Mục đíchthí nghiệm: Tìm điều kiện biên để tối ưu hóa nồng độ ethanol .
Sơ đồ thí nghiệm
Hình 2.11. Sơ đồ thí nghiệm thăm dò miền nồng độ dung môi chiết thích hợp.
Nguyên liệu Xử lý
Xác định hàm lượng polyphenol trong dịch chiết Kết quả
Kết luận Dịch chiết
Thảo luận
Chiết (Nhiệt độ ở 2.1.1.6, thời gian ở 2.1.1.7, tỉ lệ ở 2.1.1.8) Ethanol 0% Ethanol 20% Ethanol 40% Ethanol 60% Ethanol 80% Ethanol 100%
Điều kiện ràng buộc:
Dung môi chiết có ảnh hưởng đáng kểđến khả năng chiết các chất có hoạt tính sinh học từ lá ổi, trong đó có polyphenol. Dựa vào những kết quảđã được công bố [40, 51], để chiết polyphenol từ lá ổi, thường chọn các dung môi có độ phân cực từcao đến trung bình. Theo đó, những dung môi thường được lựa chọn như: Nước, methanol và ethanol. Tuy nhiên, vì mục đích an toàn trong sử dụng các chế phẩm sau này trong lĩnh
vực thực phẩm nên ethanol được chọn làm dung môi chiết. Theo nghiên cứu của Suganya Tachakittirungrog và cộng sự (2007), hàm lượng polyphenol tổng khi chiết bằng dung môi ethanol cao hơn rất nhiều so với các dung môi khảo sát khác như
buthanol, ethyl acetate và hexane. Để tạo nên các hệ dung môi chiết có độ phân cực
khác nhau, đểđạt được điều này, ethanol được trộn với nước ở những tỉ lệ khác nhau. Chi tiết bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hàm lượng
polyphenol được thể hiện trong Hình 2.11. Các thông số cố định bao gồm: Nhiệt độ
chiết (được chọn từ thí nghiệm 2.2.1.6), thời gian chiết (được chọn từ thí nghiệm 2.2.1.7) và tỉ lệ dung môi/nguyên liệu chiết (được chọn từ thí nghiệm 2.2.1.8).
Chỉ tiêu phân tích:
Dựa vào chỉ tiêu: Hàm lượngpolyphenol trong dịch chiết.
Kết quả thí nghiệm:
Nồng độ dung môi chiết thích hợp là nồng độ dung môi cho hàm lượng polyphenol cao nhất.