- Đối với hàng đông IQF bằng hệ thống tủ đông gió
n liệu Tay ghề Thời gia Nhiệt độ
Thành phẩm
- GMP được thể hiện dưới dạng văn bản. - Quy phạm GMP bao gồm 4 phần : + Mô tả qui trình sản xuất.
+ Giải thích vì sao phải thực hiện các yêu cầu hoặc qui trình kỹ thuật đã nêu. + Thủ tục cần tuân thủ.
+ Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát.
5.3 Giới thiệu về SSOP
SSOP là gì?
- SSOP ( Sannitation Standard Operating Procedures) là qui trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh tại xí nghiệp.
- Vai trò: là một trương trình tiên quyết để áp dụng HACCP có hiệu quả.
Tại sao phải áp dụng SSOP
- Giúp thực hiện mục tiêu duy trì các GMP. Tên công ty:
Địa chỉ: Quy phạm sản xuất - GMP •Tên sản phẩm:… •GMP số:… •Tên quy phạm:… 1. Quy trình (Processing) 2. Giải thích /lý do (Explaining) 3. Các thủ tục cần tuân thủ (procedure)
4. Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát (Responsibility and supervise) Ngày……tháng…….năm (Người phê duyệt)
- Giảm số lượng các điểm kiểm soát tới hạn trong kế hoạch HACCP. - Tăng hiệu quả của kết hoạch HACCP.
- Cần thiết ngay cả khi không có chương trình HACCP.
Các lĩnh vực cần xây dựng SSOP
- An toàn nguồn nước. - An toàn nước đá.
- Bề mặt tiếp xúc với sản phẩm. - Ngăn ngừa sự nhiễm chéo. - Vệ sinh cá nhân.
- Bảo vệ sản phẩm trnh1 các tác nhân gây nhiễm. - Sử dụng, bảo quản hóa chất độc hại.
- Kiểm soát sức khỏe công nhân. - Kiểm soát động vật gây hại. - Kiểm soát chất thải.
Phạm vi áp dụng của SSOP
- SSOP cùng GMP, kiểm soát tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng.
- Quy phạm này không làm thay đổi các qui trình làm vệ sinh của công ty mà còn hổ trợ thực hiện các quy trình sản xuất đó tốt hơn, toàn diện hơn. Khi có sự thay đổi về công nghệ chế biến, điều kiện nhà xưởng, thiết bị thì quy phạm có thể được sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Quy phạm này được áp dụng cho tất cả các khu vực trong và ngoài phân xưởng chế biến, các thiết bị, dụng cụ sản xuất trực tiếp, công nhân, khách tham quan trước khi vào phân xưởng chế biến thuộc công ty.
Hình thức của một SSOP
- SSOP được thể hiện dưới dạng văn bản. - Một quy phạm SSOP gồm 5 phần:
+ Yêu cầu: căn cứ vào chủ trương của công ty về chất lượng và các quy định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Điều kiện hiện nay. + Các thủ tục cần thực hiện.
+ Phân công thưc hiện và giám sát. + Phê duyệt của người có thẩm quyền.
5.4 Phân biệt GMP và SSOP
- GMP qui định các yêu cầu vệ sinh chung và biện pháp ngăn ngừa các yếu tố gây nhiễm xâm nhập vào thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém (là đưa ra các mục tiêu cần phải đạt được).
- SSOP là các quy phạm dùng để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP (là mục tiêu để thực hiện những yêu cầu của GMP đưa ra). Thông thường SSOP mô tả một hệ thống các mục tiêu riêng lẽ liên quan đến việc vệ sinh thực phẩm, đến vệ sinh môi trường xung quanh xí nghiệp và các hoạt động được tiến hành để đạt được mục tiêu đó.
5.5 Mối quan hệ giữa HACCP, GMP và SSOP
Tên công ty: Địa chỉ:
Quy phạm vệ sinh - SSOP
•Tên sản phẩm: … •SSOP số:… •Tên quy phạm:… 1. Yêu cầu/ mục tiêu:
2. Điều kiện hiện nay: 3. Các thủ tục cần thực hiện:
4. Phân công thực hiện và giám sát:
Ngày…….tháng…….năm (Người phê duyệt)
HACCP
GMP SSOP
HACCP là hệ thống phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy liên quan đến thực phẩm ngay từ khi tiếp nhận nguyên liệu, qua quá trình chế biến, tới phân phối cho người tiêu dùng để đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhưng HACCP không phải là hệ thống đứng một mình, phải xây dựng HACCP dựa trên các chương trình an toàn thực phẩm như: Quy phạm sản xuất – GMP và Quy phạm vệ sinh – SSOP thì mới có thể hoạt động được