Để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết một cách toàn diện hơn, chính xác hơn, các phép thử trong ống nghiệm chưa đủ mà cần thiết phải được tiến hành trên các mô hình gần với thực phẩm. Mô hình dầu-nước thường được sử dụng để
▲: Vitamin C : Trolox
đánh giá hiệu quả ngăn chặn sự oxy chất béo của các chất chống oxy hóa. Trong mô hình này, acid linoleic được sử dụng như là cơ chất cho quá trình oxy hóa để đánh giá
hiệu quảngăn chặn quá trình oxy hóa của dịch chiết lá ổi. Hình 3.17 trình bày kết quả đánh giá khả năng ức chế sự oxy hóa lipid của dịch chiết lá ổi trong mô hình oxy hóa linoleic. Nhìn chung, mức độ oxy hóa chất béo trong mô hình dầu – nước (dựa vào giá trịOD 532) tăng lên cùng với thời gian (p < 0,05). Có thể nhận thấy rõ ràng rằng dịch chiết lá ổi có khảnăng ngăn chặn hiệu quả sự oxy hóa acid linoleic trong mô hình dầu
nước. Giá trị OD 532 của mẫu đối chứng tại thời điểm 8 ngày là 1,2233. Trong khi đó,
giá trị này của các mẫu Dịch chiết 250 ppm, Dịch chiết 500 ppm, Vitamin C 100 ppm và BHA 100 ppm lần lượt là 0,5601; 0,3518; 0,7831 và 0,557. Tương ứng với tỉ lệ ức chế sự oxy hóa lipid trong mô hình dầu – nước lần lượt là 54,2%, 71,2%, 36,0% và 54,6%. Như vậy, dịch chiết từ lá ổi có thểức chế hiệu quả quá trình oxy hóa của acid linoleic trong mô hình dầu – nước. Khả năng hạn chế sự oxy hóa chất béo của dịch chiết phụ thuộc vào nồng độ. Ở nồng độ 250 ppm, hiệu quả ngăn chặn oxy hóa chất béo của dịch chiết tương tương với BHA 100 ppm (p > 0,05) và cao hơn Vitamin C ở nồng
độ 100 ppm (p < 0,05). Hui-Yin Chen và Gow-Chin Yen (2007) đã báo cáo rằng dịch chiết trong nước của lá ổi có thểức chếđược 94,4 – 96,2% trong mô hình acid linoleic
ở nồng độ 100 µg/ml.
Hình 3.17. Khả năng ức chế sự oxy hóa lipid của dịch chiết lá ổi trong mô hình oxy hóa linoleic trong sự so sánh với Vitamin C và BHA.