lượng xe lớn nơi mà việc đầu tư căn cứ vào các điều kiện kinh tế và chi phí cho toàn bộ quãng đời con đường. Trong giai đoạn lâu dài, do nhu cầu về các đường tiếp cận đi lại được trong mọi điều kiện thời tiết được đáp ứng ngày càng tăng nên tỷ lệ các nguồn lực dành cho nâng cấp có thể tăng lên.

Cải thiện khả năng tiếp cận nội xã và liên xã thông qua các dự án đầu tư GTNT có chi phí thấp có thể mang lại hiệu quả cao, bởi vì:

- Nhu cầu chính là xây dựng các công trình thoát nước ngang đường nhỏ để khắc phục các trở ngại hoặc khó khăn trong việc đi lại trong và giữa xã.

- Một số nhu cầu về tiếp cận nội xã không đòi hỏi phải có đường hoàn toàn để cho xe cơ giới có thể đi lại. Việc cải tạo sơ bộ cơ sở hạ tầng giao thông cấp thấp hơn (như đường nhỏ và đường mòn), bao gồm cả việc xây dựng cầu có chi phí thấp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi bộ và đi lại của các phương tiện có tốc độ thấp sẽ đem lại mức tiếp cận hiệu quả.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho xây dựng GTNT tại huyện Nghĩa Đàn cho xây dựng GTNT tại huyện Nghĩa Đàn

Để huy động tốt nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, trước hết huyện Nghĩa Đàn cần xây dựng các dự án có căn cứ và tính khả thi cao để tranh thủ các nguồn vốn thông qua các chương trình của Nhà nước như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới... Đồng thời kêu gọi Trung ương, Tỉnh đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng GTNT lớn. Mặt khác có giải pháp nhằm tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của huyện và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao đồng thời có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi ngân sách để dành ưu tiên cho đầu tư phát triển GTNT trên địa bàn. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư đường giao thông nông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cần được quan tâm trong thời gian tới.

3.2.1. Giải pháp về tăng cường quản lý đầu tư xây dựng đúng kế hoạch

Công tác lập kế hoạch hang năm có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng giải ngân của dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, kế hoạch không sát với thực tế, nếu lập cao sẽ không có tính khả thi, không thực hiện được, ngược lại nếu lập kế hoạch thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người thụ hưởng, đến các nhà thầu vì sẽ xảy ra tình huống là tuy có khối lượng thực hiện nhưng không có nguồn vốn để thanh toán, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, chậm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, khối lượng dở dang lớn, giảm hiệu quả vốn đầu tư, gây lãng phí không cần thiết. Để khắc phục tình trạng trên, trong công tác kế hoạch và điều hành kế hoạch cần được kiện toàn và nâng cao chất lượng như:

Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch vùng, ngành được phê duyệt. Công tác kế hoạch phải đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư trung và dài hạn. Chi bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn và chi đưa vào kế hoạch đầu tư các dự án đã đủ thủ tục

theo quy định, đồng thời phân cấp thực hiện nguyên tắc cấp nào điều hành tốt hơn thì giao quyền cho cấp đó chủ động điều hành kế hoạch.

Không thực hiện giao kế hoạch đầu tư hàng năm như hiện nay mà nên giao vốn căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án và tổng dự toán của dự án được duyệt.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư đường giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)