a. Nhận diện thương hiệu qua sản phẩm du lịch của thành phố
Nếu so về quy mô và mức độ thực hiện với các địa phương khác về sản phẩm du lịch địa phương, thì Đà Nẵng được xem là thành phố luôn đi đầu trong công tác bảo tồn và phát huy những tiềm năng sẵn có của địa phương, tận dụng được những thế mạnh để phát triển và hội nhập. Mặt khác, du lịch của thành phố Đà Nẵng được biết đến bởi sự đa dạng của các loại hình du lịch, phong phú của sản phẩm du lịch địa phương, có tính đặc thù cao, lượng khách hầu như trải đều trong năm.
Sự đa dạng, phong phú:
- Điều kiện thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng có một lợi thế để có thể phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, du lịch điền dã, du lịch làng quê, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch giải trí, mua sắm.
Chất lượng sản phẩm du lịch nói chung của thành phố Đà Nẵng được thể hiện qua: tính khang trang về sơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cho thành phố; dịch vụ du lịch phong phú…..Để đạt được vấn đề trên, ngoài các yếu tố về điều kiện sẵn có, còn có nhiều yếu tố khác. Qua điều tra bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia, tác giả thống kê mức độ mức độ phục vụ, dịch vụ thông qua các điểm du lịch thông qua các chỉ tiêu phản ánh (Xem thêm phần phụ lục về bảng điều tra)
Biểu đồ: 2.7 Mức độ đánh giá về các điểm du lịch 0 0 20 40 60 80 100 120 Rất tốt (1) 44 25 12 4 2 3 10 Tốt -2 70 95 95 104 44 86 100 Chưa tốt -3 6 13 12 74 31 10 a) Thiết b) Phong c) Môi trường d) Kiến e) Các dịch f) Chất lượng g) Kiến
(Nguồn: Theo tác giả tính toán dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch) b. Nhận diện thương hiệu du lịch qua hình ảnh con người Đà Nẵng
Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nhằm đảm bảo với du khách về chất lượng, hiệu quả, giá trị mang lại của nó cho mọi người. Nhưng để làm được điều này hẳn nhiên không phải là một sớm một chiều, không đứng về một phía các nhà quản lý mà cần có sự hỗ trợ và ủng hộ từ phía người dân địa phương. Yếu tố con người vẫn là thách thức lớn nhất trong việc sáng tạo làm nên những sản vật của địa phương, cũng như việc phát triển sản phẩm của chính họ có thể vươn ra nhiều thị trường bên ngoài.
Với bản tính cần cù, sáng tạo, chất phát, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện, lao động không biết mệt mỏi đã làm nên bản chất riêng có của con người tại đây.
Đà Nẵng là nơi quần cư của cư dân nhiều địa phương khác đến, là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước. Đặc biệt, khi một ai tiếp xúc với một người dân Đà Nẵng có thể nhận thấy được sự hòa quyện văn hóa giữa vùng Thừa Thiên Huế và vùng Quảng Nam tạo thành giọng nói đặc trưng vốn có, mà không giống với vùng lân cận nào. Dẫu chưa hình thành nét đặc
trưng rõ rệt như một số nơi, nhưng hình ảnh con người Đà Nẵng vẫn có tính cách riêng và ngày càng được hun đúc cùng tiến trình phát triển của đô thị.
Đà Nẵng, thành phố bên Sông Hàn, thành phố biển xinh đẹp, thơ mộng và cũng chính lòng mến khách của người dân của thành phố đã làm cho nơi đây trở thành điểm đến thường xuyên của mọi du khách trong nước và quốc tế.
c. Nhận diện thương hiệu du lịch của thành phố Đà Nẵng qua biểu tượng
Cũng như bao thành phố khác, Đà Nẵng cũng đã tạo dựng cho mình rất nhiều những thành tựu đáng kể. Đặc biệt, sự kiện đáng chú ý trong năm vừa qua, Đà Nẵng lại dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), một lần nữa lại nhấn mạnh tầm quan trọng và vị thế của Đà Nẵng trên trường quốc tế và trong nước.
Trong những năm vừa qua, với nhiều cuộc thi “Ý tưởng xây dựng và phát triển thành phố” nhằm tìm ra những hình ảnh mang ý nghĩa nhất cho gương mặt của thành phố được vươn xa. Hiện tại, TPĐN đã lựa chọn một biểu tượng, tượng trưng cho sản phẩm của chính thành phố. Với biểu tượng này, Đà Nẵng sử dụng chung cho các hoạt động của thành phố trong đó có cả hoạt động du lịch, mà không có biểu tượng riêng cho ngành du lịch của thành phố.
Hình 2.1: Biểu tượng (logo) thành phố Đà Nẵng
Với logo biểu tượng này xuất phát từ ý tưởng thành phố Đà Nẵng là một cảng biển lâu đời, đứng liền kề với núi, sông, đồng ruộng, trong một cảnh quan thiên nhiên hài hòa, kỳ thú. Nhìn vào biểu tượng thành phố Đà Nẵng thấy rõ “Xanh
núi, xanh sông, xanh biển. Trắng gió, trắng trời, trắng cát” với chủ đề miêu tả quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn ngoạn mục với truyền thuyết trứng Rùa Thần.
Một cây cầu quay hiện đại nhất Đông Nam Á là kết quả của sự nổ lực, sáng tạo, chung sức, chung lòng xây dựng thành phố.
Theo kết quả thăm dò khách du lịch, tác giả dựa trên bảng điều tra để nhận định mức độ hấp dẫn hay nhận biết biểu tương của du khách qua bảng dưới đây.
Biểu đồ: 2.8 Đánh giá về biểu tượng của thành phố Đà Nẵng
36 84 11 87 22 0 20 40 60 80 100 120 Số lư ợn g Biết biểu tượng Lần đầu tiên nhìn thấy Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Ti ê u chí
Đánh giá về biểu tượng của thành phố Đà Nẵng
(Nguồn: Theo tác giả tính toán dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch)
Nhìn chung, với kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng: Tuy chỉ số biết đến biểu tượng còn ít, nhưng với hình tượng trên cũng phản ánh phần nào đúng những gì khách du lịch suy nghĩ đến du lịch thành phố Đà Nẵng, trước khi đến hoặc đến du lịch tại nơi đây. Tuy nhiên những ý kiến đóng góp cho thấy nên tạo cho du lịch thành phố một biểu tượng riêng.
2.2.3. Thực hiện phát triển thương hiệu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.
2.2.3.1. Về website
Thông tin thường xuyên được cập nhật về lĩnh vực du lịch để đăng tải trên website của sở: http://www.danangtourism.gov.vn
Hình 2.2: Giao diện trang Web của du lịch Đà Nẵng
2.2.3.2. Ấn phẩm du lịch
Xuất bản các tập gấp, dịch, biên tập và lồng tiếng đĩa DVD giới thiệu du lịch Đà Nẵng bằng tiếng Thái, Nhật, Pháp, Hàn Quốc phục vụ cho các hội chợ Travex
2009 tại Hà Nội, Liên hoan du lịch biển Việt Nam tại Pháp, hội chợ KOTFA, Hàn Quốc, ITE 2009 tại Hồng Kông, TTM Plus tại Thái Lan, hội thảo tại Khon Kean, xúc tiến quảng bá du lịch Đà Nẵng tại Seoul – Hàn Quốc, hội thảo xúc tiến mở đường bay trực tiếp Đà Nẵng – Nhật Bản tại Đà Nẵng, đón các đoàn Famtrip và Presstrip của Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kong, Philippin, Đài Loan. Ngoài ra, còn tập trung ấn phẩm của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hỗ trợ các doanh nghiệp này quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch hiện có của các doanh nghiệp tại các hội chợ, roadshow, triển lãm, hội thảo...
Phối hợp với Sở Ngoại vụ cung cấp ấn phẩm giới thiệu tại một số hội thảo, hội nghị như: Hội thảo xúc tiến đường bay Nhật Bản – Đà Nẵng, năm „„Ngoại giao văn hoá 2009‟‟, hội nghị cấp cao giao thông vận tải các nước ASEAN lần thứ 27 tại Đà Nẵng, Hội thảo tại Nhật Bản.
Xuất bản tập gấp giải trí về đêm dưới dạng bỏ túi và mua sắm; bản đồ du lịch Đà Nẵng; đĩa CD giới thiệu tổng quan về du lịch Đà Nẵng; tập gấp giới thiệu các món ngon đặc sản và nhà hàng đạt chuẩn tại Đà Nẵng.
Thành phố đã phối hợp với Đài truyền hình VTV xây dựng phim tài liệu giới thiê ̣u du li ̣ch Đà Nẵng , khu du li ̣ch Bà Nà – Suối Mơ, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn…; Giới thiê ̣u du li ̣ch Đà Nẵng trong chư ơng trình “Du li ̣ch online” trên sóng Đài truyền hình kỹ thuâ ̣t số Tp Hồ Chí Minh ; nâng cấp website chuyên ngành du lịch.
Liên kết, phối hợp với 02 địa phương Huế và Quảng Nam thực hiện tập gấp "Ba địa phương - Một điểm đến"; bản đồ Du lịch và đĩa DVD giới thiệu du lịch của 03 địa phương.
2.2.3.3. Trạm thông tin du lịch
Hiện nay, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng đã đưa vào vận hành, sử dụng 03 máy tra cứu thông tin du lịch thế hệ mới (IZZY) đặt tại 03 vị trí Khách sạn Green Plaza, Furama resort và Ga Đà Nẵng, và thường xuyên cập nhật thông tin du lịch trên máy tiện cho du khách tra cứu ngay tại chỗ.
2.2.3.4. Quầy Thông tin du lịch
- Đối với Quầy thông tin du lịch tại Ga đến Quốc nội (Sân bay quốc tế Đà Nẵng) và Ga Đà Nẵng:Thường xuyên bổ sung ấn phẩm để cung cấp cho du khách, phối hợp với doanh nghiệp Danatour phân công nhân viên đảm bảo trực các chuyến bay thường xuyên.
- Đối với Quầy thông tin du lịch tại Ga đến Quốc tế: do chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ từ phía Tổng cục Du lịch, hiện Trung tâm đã cho tháo dỡ phần backdrop để sửa chữa nâng cấp và chuyển bàn lễ tân của quầy sang phía đối diện nhưng vẫn đảm bảo lịch trực thường xuyên các chuyến bay quốc tế đến Đà Nẵng.
2.2.3.5. Tổ chức roadshow, hội chợ tại các thị trường trọng điểm
- Năm 2009, trung tâm đã phối hợp với một số đơn vị du lịch tổ chức 02 (hai) roadshow tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm quảng bá Cuộc thi bắn pháo hoa, cáp treo Bà Nà và tour du lịch sinh thái khám phá Sơn Trà, du lịch biển bao gồm các chương trình: Du lịch biển ngắm san hô; Tour câu cá cùng ngư dân, quảng bá các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch của thành phố Đà Nẵng đến các hãng lữ hành của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, năm 2010, Đà Nẵng tròn 35 năm giải phóng thành phố, thành phố tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch rộng lớn.
- Tham gia Hội chợ Travex 2009 (một trong những sự kiện chính của Diễn đàn du lịch ASEAN 2009) tại Hà Nội từ ngày 10-12/01/2009 để quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng đến thị trường các nước ASEAN. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã tham gia hội chợ, liên hoan ở nước ngoài như: Liên hoan du lịch biển tại Paris – Pháp (Tháng 4/2009), Hội chợ TTM Plus tại Băngkok - Thái Lan (Tháng 6/2009); Hội chợ Kotfa tại Hàn Quốc(tháng 6/2009); Hội nghị phát triển du lịch đường bộ Việt – Lào – Thái tại Khonkaen (Tháng 4/2009) và Hội chợ ITE 2009 tại TP Hồ Chí Minh (tháng 10/2009)... Bên cạnh đó, Trung tâm còn hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia quảng bá sản phẩm du lịch của mình trong các hội chợ, triển lãm và được các doanh nghiệp Đà Nẵng đánh giá cao.
Khảo sát thị trường Lào để thu hút khách du lịch đường bộ qua cửa khẩu bờ Y ở Kontum, tổ chức các tour caravan dành cho các quan chức và doanh nhân đi du lịch ở các nước Myanmar , Thái, Lào, Viê ̣t trong tuần lễ hành lang kinh tế Đông Tây. Thành phố phối hợp với ngành du lịch Thái Lan đến khảo sát thị trường Đà Nẵng và hợp tác đầu tư.
2.2.3.6. Famtrip, Presstrip
- Tổ chức đón 03 đoàn Famtrip Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc đến tham quan, khảo sát về du lịch Đà Nẵng nhân sự kiện cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế tháng 3/2010.
- Phối hợp với Vietnam Airlines đón đoàn Famtrip, Presstrip Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đến khảo sát du lịch Đà Nẵng và miền Trung để xúc tiến, hợp tác khai thác nguồn khách.
- Tổ chức đón đoàn báo chí của Tạp chí Tourism Scope của TPO đến tham quan và làm việc tại Đà Nẵng
Nhìn chung, mọi nỗ lực tạo dựng hình ảnh du lịch Đà Nẵng thông qua các công tác xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch Đà Nẵng trong những năm qua đã đạt được những bước tiến nhất định, hoạt động xúc tiến thị trường và thông tin du lịch được triển khai một cách mạnh mẽ, tích cực góp phần không nhỏ vào sự thành công của các sự kiện du lịch lớn trong năm 2010 của Đà Nẵng như: Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2010 (Huyền Thoại Sông Hàn), Lễ hội Quan Thế Âm, Đà Nẵng biển gọi 2010... Các bản tin du lịch Đà Nẵng và các ấn phẩm giới thiệu du lịch Đà Nẵng đã góp phần rất lớn cho công tác xúc tiến thị trường tại các hội thảo, hội nghị, hội chợ và roadshow, gây được sự chú ý đến các doanh nghiệp du lịch và du khách tại các chương trình này; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đoàn Famtrip, Presstrip có dịp đến Đà Nẵng tìm hiểu, giao lưu và làm cầu nối quan trọng trong việc viết bài đưa tin, giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch của Đà Nẵng đến với cộng đồng thế giới, đồng thời đưa du khách đến với Đà Nẵng ngày một nhiều hơn trong tương lai gần. Ngoài ra, các quầy thông tin du lịch và máy tra cứu thông tin
lịch là kênh thông tin rất bổ ích cung cấp cho du khách cái nhìn tổng quan về Đà Nẵng khi du khách lần đầu tiên đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng.
2.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng. lịch thành phố Đà Nẵng.
2.3.1. Thành công
Với một lợi thế rất lớn là nằm giữa tam giác di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, đồng thời Đà Nẵng đang sở hữu những thắng cảnh riêng có của mình như Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Bảo tàng điêu khắc Chăm...cùng những bãi tắm đẹp, hệ thống cở sở hạ tầng phục vụ khách tương đối tốt, các dịch vụ du lịch phát triển đa dạng tạo điều kiện để thu hút khách du lịch. Thành phố đã đạt được những kết quả trong việc tạo dựng một hình ảnh điểm đến lý tưởng, xứng tầm với các nước trong khu vực.
- Qua các sự kiện đã được tổ chức thành công như cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2010 với chủ đề “Huyền thoại Sông Hàn”; các chương trình hoạt động du lịch hè “Đà Nẵng biển gọi 2010”...đã góp phần quảng bá thế mạnh của du lịch nghỉ dưỡng của Đà Nẵng trong và ngoài nước.
- Thành phố đã đầu tư, nâng cấp, phát triển các sản phẩm du lịch và đưa vào khai thác các loại hình sản phẩm mới. Cụ thể, Bán đảo Sơn Trà đã đưa vào sử dụng hê ̣ thống nước giai đoa ̣n 1 và thông đường ra Bãi Bắc ; các dự án Sơn Trà spa , Bãi Bắc đang triển khai ; các tour du lịch hoang dã Sơn T rà và lặn biển ngắm san hô ; khám phá Sơn Trà bằng xe Jeep đươ ̣c đưa vào khai thác ; thành phố đã xây dựng bãi biển kiểu mẫu ở Mỹ Khê và công viên biển , đưa vào hoa ̣t đô ̣ng bãi tắ m đêm ta ̣i khu vực biển Pha ̣m Văn Đồng ; Các khu du lịch Xuân Thiều , Biển Đông đưa vào mô ̣t só hoạt động giải trí thể thao trên biển như mô tô nước , caneoing, lă ̣n biển ngắm san hô, câu mực vào ban đêm ; khu du li ̣ch Bà Nà – Suối Mơ đư a vào hoa ̣t đô ̣ng hê ̣ thống cáp treo vào tháng 03/2009; khu khách sa ̣n Lê ̣ Nim được nâng cấp , mở rô ̣ng và tăng cường các dịch vụ karaoke, massage, các trò chơi cho trẻ em; khu khách sạn Bà Nà Hills xây dựng theo kiến trúc Pháp đã đi vào hoạt động phục vụ cho nhu cầu đi nghỉ của người dân . Khu Bà Na By night được mở rô ̣ng vườn lan và hầm rượu ;
Phát triển các tuyến du lịch tại Sơn Trà , Bà Nà và tour du lịch sinh tái Hòa Bắc ; Phát triển các tour du lịch đường sông ; Thành phố kết hợp với các doanh nghiệp lữ