Ở mỗi quốc gia, nguồn vốn đầu tư trước hết và chủ yếu là tích lũy của nền kinh tế, tức là phần tiết kiệm không tiêu dùng đến (gồm tiêu dùng của cá nhân và tiêu dùng của Chính Phủ từ GDP). Người tích lũy từ nội bộ nền kinh tế một cách ổn định là điều kiện đảm bảo tính độc lập và tự chủ của đất nước trong lĩnh vực khác. Ngoài vốn tích
lũy từ trong nước, các quốc gia còn có thể và cần huy động vốn đầu tư từ nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của doanh nghiệp.
Nguồn vốn huy động đầu tư phát triển CSHT GTNT chủ yếu từ 2 nguồn là: Nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
1.3.3.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước: Bao gồm nguồn hỗ trợ từ ngân sách TW, nguồn đối ứng trong nước, nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình phát triển kinh tế (như các chương trình xóa đói giảm nghèo, thủy lợi nông nghiệp, nước sạch nông thôn, phát triển kinh tế vùng, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…) nguồn ngân sách địa phương (từ Tỉnh và nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế, nhân dân địa phương và cả nước)
- Nguồn vốn trong nước để đầu tư từ ngân sách TW: vốn đầu tư cho CSHT GTNT từ nguồn lực trong nước do TW quản lý rất hạn chế, được cấp (hỗ trợ) dưới ba hình thức:
+ Hình thức 1: Bộ GTVT có một nguồn ngân sách nhỏ hỗ trợ đầu tư hàng năm cho GTNT. Ngân sách này được phân bổ theo kế hoạch đầu tư cụ thể do địa phương đề nghị.
+ Hình thức 2: Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam trong các chương trình dự án ODA nước ngoài. Bộ GTVT quản lý các vốn đối ứng với các dự án do Bộ quản lý. Ngoài ra còn có vốn đối ứng do các Bộ khác quản lý như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn…Song lượng vốn này không nhiều, phụ thuộc vào yêu cầu của từng dự án và nhà tài trợ quy định tỷ lệ đối ứng khác nhau.
+ Hình thức 3: Nguồn đầu tư phát triển CSHT GTNT được lồng ghép trong các chương trình mục tiêu như: Chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế dành nguồn đầu tư của TW cho các xã xa xôi hẻo lánh, khó khăn và nghèo khổ, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới… Khoản vốn này được đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp địa phương trong đó có hạng mục về cầu và đường nông thôn.
- Nguồn vốn đầu tư GTNT từ ngân sách địa phương: Ngân sách địa phương đầu tư phát triển GTNT bao gồm ngân sách Tỉnh và Huyện, cụ thể:
+ Hàng năm mỗi Tỉnh có khoản ngân sách nhất định hỗ trợ để phát triển GTNT trong địa phương mình.
+ Mỗi Huyện cũng có một khoản ngân sách hàng năm để đầu tư vào các đường huyện và một khoản ngân sách sự nghiệp để bảo trì được cấp phát từ các khoản thu để lại, cộng với vốn ủy thác của tỉnh dành cho các kế hoạch cụ thể.
- Sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức cá nhân.
+Theo quy định chung của đường xã chủ yếu huy động từ sự đóng góp tài, lực của nhân dân địa phương, hỗ trợ một phần từ ngân sách cấp trên và các nguồn vốn khác. Với phương châm này, TW cũng như các tỉnh ở từng địa phương đã phát động phong trào làm GTNT.
+ Đóng góp vốn của các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển GTNT.
+ Đóng góp từ các phong trào, đoàn thể trong nước như lực lượng vũ trang, quan đội, đoàn thanh niên.
1.3.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Đầu tư của các nhà tài trợ vào đường GTNT chủ yếu tập trung từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới, ngân Nàng phát triển Châu Á, liên minh Châu Âu (EU), các nhà tài trợ song phương, các tổ chức Cơ quan Liên hợp quốc. Việc cấp vốn tài trợ (vốn ODA) đầu tư GTNT một số dự án chính theo cách thức sau:
- Đầu tư mang tính chất Quốc gia lớn bằng việc vay của các tổ chức tiền tệ Quốc tế đầu tư vào cầu đường bộ nông thông do Bộ GTVT thực hiện.
- Đầu tư CSHT GTNT một số dự án thuộc Bộ NN và PTNT. - Chương trình giảm nghèo, phát triển CSHT GTNT.
- Các dự án viện trợ không hoàn lại của nhiều tổ chức và phi chính phủ xây dựng và phát triển GTNT như làm cầu và đường bộ.