Hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng số của dịch chiết lá ổ i

Một phần của tài liệu nghiên cứu thu nhận và thử nghiệm khả năng hạn chế oxi hóa chất béo thịt cá bớp của polyphenol từ lá ổi (Trang 96)

Hàm lượng polyphenol và flavonoid của dịch chiết thu được ởđiều kiện tối ưu

là 234,6 mg GAE/g chất khô và 120,5 mg QE/g chất khô. Một số tác giả cũng đã công bốhàm lượng polyphenol và flavonoid của lá ổi. Lại Thị Ngọc Hà và cộng sự(2011) đã báo cáo rằng hàm lượng polyphenol của lá ổi thu được ở điều kiện chiết tối ưu là

147,69 mg GEA/g chất khô. Kết quả nghiên cứu của You và cộng sự (2011) chỉ ra rằng

hàm lượng polyphenol trong lá ổi (Psidium guajava L.) trồng tại Hàn Quốc là 128,48 mg GAE/g chất khô (chiết bằng ethanol, ở nhiệt độ phòng, trong 24 giờ và tỉ lệ dung môi/nguyên liệu là 30/1 (ml/g)) [53]. Nghiên cứu của Witayapan và cộng sự (2010) chỉ

ra rằng hàm lượng flavonoid của lá ổi già được chiết bằng ethanol và nước lần lượt là 14,47 và 10,85 mg QE/g chất khô. Như vậy, có thể thấy rằng lá ổi được chiết ởđiều kiện tối ưu đã được thiết lập có hàm lượng polyphenol và flavonoid cao hơn nhiều so với các kết quảđược công bốtrước đây.

Marja và cộng sự (1999) khi nghiên cứu hàm lượng polyphenol của 92 loại thực vật ăn được và không ăn được đã báo cáo rằng hàm lượng polyphenol của chúng dao

động khá rộng trong khoảng từ 0,2 đến 155,3 mg GAE/g chất khô [36]. Cũng theo

nhóm tác giả này những loại thực vật có hàm lượng polyphenol lớn hơn 20 mg GAE/g

chất khô thì có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lá ối có hàm lượng polyphenol cao hơn mức khuyến cáo của Marja và cộng sự

(1999) khoảng 11,7 lần. Điều này cũng cho phép dự đoán rằng dịch chiết từ lá ổi có hoạt tính chống oxy hóa mạnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thu nhận và thử nghiệm khả năng hạn chế oxi hóa chất béo thịt cá bớp của polyphenol từ lá ổi (Trang 96)