Lá Ổi (Psidium guajava. L) được thu hái trực tiếp từ vườn ổi của người dân ở Lương sơn – Tp. Nha Trang – Khánh Hòa – Việt Nam.
Hình 2.1. Vườn ổi được dùng để lấy lá về nghiên cứu.
Tất cả lá ổi sử dụng trong nghiên cứu được tuyển chọn từ cùng một cây ổi và chỉ
các giai đoạn trưởng thành của lá ổi đến hàm lượng polyphenol thì chọn cả lá non và lá
trưởng thành. Nguyên liệu sau khi thu hái được vận chuyển nhanh về phòng thí nghiệm
để tiến hành các xử lý tiếp theo. Tại phòng thí nghiệm, nguyên liệu được làm khô bằng
phương pháp phơi dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi độ ẩm đạt khoảng 10%, sau đó
nguyên liệu được cắt nhỏ bằng máy cắt (Super Blender, MX-T2GN, Matsushita Electric Industrial Co., Ltd, Japan) và sàng qua mắt lưới (φ = 2 mm) để thu được mẫu
có kích thước đồng nhất. Mẫu này được bao gói hút chân không và bảo quản ở - 66oC
cho đến khi tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.
Cá Bớp(Rachycentron canadum) nuôi tại vùng biển thành phố Nha Trang.
Hình 2.2. Cá bớp nuôi tại vùng biển Nha Trang
Cá Bớp sử dụng trong nghiên cứu có khối lượng 5,3 kg/con, chiều dài 61
cm/con, cá sau khi đánh bắt được bảo quản bằng đá lạnh trong thùng xốp và vận chuyển nhanh về phòng thí nghiệm không quá 2 giờ để tiến hành các xử lý tiếp theo. Tại phòng thí nghiệm, cá được tiến hành phi lê bằng tay, da, xương, nội tạng và phần
cơ thịt đỏ được loại bỏ một cách cẩn thận. Thịt cá được cắt thành các miếng có kích
này được sử dụng trong nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết từ lá ổi đến khả năng ngăn chặn sự oxy hóa chất béo trong thịt cá Bớp trong quá trình bảo quản lạnh.