CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG NHÀ MÁY 4.1 Quy trình

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công Ty cổ phần Vạn Ý (Trang 74)

- Đối với hàng đông IQF bằng hệ thống tủ đông gió

CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG NHÀ MÁY 4.1 Quy trình

4.1. Quy trình NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO LẮNG CÁT TÁCH RÁC TÁCH MƠ TUYỂN NỔI ĐIỀU HÒA BÁN RA NGOÀI ANAES HỒ LẮNG

THIẾT BỊ LỌC

BỂ KHỬ TRÙNG CHLORINE NƯỚC THẢI ĐẠT TIÊU CHUẨN A (QCVN 11:2008 BTNMT) MÁY THỔI KHI BỂ NÉN BÙN XE CHUYÊN DÙNG HÚT

4.2 Thuyết minh qui trình

Nước thải từ nhà máy: Nước thải sau khi chế biền có rất nhiểu tạp chất như: hóa chất tẩy rửa, mỡ, da, thịt vụn, máu, ….. sẽ theo đường ống từ khâu thành phẩm chảy dài xuống khâu tiếp nhận nguyên liệu rồi chảy dài đến hồ thu gom. Trên các đường ống dẫn có thiết bị nắp đậy nhằm mục đích để mở nắp lấy bớt một phần mỡ trên đường ống dẫn nhằm làm giảm chi phí và rút ngắn thời gian cho việc xử lý nước thải.

Hồ thu gom: Từ hồ thu gom nước thải sẽ được chuyển đến máy lọc rác.

4.2.1 Nước thải đẩu vào

Nước có chứa nhiểu tạp chất như: hóa chất tẩy rửa, mỡ, da, thịt vụn, máu, … sẽ theo đường ống từ khâu thành phẩm chảy dài xuống khâu tiếp nhận nguyên liệu.

4.2.2 Lắng cát/ tác rác

Lắng cát: cát lấy ra khỏi nước thải vì cát làm mòn các bộ phận chuyển động của máy móc. Tạo cặn trong bể, làm tắt hố thu cặn của bể lắng, đường ống và máy bơm.

Tác rác: Nước thải chảy qua công trình làm sạch nước trước hết phải qua song chắn rác.

4.2.3 Bể thu tách mỡ

Nước thải sau khi lắng cát, tách rác được bơm vào bể tách mỡ. Tại đây ở mỗi ca sản xuất công nhân vớt mỡ tách ra đưa vào thùng và vận chuyển đến 1 nơi thích hợp (có thể sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc bán cho những người có nhu cầu) hoặc làm thiết bị vớt mỡ bán tự động. Từ đây dùng bơm đưa qua bể tuyển nổi.

4.2.4 Bể tuyển nổi

Nước thải từ bể tách mỡ dùng bơm đưa nước qua thiết bị tạo áp (bình bằng inox ∅= 760; H=200mm), ở đây có sử dụng máy nén khí để tạo ra hai pha áp khác nhau (1 pha cao là áp suất trong bình và 1 pha thấp là áp suất ở đáy bể). Sau khi qua thiết bị tạo áp nước được dẫn xuông đáy bể, do chênh lệch áp nên sẽ có nhiều bọt khí nổi lên, đồng thời kéo theo các cặn đã keo tụ và mỡ nổi lên mặt bể, ở bể này có lắp thiết bị gạt mỡ chuyên dùng thiết kế ở trên mặt bể sẽ gạt tất cả các mỡ và cặn bẩn keo tụ nổi lên trên đưa về bể chứa.

Mục đích: để tuyển nổi tất cả các mỡ còn lại ở các bể trước và lắng lại lượng cặn nhằm đảm bảo độ ổn định cho quá trình phâm hủy sinh học trong bể sinh điều hòa.

→ Cuối bể tuyển nổi nước thải chảy tràn qua bể ổn định.

Nước thải sau khi tách cặn rác, mỡ được tập trung về bể ổn định có kết hợp thổi khí. Thời gian lưu nước ở bể này tử 8 – 10h. Sau khi đã ổn định lưu lượng dòng chảy, dùng bơm đưa qua bể sinh học tùy nghi ( Anaes) để tránh tình trạng bốc mùi xung quanh khu vực xử lý, bể này xây dựng có nắp đang đậy kín.

Mục đích

+ Ổn định lưu lượng, dòng chảy, ổn định nồng độ chất bẩn, ổn định pH.

+ Giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn phía sau, tránh hiện tượng quá tải.

+ Làm thoáng sơ bộ nước thải. + Bay hơi Clo trong nước thải.

4.2.6 Bể sinh học tùy nghi

Cuối phần bể ổn định, nước thải được đưa ra bể Anaes. Quá trình xử lý nước thải tại bể này là sử dụng các chủng VSV tùy nghi để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Các chủng VSV tùy nghi có thể oxy hóa các chất hữu cơ torng nước thải trong điều kiện có phân tử oxy và không có phân tử oxy.

Nước thải tại bể sinh học tùy nghi sẽ được lắng đọng theo chiều dài của bể sinh học tùy nghi trong thời gian máy thổi khí ngưng hoạt động. Cuối bể sinh học tùy nghi, nước thải được lắng trong và bơm nước thải hoạt động theo phao báo mực nước và lập trỉnh thời gian bơm nước thải vào bể khử trùng.

Trong công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thì tâm điểm của quá trình công nghệ này là bể Anaes.

4.2.7 Hồ lắng

Tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Chất lơ lửng nặng hơn từ từ lắng xuống dưới đáy.

4.2.8 Thiết bị lọc

Nhằm tách nước ra khỏi bùn cặn.

4.2.9 Bể khử trùng chlorine

Cuối cùng là giai đoạn khử trùng ở bể tiếp xúc với chlorine. Chlorine được bơm định lượng vào nước thải. Bể tiếp xúc có nhiều vách ngăn, tạo đường đi dài và thời gian tiếp xúc chlorine với nước thải khoảng 0.5- 1h. Sau khi đã tiệt trùng nước nguồn đạt loại A thải ra ngoài.

4.2.10 Hệ thống xử lý bùn

Lượng bùn sinh ra ở các bể ( bùn ở các bể lắng, bùn dư ở bể sinh học hiếu khí) được đưa vào hệ thống xử lý bùn nhờ bơm bùn. Hệ thống xử lý bùn có thiết kế phần tách bùn. Nhiệm vụ của bể ủ bùn là ổn định bùn và giảm khả năng lên men bùn.

Nước thải đạt tiêu chuẩn khi

+ Nhiệt độ nước 400C. + Chỉ số PH 6-9.

+ Chỉ số COD 100mg/ lit. + Chất rắn lắng được 0,1 mg/ lit

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công Ty cổ phần Vạn Ý (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w