Thực trạng đầu tư phát triển giao thông nông thôn bằng ngân sách nhà nướ cở

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư đường giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 63)

2.2.2.1. Đầu tư từ ngân sách Trung Ương và ngân sách tỉnh Nghệ An

Ngân sách TW và ngân sách tỉnh Nghệ An hỗ trợ cho phát triển GTNT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2010 đến 2013 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT tại huyện Nghĩa Đàn từ nguồn vốn của TW hỗ trợ và NS tỉnh hỗ trợ ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Ngân sách trung ương cấp 3500 4000 7000 9000

Ngân sách tỉnh cấp 6000 6000 9000 10000

Nguồn: Phòng tài chính huyện Nghĩa Đàn - Đầu tư từ ngân sách TW

Giao thông chính là huyết mạch của cả nước, và GTNT cũng là một bộ phận của giao thông trong cả nước do vậy mà qua các kỳ đại hội cũng hết sức được trú trọng. Để phát triển kinh tế tại các vùng nông thôn, miền núi thì việc nhất thiết phải phát triển cơ sở hạ tầng GTNT chính là khâu trọng yếu trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, khắc phục tình trạng chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển, tiến bộ xã hội giữa các vùng. GTNT là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống GTVT toàn quốc. Chi ngân sách nhà nước hàng năm đã dành một khoản không nhỏ cho cơ sở hạ tầng GTVT trên toàn quốc nói chung và ở Nghĩa Đàn nói riêng.

Năm 2010, ngân sách TW cấp cho huyện Nghĩa Đàn thực hiện các công trình xây dựng đường GTNT là 3,5 tỷ đồng và năm 2011 là 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn Trung ương tăng mạnh trong hai năm tiếp theo, đạt mới mốc 7 tỷ đồng năm 2012 (gấp 2 lần so với năm 2010), năm 2013 đạt 9 tỷ đồng. Đây được cho là tín hiệu đáng mừng thể hiện sự quan tâm cao từ TW dành cho huyện Nghĩa Đàn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Tuy nhiên, đây cũng là gánh nặng trách nhiệm của các cấp các đơn vị liên quan trong việc giám sát, thực hiện các dự án đường GTNT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn sao cho đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát lãng phí từ nguồn vốn ngân sách.

- Đầu tư từ ngân sách tỉnh

Nghệ An là tỉnh có diện tích thuộc hàng lớn nhất cả nước với nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú đặc biệt tập trung tại vùng Phủ Quỳ - miền Tây Nghệ An và Nghĩa Đàn là một huyện lớn thuộc vùng Phủ Quỳ. Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về việc “xây dựng Nghệ An thành một tỉnh khá vào năm 2020”, nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành nhằm cụ thể hóa tiến tới hành động để đưa Nghệ An thoát khỏi tỉnh nghèo trở thành tỉnh khá đã được các cấp các ngành và

địa phương trong tỉnh hưởng ứng. Một trong những chủ trương lớn và thiết thực là phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An. Để thực hiện chủ trương này, UBND tỉnh đã dành nhiều ưu đãi cho các huyện vùng Phủ Quỳ trong đó phải kể đến là ngân sách hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT cho vùng Phủ Quỳ nói chung và huyện Nghĩa Đàn nói riêng.

Bảng 2.6 cho thấy ngân sách tỉnh cấp cho việc xây dựng GTNT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn năm 2010 là 6 tỷ đồng, con số này không thay đổi trong năm 2011. Tuy nhiên sang năm 2012 con số này tăng mạnh và đạt 9 tỷ đồng, năm 2013 đạt 10 tỷ đồng.

Như vậy có thể thấy nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp cho việc xây dựng GTNT tại huyện Nghĩa Đàn là không nhỏ, vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng và quản lý hiệu quả các công trình xây dựng và duy tu đường GTNT trên địa bàn tránh để thất thoát lãng phí hoặc sử dụng không hiệu quả nguồn vốn ngân sách của tỉnh cũng chính là nguồn thu từ thuế của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

3500 4000 7000 9000 6000 6000 9000 10000 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2010 2011 2012 2013 T riệu đồng Năm Nguồn vốn từ NS TW Nguồn vốn từ NS tỉnh

Biểu đồ 2.5: Nguồn vốn ngân sách từ TW và tỉnh Nghệ An hỗ trợ xây dựng GTNT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2010-2013

2.2.2.2. Đầu tư phát triển GTNT từ ngân sách huyện

Bảng 2.7: Ngân sách địa phương đầu tư phát triển GTNT tại huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2010-2014 Đvt: Tr.đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 dự kiến 2014 Tổng thu ngân sách 12.540 27.655 30.638 43.985 45.000 NS đầu tư XDCB 3.038 7.345 9.253 16.578 20.000

NS đầu tư xây dựng

GTNT 1.854 2.358 6.721 11.215 12.000

Tỷ lệ % so với

NSNN cho GTVT 14.78 8.53 21.94 25.50 26.67

Tỷ lệ % đầu tư cho GTNT so với vốn đầu tư XDCB

61.03 32.10 72.64 67.65 60.00

Nguồn: Phòng tài chính huyện Nghĩa Đàn

Bảng 2.7 cho ta thấy bức tranh đầu tư cho xây dựng cơ bản nói chung và cho GTNT bằng ngân sách của huyện từ năm 2010 đến năm 2013 và dự kiến năm 2014. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư cho XDCB cũng như cho GTNT không ngừng tăng lên qua các năm.

Năm 2010, đầu tư cho xây dựng và nâng cấp đường GTNT chiếm 14,78% tổng thu ngân sách của huyện (tương ứng 1,854 tỷ đồng) chiếm 61,3% ngân sách đầu tư XDCB trên địa bàn. Năm 2011, ngân sách đầu tư cho công trình GTNT tăng lên về mặt tuyệt đối (tương ứng 2,358 tỷ đồng) tuy nhiên giảm xuống về tỷ lệ % so với tổng thu ngân sách của huyện (chỉ còn 8,53%). Tỷ lệ % nguồn vốn đầu tư cho GTNT so với tổng nguồn vốn đầu tư XDCB cũng giảm xuống còn 32,10%.

Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng tạm thời, bởi vì năm 2012 số vốn đầu tư cho GTNT tăng mạnh (đạt 6,721 tỷ đồng, chiếm 21,94% tổng thu ngân sách), so với tổng nguồn vốn đầu tư XDCB thì vốn đầu tư cho GTNT chiếm tới 72,64% trong năm này.

1.854 2.358 6.721 11.215 12.000 0 2 4 6 8 10 12 14 1010 2011 2012 2013 2014 Tỷ đ ồng Năm

Biểu đồ 2.6: Ngân sách địa phương đầu tư phát triển GTNT từ 2010 đến năm 2013 và dự kiến năm 2014 tại huyện Nghĩa đàn

(Nguồn: Phòng Công thương huyện Nghĩa Đàn)

14.78 8.53 21.94 25.50 26.67 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 1010 2011 2012 2013 2014 T ỷ lệ p hần trăm % Năm

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ % ngân sách địa phương đầu tư cho GTNT ở huyện Nghĩa Đàn từ 2010 đến 2013 và dự kiến 2014

(Nguồn: Phòng Công thương huyện Nghĩa Đàn)

Năm 2013, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng và nâng cấp các công trình GTNT tiếp tục tăng lên cả về mặt tuyệt đối và số tương đối (đạt 11,215 tỷ đồng, chiếm 25,50% so với tổng thu ngân sách). So với tổng nguồn vốn đầu tư XDCB, nguồn vốn đầu tư cho GTNT vẫn chiếm tỷ lệ cao (67,65%). Dự kiến năm 2014, nguồn vốn ngân

sách huyện đầu tư cho GTNT tiếp tục tăng lên. Như vậy, qua bức tranh ngân sách cấp huyện đầu tư cho GTNT giai đoạn 1010 đến 2013 tại huyện Nghĩa Đàn, ta thấy có hướng tích cực và đây là một tín hiệu đáng mừng trong chiến dịch đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn như Nghị quyết của UBND huyện qua các kỳ họp hàng năm.

61.03 32.10 72.64 67.65 60.00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 1010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ % Năm

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ % vốn đầu tư cho GTNT so với tổng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách địa phương từ năm 2010 đến năm 2013 và dự kiến năm 2014

(Nguồn: Phòng Công thương huyện Nghĩa Đàn) 2.2.2.3. Nguồn vốn huy động trong dân

Để cải thiện đời sống của người dân trong khu vực nông thôn, Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp cụ thể, ưu đãi. Song có lẽ cụ thể nhất vẫn là phải đầu tư phát triển và tu sửa hệ thống giao thông nông thôn. Và nguồn vốn để thực hiện không đâu khác chính là sự huy động đóng góp từ trong dân, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thông qua chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trong những năm qua, nhà nước đã có chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT được Nhà nước đặc biệt khuyến khích. Các địa phương đã huy động được một số ngày công lao động và tiền của nhân dân làm đường ở huyện và ở xã cũng như đường thôn xóm. Tại huyện Nghĩa Đàn, từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, chính quyền địa phương cùng với cộng đồng dân cư trên đia bàn nhiều xã đã hưởng ứng rất tích cực, đóng góp tiền và công sức để xây dựng bê tông hóa các tuyến đường GTNT bởi vì hầu hết người dân nông

thôn mong ước có một nền kinh tế khá hơn để họ có được nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại tốt hơn. Điều đầu tiên họ mong muốn là có các con đường giao thông thuận tiện hơn có thể đi lại, giao lưu buôn bán trong vùng và ra cả ngoài vùng để góp phần giảm bớt sự khó khăn cũng như phát triển kinh tế. Cụ thể nguồn vốn huy động trong dân cho xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng GTNT được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.8 : Vốn đầu tư cho GTNT từ trong dân giai đoạn 2010-2013

Hình thức đóng góp 2010 2011 2012 2013

Dân đóng góp tiền mặt

(triệu đồng) 1.900 3.000 3.100 3.200

Sức lao động

(nghìn ngày công) 600 800 850 1000

Nguồn: Phòng công thương huyện Nghĩa Đàn

Trong giai đoạn 2010-2013 mức huy động từ nhân dân và sự đóng góp của các tổ chức cá nhân cho xây dựng GTNT không ngừng tăng lên. Năm 2010, mức đóng góp bằng tiền của người dân nông thôn trên địa bàn mới chỉ có 1,9 tỷ đồng thì con số này đã tăng lên gấp 1,5 lần và đạt 3 tỷ đồng năm 2011. Năm 2012 số tiền huy động trong dân đạt 3,1 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 3,2 tỷ đồng năm 2013. Sở dĩ số tiền huy động trong dân cho việc xây dựng và nâng cấp hệ thống đường GTNT không ngừng tăng lên trong giai đoạn này bởi vì đây là giai đoạn mà UBND huyện Nghĩa Đàn có chủ trương đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới. Do vậy, người dân và chính quyền cấp cơ sở hưởng ứng tích cực phong trào làm đường GTNT trên toàn huyện.

Để đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới, người dân trên địa bàn ngoài việc đóng góp tiền của, họ cũng tích cực đóng góp công sức vì thế công lao động đóng góp của người dân cũng không ngừng tăng lên.

Năm 2010, tổng ngày công lao động mà người dân nông thôn trên địa bàn đóng góp cho chương trình xây dựng đường GTNT là 600 nghìn ngày công, con số này không ngừng tăng lên đạt 800 nghìn ngày công năm 2011, năm 2012 đạt 850 nghìn ngày công và 1 triệu ngày công năm 2013 theo thống kê.

2.2.3.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT tại huyện Nghĩa Đàn

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường GTNT ở huyện Nghĩa Đàn từ năm 2010 đến năm 2013 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9: Cơ cấu huy động vốn duy tu bảo dưỡng cho các công trình GTNT tại huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: triệu đồng STT Nguồn vốn NN Mức hoạt động (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tốc độ tăng hàng năm 1 Ngân sách TW 23500 26.75 10% 2 Ngân sách tỉnh 31000 35.29 14% 3 Ngân sách huyện 22148 25.21 16%

4 Đóng góp của người dân 11200 12.75 20%

Tổng 87848 100

Nguồn: Phòng tài chính huyện Nghĩa Đàn

Cơ cấu vốn đầu tư cho CSHT GTNT có sự chênh lệch giữa vốn hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của Nhân dân. Trong khi, Trung ương hỗ trợ 26,75% (tương ứng 23,5 tỷ đồng) trong giai đoạn 2010-2013, ngân sách tỉnh hỗ trợ là 35,29% (tương ứng 31 tỷ đồng), ngân sách huyện là 25,21%, (tương ứng 21,148 tỷ đồng) thì sự đóng góp của nhân dân chỉ có 12,75% (tương ứng 11,2 tỷ đồng).

26.75% 35.29% 25.21% 12.75% Ngân sách TW Ngân sách tỉnh Ngân sách huyện

Đóng góp của người dân

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu % nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT tại huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2010 - 2013

Như vậy là gánh nặng của NSNN trong phát triển CSHT giao thông nông thôn tại huyện Nghĩa Đàn là quá lớn. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề khá hợp lý bởi vì Nghĩa Đàn là một huyện miền núi, khá nhiều xã nằm trong diện nghèo việc tăng cường đầu tư từ NSNN đã giảm bớt gánh nặng cho người dân nghèo tại địa phương và cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với vùng núi, vùng nghèo, vùng xa…Vấn đề đặt ra là các cấp chính quyền và các đơn vị liên quan trong đầu tư phát triển GTNT tại huyện Nghĩa Đàn cần nâng cao trách nhiệm, quản lý hiệu quả nguồn vốn tránh thất thoát lãng phí và đầu tư kém hiệu quả của tất cả các dự án đầu tư xây dựng và bảo trì đường GTNT trên địa bàn.

Qua cơ cấu huy động vốn xây dựng và duy tu bảo dưỡng ta thấy tốc độ tăng hàng năm của nguồn vốn từ trong dân là lớn nhất với 20%, tiếp đến là ngân sách huyện 16%, ngân sách tỉnh tăng hàng năm 14% và ngân sách TW hàng năm tăng thấp nhất với 10%. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì trong thời gian qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhân dân trong huyện Nghĩa Đàn đã tham gia tích cực phong trào làm đường GTNT. Ngoài việc đóng góp ngày công lao động, họ cũng thể hiện trách nhiệm cao trong việc đóng góp tiền của cho các công trình đầu tư mà chính họ là người trực tiếp hưởng lợi.

Để thấy rõ cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho GTNT Nghĩa Đàn từ NSNN so với nguồn vốn huy động trong dân chúng ta xem biểu đồ 2.6. Ta thấy nguồn vốn tài trợ từ NSNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, chiếm tới 87,25% còn lại là nguồn vốn huy động trong dân (chiếm 12,75%).

087% 013%

Vốn từ ngân sách

Đóng góp của người dân

Biểu đồ 2.10: So sánh nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT từ NSNN và vốn huy động trong dân

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư đường giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)