Trong thời gian qua, việc huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển GTNT ở Nghĩa Đàn tuy đạt được một số kết quả khả thi hơn, nhưng vẫn còn nhiều mặt khó khăn và hạn chế:
+ Việc sử dụng vốn kém hiệu quả thể hiện ở nhiều mặt, trước hết là dự án đầu tư thường duyệt thấp hơn nhưng quá trình xây dựng thường tăng lên cao làm cho công tác kế hoạch không chủ động được tình trạng thất thoát vốn trong quá trình quản lý đầu tư, trong bố trí kế hoạch thường vốn ít nhưng rất phân tán làm cho công trình đầu tư dây dưa kéo dài, thời gian xây dựng càng dài càng thất thoát lớn.
+ Địa bàn nông thôn ở Nghĩa Đàn có địa hình đa dạng và phức tạp, trong khi sản xuất hàng hoá phát triển không đều. Do vậy, việc huy động vốn cho giao thông bước đầu chỉ đáp ứng được về mặt xã hội mà hiệu quả kinh tế còn chưa thật cao. Thực chất cũng vì vốn đầu tư cho GTNT hiệu quả không thể nhìn thấy ngay trước mắt mà phải trong một thời gian dài.
+ Khả năng huy động vốn cho GTNT một phần cũng hạn chế là do:
Trước hết các cấp, các ngành phối hợp chưa chặt chẽ, điều hành thực hiện các dự án đầu tư phát triển GTNT ở địa phương kém hiệu quả. Trong chỉ đạo điều hành, một số đơn vị liên quan chưa phối hợp chặt chẽ, vừa chồng chéo, thiếu nhất quán giữa quản lý theo ngành và theo vùng; theo hệ thống, công trình và quản lý hành chính- kinh tế các cấp, trùng lặp, chưa tăng cường cán bộ giúp đỡ cơ sở thực hiện dự án, công tác thẩm định dự án còn tuỳ tiện.
Nhiều công trình cầu đường giao thông liên xã, liên huyện bị xuống cấp tồi tệ hơn cả giao thông trong thôn xóm vì chúng thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan chủ quản theo hệ thống ngành dọc. Đối với cơ quan hành chính địa phương: bệnh quan liêu, giấy tờ còn khá nặng nề. Đội ngũ cán bộ cơ sở cấp xã, thôn bản trình độ văn hoá thấp, chưa được đào tạo về quản lý kinh tế. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đã yếu lại còn thiếu. Ngoài ra, trong tổ chức quản lý điều hành cơ sở hạ tầng giao thông nông
thôn ở Nghĩa Đàn nói riêng và trên cả nước nói chung là tình trạng thiếu hụt và lạc hậu của phương tiện vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ công tác này.
+ Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt
Khu vực Nghĩa Đàn là vùng bán sơn địa, điều kiện tự nhiên phong phú nhưng khá phức tạp và khó khăn trong thực hiện các dự án GTNT. Hàng năm, hiện tương hạn hán thiếu nước, tình trạng lốc xoáy thường xảy ra và mật độ qua các năm càng cao đe doạ đến các công trình xây dựng GTNT.
+ Các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước cũng như của tỉnh Nghệ An chưa thực hiện đồng bộ và chưa hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và lĩnh vực giao thông nông thôn ở Nghĩa Đàn nói riêng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, trước hết tác giả khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu là huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Tiếp theo, tác giả đi sâu phân tích thực trạng hệ thống đường giao thông nông thôn tại huyện Nghĩa Đàn. Sau đó, tác giả tiến hành đánh giá hiệu quả xây dựng GTNT trên địa bàn. Cuối cùng tác giả rút ra những mặt tích cực đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác xây dựng đường GTNT tại huyện Nghĩa Đàn; đây chính là một trong những căn cứ chính cho việc đề ra các giải pháp mà tác giả sẽ trình bày trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG VỐN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN