Thực trạng GTNT Nghĩa Đàn

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư đường giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 57)

2.2.1.1. Hệ thống giao thông nông thôn

- Có hai trục giao thông chính là đường Hồ Chí Minh đã được rải thảm giai đoạn 1 (đoạn qua Nghĩa Đàn dài 32 km) và quốc lộ 48 (đoạn qua huyện Nghĩa Đàn dài 7 km) đã được nâng cấp, rải nhựa, cắt dọc, ngang giữa huyện và tỏa ra theo 4 hướng.

+ Phía Đông, theo Quốc lộ 48 qua vùng phía Tây Bắc huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, gặp Quốc lộ 1A tại Yên Lý.

+ Phía Tây, theo Quốc lộ 48 lên cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong).

+ Phía Nam, theo đường Hồ Chí Minh qua huyện Tân Kỳ, gặp Quốc lộ 7 ở Khai Sơn huyện Anh Sơn).

+ Phía Bắc, theo đường Hồ Chí Minh ra tỉnh Thanh Hóa.

- Đường Quốc lộ 15A, từ xã Nghĩa Sơn, qua Nghĩa Minh, cắt sông Hiếu tại phường Quang Phong (thị xã Thái Hòa), đi trùng Quốc lộ 48 đến Đông Hiếu, qua Nghĩa Long, Nghĩa Lộc, sang Tân Kỳ, dài khoảng 23 km, đã được trải nhựa. Tỉnh lộ 545: tiếp nối Quốc lộ 15A tại thị xã Thái Hòa, qua Nghĩa An, Nghĩa Khánh sang huyện Tân Kỳ. Đoạn Nghĩa Đàn dài 18 km, nền đường 6,5 – 7,5 m; mặt đường từ 3,5

– 5,5 m đã được trải nhựa. Đường tỉnh lộ 598 như một vòng cung thông suốt giữa các xã vùng cao ở vòng ngoài phía Tây – Nam, Tây- Bắc và Đông – Bắc của 3 tiểu vùng, bắt đầu ở Nghĩa Khánh và kết thúc ở Nghĩa Lợi. Toàn tuyến dài khoảng 70 km, hầu hết là đường cấp phối, còn lại được trải nhựa.

- Có 20 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 236,9 km. Các tuyến đường này chủ yếu là đường đất (173,4 km) và đường cấp phối hoặc đường trải đá dăm (53,5 km), chỉ có 10 km thuộc 4 tuyến nối với thị xã Thái Hòa được cán nhựa tiêu chuẩn 3,5 – 5 kg/m². 100% tuyến đường đạt tiêu chuẩn từ đường cấp 5 đến loại A đường giao thông nông thôn (nền rộng 6,5 m; mặt rộng 5m).

- Ngoài ra trong huyện còn có 17 tuyến đường xã với tổng chiều dài khoảng 89 km, trong đó có 43,2 km đã được cấp phối, còn lại là đường đất; có 306 tuyến đường liên thôn tổng chiều dài 802,7 km, gần 50% đang là đường đất. Các tuyến đường liên thông với các trục giao thông chính, tạo mạng lưới vận chuyển vật tư, hàng hóa thông suốt đến hầu khắp các thôn xóm.

Nhìn chung hệ thống giao thông có trong huyện tương đối đồng bộ, trước mắt đang được tiếp tục nâng cấp sửa chữa nên khai thác sử dụng tốt; tuy nhiên để tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các tuyến giao thông nói trên đều cần được nâng cấp lên ở cấp độ mới, nhất là các tuyến đường vào thị trấn huyện.

2.2.1.2. Về hệ thống kết cấu mặt đường

Hệ thống đường GTNT tại huyện Nghĩa Đàn được chia thành đường cấp huyện, đường cấp xã, và đường cấp thôn xóm thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Hệ thống đường GTNT ở Nghĩa Đàn phân theo các cấp độ

STT Loại đường Chiều dài (km) Tỷ lệ %

1 Đường cấp huyện 144 15,50 2 Đường cấp xã 294,67 31,71 3 Đường cấp thôn xóm 490,60 52,79 Tổng 929,27 100

Nguồn: Phòng Công Thương huyện Nghĩa Đàn

Bảng số liệu cho thấy, nếu không tính các đường quốc lộ và tỉnh lộ đi qua địa bàn thì có tổng cộng 929,27 km chiều dài. Trong đó, đường cấp huyện là 144 km

chiếm 15,50%, đường cấp xã dài 294,67km chiếm 31,71 còn lại là đường cấp thôn xóm với tổng chiều dài tương đối lns là 290,60 km chiếm 52,79%. Như vậy có thể thấy rằng hệ thống GTNt trên địa bàn chủ yếu là đường cấp thôn xóm.

Kết cấu mặt đường cấp huyện tại huyện Nghĩa đàn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Hệ thống kết cấu mặt đương đường giao thông cấp huyện ở Nghĩa Đàn

STT Kết cấu mặt đường Chiều dài

(km)

Tỷ lệ (%)

1 Bê tông xi măng 3,0 2.08

2 Bê tông nhựa 5,0 3.47

3 Nhấm nhập nhựa 5,1 3.54

4 Mặt cấp phối 100,9 70.07

5 Đường khác 30 20.83

Tổng cộng 144 100

Nguồn: Phòng Công Thương huyện Nghĩa Đàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1 cho thấy trong tổng số 144 km đường cấp huyện tại Nghĩa Đàn thì chủ yếu là đường có kết cấu mặt cấp phối với chiều dài hơn 100 km (chiếm 70,07 % tổng chiều dài đường cấp huyện trên địa bàn). Số km đường cấp huyện có kết cấu bê tông xi măng, bê tông nhựa hoặc nhấm nhập nhựa khá ít trong tổng chiều dài đường cấp huyện. Số còn lại là đường có mặt kết cấu khác như đường đất, đường đá dăm …với chiều dài là 30 km (chiếm tới 21% tổng chiều dài đường cấp huyện). Như vậy, nhìn chung chất lượng kết cấu mặt đường GTNT cấp huyện ở Nghĩa Đàn còn thấp thể hiện ở tỷ lệ đường đá dăm, đường đất… còn chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là vấn đề đặt ra nhu cầu thực tế cho việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường cấp huyện tại huyện Nghĩa Đàn trong thời gian tới.

2% 3%

4%

70%

21% Bê tông xi măng

Bê tông nhựa Nhấm nhập nhựa Mặt cấp phối Đường khác

Biểu đồ 2.1: Kết cấu mặt đường GTNT cấp huyện tại Nghĩa Đàn

Về hệ thống đường giao thông cấp xã, tại huyện Nghĩa Đàn có tổng chiều dài đường cấp xã là 294,67 km. Trong đó chủ yếu là đường đất với chiều dài là 161,88 km (chiếm tỷ lệ 54,94% tổng chiều dài đường cấp xã); tiếp đến là đường có kết cấu mặt cấp phối với chiều dài 103,60 km (chiếm 35,16%); còn lại là loại đường có kết cấu đá dăm, bê tông xi măng và nhấm nhập nhựa chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chiều dài đường cấp xã (lần lượt là 11,08%; 9,31%; 8,80%).

Một lần nữa cho thấy thực trạng bức tranh không sáng sủa về hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện ở cấp độ đường cấp xã. Chúng ta biết rằng Nghĩa Đàn là một huyện miền núi miền tây Nghệ An với tài nguyên thiên nhiên cực kỳ đa dạng và phong phú, tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội của vùng Phủ Quỳ nói chung và huyện Nghĩa Đàn nói riêng là rất lớn.

Tuy nhiên với thực trạng hệ thống đường GTNT ở huyện như thế đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của cả vùng nói chung và ở địa bàn các xã thuộc huyện nói riêng.

Bảng 2.3: Hệ thống kết cấu mặt đương đường giao thông cấp xã ở Nghĩa Đàn

STT Kết cấu mặt đường Chiều dài

(km)

Tỷ lệ (%)

1 Bê tông xi măng 9,31 3,16

2 Bê tông nhựa 0 0

3 Nhấm nhập nhựa 8,80 2,99

4 Mặt cấp phối 103,60 35,16

5 Đá dăm 11,08 3,76

6 Đất 161,88 54,94

Tổng cộng 294,67 100

Nguồn: Phòng Công Thương huyện Nghĩa Đàn

Với hệ thống mặt đường chủ yếu bằng đất rất khó khăn cho việc đi lại và giao lưu buôn bán trên địa bàn đặc biệt là vào mùa mưa. Điều này đòi hỏi bức thiết rằng các cấp chính quyền và các sở ban ngành liên quan cũng như các nhà đầu tư cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc đầu tư phát triển hệ thống GTNT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn nhằm đem lại sự thuận tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội của Nghĩa Đàn nói riêng và của cả tỉnh Nghệ An nói chung bởi vì “cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng” nên xây dựng giao thông phải đi trước một bước trong phát triển kinh tế - xã hội.

3% 3%

35%

4% 55%

Bê tông xi măng Nhấm nhập nhựa Mặt cấp phối Đá dăm Đất

Biểu đồ 2.2: Kết cấu mặt đường GTNT cấp xã tại Nghĩa Đàn

(Nguồn: Phòng Công thương huyện Nghĩa Đàn)

Với hệ thống đường giao thông cấp thôn xóm, đây là những tuyến đường gắn liền với sinh hoạt hằng ngày của người dân thôn xóm. Loại đường này có tổng chiều dài khá lớn so với đường cấp huyện và đường cấp xã, với tổng cộng 490,6 km chiều dài. Đường cấp thôn xóm tại huyện Nghĩa Đàn hiện nay chủ yếu là đường đất với 261,80 km chiều dài (chiếm 53,36% tổng số chiều dài đường cấp thôn xóm); tiếp đến là mặt đường đá dăm với chiều dài 119,30 km (chiếm 24,32%); số còn lại là đường đã được đổ bê tông xi măng gắn liền với phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, đến này đã có 109,50 km đường cấp thôn xóm được bê tông hóa (chiếm 22,32%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4: Hệ thống kết cấu mặt đường của đường giao thông cấp thôn, xóm ở Nghĩa Đàn

STT Kết cấu mặt đường Chiều dài

(km)

Tỷ lệ (%)

1 Bê tông xi măng 109,50 22.32

2 Đá dăm 119,30 24.32

3 Đất 261,80 53.36

Tổng cộng 490,6 100

Nguồn: Phòng Công Thương huyện Nghĩa Đàn

Như vậy có thể nói trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới trên cả nước, phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Nghĩa Đàn cũng phát triển không ngừng. Với tiêu chí về đường giao thông nông thôn trong bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (xem phụ lục 1), người dân nông thôn trên địa bàn huyện đã hưởng ứng tích cực với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đến nay hiệu quả của chương trình đã thể hiện rõ nét trong tất cả các tiêu

chí và tiêu chí về GTNT cũng không ngoại lệ. Số km đường cấp thôn xóm được bê tông hóa ngày một tăng lên, mặc dù đến nay mới chỉ có 22,32% đường cấp thôn xóm trên địa bàn được bê tông hóa. Tuy nhiên chúng ta có thể hy vọng rằng trong thời gián tới, đặc biệt là trong kế hoặch phát triển kinh tế xã hội huyện Nghĩa Đàn 5 năm giai đoạn 2015 -2020, UBND huyện Nghĩa Đàn sẽ có chỉ đạo quyết liệt trong việc đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Để Nghĩa Đàn ngày một phát triển hơn, thu hút được các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước tới đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

22%

24% 54%

Bê tông xi măng Đá dăm

Đất

Biểu đồ 2.3: Kết cấu mặ đường GTNT cấp thôn, xóm tại Nghĩa Đàn

(Nguồn: Phòng Công thương huyện Nghĩa Đàn) 2.2.1.3. Về chất lượng đường GTNT tại huyện Nghĩa Đàn

Thực trạng về đường GTNT tại huyện Nghĩa Đàn được thể hiện ở bảng 2.5. Nhìn chung, chất lượng đường GTNT tại huyện Nghĩa Đàn (bao gồm đường cấp huyện, đường cấp xã và đường cấp thôn xóm) phần lớn chất lượng còn thấp.

Bảng 2.5: Tình trạng đường nông thôn huyện Nghĩa Đàn năm 2013 Loại đường

Đường huyện Đường xã Đường thôn xóm

Tình trạng Km % Km % Km % Tốt 44 30.56 78 26.47 157 32.00 Xấu 100 69.44 216,67 73.53 333,6 68.00 Tổng 144 100 294,67 100 490,6 100

Nếu chúng ta phân chia chất lượng đường GTNT thành 2 mức độ là tốt và xấu thì có đến 69,44% đường cấp huyện có chất lượng xấu, 73,53% đường cấp xã có chất lượng xấu và 68% đường cấp thôn xóm có chất lượng xấu. Như vậy, có thể thấy hơn 70% đường GTNT tại huyện Nghĩa Đàn chất lượng không đảm bảo. Đây là vấn đề đòi hỏi UBND huyện, xã cũng như các đơn vị liên quan cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong việc thực hiện các dự án GTNT trên địa bàn, đồng thời phải tích cực thu hút mọi nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống đường GTNT hiện có, đẩy mạnh thực hiện bê tông hóa hệ thống đường cấp thôn xóm theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới nhằm đêm lại hiệu quả thiết thực về kinh tế và xã hội cho nhân dân trên địa bàn. 30,56 26,47 32 69,44 73,53 68 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Đường Cấp huyện Đường cấp xã Đường cấp

thôn, xóm Tỷ lệ % Loại đường Tốt Xấu

Biểu đồ 2.4: Thực trạng chất lượng đường GTNT tại huyện Nghĩa Đàn năm 2013

(Nguồn: Phòng Công thương huyện Nghĩa Đàn)

2.2.2. Thực trạng đầu tư phát triển giao thông nông thôn bằng ngân sách nhà nước ở Nghĩa Đàn thời gian qua

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư đường giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 57)