Khả năng sẵn có về các nguồn vốn cho đầu tư phát triển mạng lưới đường nông thôn từ nguồn vốn của TW, vốn ngân sách địa phương cũng như những đóng góp của nhân dân sẽ tiếp tục bị hạn chế do còn nhiều nhu cầu khác. Điều quan trọng là những
nguồn vốn khan hiếm này cần được sử dụng có hiệu quả nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giảm bớt đói nghèo trên địa bàn huyện.
Nhu cầu đầu tư thay đổi đáng kể giữa các xã, do có sự khác biệt lớn về quy mô, mức độ phát triển và tình trạng của mạng lưới đường nông thôn trên cả huyện. Các nguồn vốn ngân sách cấp cần được ưu tiên dành phần lớn cho các xã vùng sâu, xa và xã nghèo. Các nguồn vốn phân bổ cho các xã cần phải căn cứ vào nhu cầu ưu tiên đầu tư cho đường nông thôn, có xét đến các lợi ích đem lại cho người dân và cho quá trình phát triển kinh tế cũng như mục tiêu hoàn thiện tiêu chí đường giao thông nông thôn trong việc xây dựng nông thôn mới. Điều này đòi hỏi UBND huyện cũng như các sở ngành liên quan phải tiếp tục giám sát chặt chẽ các dự án xây dựng đường GTNT trên địa bàn.
Điều được xem là ưu tiên đầu tư ngân sách phải dành cho phát triển mạng lưới đường nông thôn xuống các trung tâm xã với chi phí tối thiểu đạt tiêu chuẩn có thể bảo dưỡng trong mọi điều kiện thời tiết. Việc đầu tư với chi phí tối thiểu cho 1km cho nâng cấp hay khôi phục các đường nông thôn sẽ làm tăng tối đa tổng chiều dài các tuyến dường tiếp cận đi lại được trong mọi điều kiện thời tiết được xây dựng trên toàn huyện và có tác động lớn nhất đến số lượng người dân nông thôn kể cả người dân nông thôn nghèo.
Việc áp dụng một chính sách chung về nâng cấp các đường nông thôn lên các tiêu chuẩn nông thôn cao hơn và tốn kém hơn (như rải nhựa) chắc chắn sẽ làm giảm đáng kể chiều dài của mạng lưới đường nông thôn có thể đi lại trong mọi điều kiện thời tiết. Trong giai đoạn trước mắt, việc nâng cấp các tuyến đường nông thôn nhằm đem lại mức độ phục vụ cao hơn bằng cách đầu tư thêm cho rải nhựa, làm mặt đường phải lưu ý tập chung vào các tuyền đường nông thôn giữ vai trò quan trọng về kinh tế và có lưu lượng xe lớn nơi mà việc đầu tư căn cứ vào các điều kiện kinh tế và chi phí cho toàn bộ quãng đời con đường. Trong giai đoạn lâu dài, do nhu cầu về các đường tiếp cận đi lại được trong mọi điều kiện thời tiết được đáp ứng ngày càng tăng nên tỷ lệ các nguồn lực dành cho nâng cấp có thể tăng lên.
Cải thiện khả năng tiếp cận nội xã và liên xã thông qua các dự án đầu tư GTNT có chi phí thấp có thể mang lại hiệu quả cao, bởi vì:
- Nhu cầu chính là xây dựng các công trình thoát nước ngang đường nhỏ để khắc phục các trở ngại hoặc khó khăn trong việc đi lại trong và giữa xã.
- Một số nhu cầu về tiếp cận nội xã không đòi hỏi phải có đường hoàn toàn để cho xe cơ giới có thể đi lại. Việc cải tạo sơ bộ cơ sở hạ tầng giao thông cấp thấp hơn (như đường nhỏ và đường mòn), bao gồm cả việc xây dựng cầu có chi phí thấp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi bộ và đi lại của các phương tiện có tốc độ thấp sẽ đem lại mức tiếp cận hiệu quả.