Giải pháp then chốt để mở rộng thị trường du lịch hiện nay của thành phố, chiếm lĩnh được nhiều khách hàng tiềm năng là xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu du lịch cho thành phố, bảo hộ thương hiệu trước sự “dễ bắt chước” của sản phẩm đặc thù.
Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức về thương hiệu du lịch của thành phố cho các tầng lớp nhân dân.
Xây dựng thƣơng hiệu Sản Phẩm Xây dựng thƣơng hiệu dịch vụ Xây dựng thƣơng hiệu các công ty du lịch, khách sạn Xây dựng thƣơng hiệu điểm đến
3.2.6. Đề xuất mô hình xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng Sơ đồ 3.1: Sơ đồ xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch
Giải thích: Để xây dựng được thương hiệu điểm đến, bản thân một cá nhân không thể thực hiện được, mà cần từng bước hoạch đinh cho từng hướng đi cụ thể:
- Xác định sản phẩm du lịch đặc thù để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. - Chất lượng dịch vụ và phục vụ du lịch được ngầm nghĩ là yếu tố quyết định trong tâm thức của khách du lịch khi được hưởng thụ sản phẩm, dịch vụ đã lựa chọn. Họ sẽ nghĩ rằng với những gì họ đã được trải nghiệm đó là thương hiệu.
Một thương hiệu du lịch cho thành phố không chỉ là sản phẩm, dịch vụ mà yếu tố đủ để làm nên đó chính là sự hợp tác, thương hiệu của các nhà cung ứng dịch vụ trên địa bàn thành phố.
3.3. Giải pháp về phát triển thƣơng hiệu du lịch cho thành phố.
3.3.1. Phát triển thương hiệu thông qua các hãng lữ hành.
Một trong những đối tượng không thể thiếu của các hoạt phát triển thương hiệu cho du lịch của thành phố là các hãng lữ hành, các công ty du lịch trong và ngoài nước. Các hoạt động truyền thông này tập trung vào kênh trung gian (công ty du lịch, đại lý lữ hành trong và ngoài nước) để thông tin, kích thích, hấp dẫn và thuyết phục được du khách và từ kênh trung gian sẽ thông tin đến khách hàng nhận diện được hình ảnh chung của du lịch thành phố. Vì vậy, Đà Nẵng cần có những hợp đồng với các nhân viên điều hành trực tiếp của các công ty này để cung cấp thông tin tích cực về Đà Nẵng. Và ngay cả các du khách đã đến Đà Nẵng, thì việc
tiếp cận với họ, và bổ sung thêm thông tin để họ hiểu hơn về Đà Nẵng là rất cần thiết. Để thương hiệu hoạt động một cách có hiệu quả, đem đến những cái nhìn tích cực cho du khách về hình ảnh, nhận thức những gì đang có của du lịch thành phố.
Có hai cách thức để truyền thông đến khách hàng tiềm năng là gửi tập gấp, bưu ảnh, tờ rơi; gửi thông tin quảng cáo trên các website của các hãng lữ hành chuyên gửi khách đến Việt Nam, và luôn ghi nhớ tất cả các ấn phẩm đó đều có dấu ấn về logo và slogan du lịch của thành phố, để thuyết phục họ đưa điểm đến Đà Nẵng vào trong các sản phẩm tour du lịch của họ, và tổ chức các Famtrips đến Đà Nẵng.
Hình thức Famtrip đang là một trong những chuyến đi được xem là gần gũi và thân thiện dành cho các công ty lữ hành để giới thiệu cho họ các sản phẩm du lịch tốt tại các điểm đến trong thành phố. Đây là một hình thức mới tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả quảng bá, phát triển cho thương hiệu du lịch của thành phố. Vì chỉ trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp đã có dịp trực tiếp tiếp xúc với rất nhiều đối tác để giới thiệu sản phẩm du lịch của đơn vị mình. Những vị khách đặc biệt này sẽ được tận mắt chứng kiến những ấn tượng về Đà Nẵng, nếu phân tích theo hướng tâm lý thì hiển nhiên họ sẽ tự động đưa hình ảnh và thông tin về Đà Nẵng vào các brochure, website của mình như một điểm đến hấp dẫn, đầy thú vị.
Hiện nay, các công ty khai thác lượng khách trên toàn thế giới trong đó có Mỹ. Website của Travel Indochina: http://www.travel-indochina.com thường xuyên được các du khách truy cập để tìm kiếm thông tin khi đến châu Á, trong đó có Việt Nam. Destination Asia với giao diện website hấp dẫn, độc đáo, trang web của công ty này: http://www.destination-asia.com đăng tải những thông tin về Việt Nam rất thú vị và hấp dẫn. Tuy nhiên, hình ảnh về du lịch Đà Nẵng vẫn đang còn rất eo hẹp, đòi hỏi cơ qua xúc tiến có nhiều kế hoạch hơn nữa trong công tác quảng bá và truyền thông.
Ngoài ra còn một vài hãng lữ hành khác như Hãng lữ hành APEX, website: http://www.apextravel.ie/. Đây là công ty lữ hành chuyên gửi khách Nhật đến Việt
Nam lớn nhất. Hiện nay, đã có văn phòng đại diện của hãng lữ hành này tại Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường này dễ dàng hơn.
Hãng lữ hành MAP, website: http://www.maptravelco.com/
Thông qua công ty này, chúng ta sẽ gửi các thông tin về du lịch Đà Nẵng cùng với các ấn phẩm: brochure, bản đồ du lịch, post-card…. Điều quan trọng là cần phải thiết kế những brochures, tập gấp chuyên nghiệp hơn và phù hợp với đặc trưng tâm lý của thị trường đó. Bên cạnh đó, cần khai thác website của các công ty lữ hành này để đăng tải các thông tin du lịch phổ biến và cập nhật nhất về du lịch Đà Nẵng, tạo đà cho thương hiệu du lịch Đà Nẵng được vươn cao, và còn nhiều hãng lữ hành khác như ASEAN Adventure, Thada tour của Thailand…
3.3.2. Phát triển thương hiệu thông qua các hình thức trực tiếp đến du khách.
3.3.2.1. Các ấn phẩm, tờ rơi
Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã xuất bản được brochure, bản đồ du lịch thành phố, sách hướng dẫn, post-card. Tuy nhiên, các ấn phẩm, brochure chưa thật sự chuyên nghiệp, và hiệu quả.
Cần tích hợp các yếu tố của các giá trị điểm đến để xây dựng hiệu quả
3.3.2.2. Internet
Việc lựa chọn kênh thông tin để truyền tải hình ảnh du lịch của thành phố đóng vai trò cũng rất quan trọng. Sử dụng hình thức quảng cáo trực tuyến trên Internet vẫn là ưu tiên số một trong các sự lựa chọn, bởi vì:
Số lượng người sử dụng Internet (mật độ dân số, hình thức thuận tiện truy cập) tăng lên không ngừng, thông tin sẽ được nhận biết nhanh hơn.
Chi phí quảng cáo bình quân trên một đối tượng rẻ hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống.
Hiệu quả của quảng cáo trực tuyến là khả năng tương tác cao (truyền thông điệp quảng cáo, tạo sự chủ động cho khách hàng lựa chọn sản phẩm dịch vụ, giao dịch trực tuyến tức thì)
Hơn nữa hình thức quảng cáo trực truyến cũng phong phú hơn, như một số hình thức đang được ưa chuộng: đặt banner có gắn logo và slogan về du lịch Đà
Nẵng trên các website có lượng truy cập lớn, tài trợ từ khóa trên các kết quả tìm kiếm, quảng cáo qua email…
Hiện nay, sở ngoại vụ thành phố Đà Nẵng đã chính thức khai trương trang web: www.japan-danang.org. Đây là trang web chuyên thông tin những nổ lực to lớn của Sở Ngoại Vụ với việc xúc tiến những vấn đề về hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa Việt – Nhật, đặc biệt là du lịch. Chính kênh thông tin này, phần nào tạo cơ hội lớn để phát triển thêm hình ảnh của du lịch Đà Nẵng thông qua các chương trình Famtrips của du lịch Nhật Bản và du lịch của thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, cần có những mục riêng dành cho du lịch Đà Nẵng cụ thể hơn, mặt khác tăng cường ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Nhật vào website này tạo cơ hội cho phía nước bạn có thêm nhiều thông tin chính xác dành cho những chuyến gửi khách đến trực tiếp Đà Nẵng.
Nếu vào các trang web của các hãng lữ hành (như đã trình bày ở mục trên) thì thông tin, hình ảnh về Đà Nẵng rất ít. Vì vậy, để quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng đến các thị trường này cần có bộ phận chuyên trách thông tin để gửi và kiểm soát nội dung thông tin được đăng bên cạnh việc thiết kế banner (bao gồm logo và thông điệp đã chọn ở trên một cách hài hòa) ấn tượng.
Tận dụng ưu điểm của Google, cần khéo léo đăng thông tin về du lịch Đà Nẵng trên Internet có lồng những sự kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa nổi bật.
Ngoài ra, để giúp cho khách du lịch ở thị trường Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan và Pháp có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất, Đà Nẵng có thể thiết kế những trang web riêng biệt sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của thị trường đó hoặc một trang web chung tách rời với quản lý nhà nước và có liên kết đến những trang web được dịch sang các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan...
Khách du lịch quốc tế có thể truy cập vào trang web để tìm thông tin về các địa danh du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng, lịch trình diễn ra các sự kiện, lễ hội sẽ diễn ra tại Đà Nẵng, thông tin về các tour du lịch…
Hơn thế nữa, hiện nay Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng đang tổ chức cuộc thi như: “Ý tưởng xây dựng và phát triển Đà Nẵng” với giải thưởng là những chuyến du lịch miễn phí.
Bên cạnh đó, có thể tổ chức Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực Đà Nẵng tại các thị trường mục tiêu hoặc tham gia vào các đêm Văn hóa Việt Nam tại các điểm đến này (nếu có).
Ngoài ra, liên kết với các trang Web của các hãng đặt chỗ, các công ty lữ hành, đại lý du lịch trên đây cũng cực kỳ quan trọng.
Tận dụng vai trò của các blogger nổi tiếng cũng là giải pháp được xem xét. Không ít điểm du lịch được nhiều người biết đến do các các blogger đưa lên bình luận chia sẻ
3.3.2.3. Phim quảng cáo trên TV, website
Hiện nay, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã phát hành một VCD giới thiệu về du lịch Đà Nẵng, bằng cả 2 thứ tiếng: Anh và Việt Nam. Nhưng với thời lượng của VCD (25 phút) thì du khách rất khó có thể đủ kiên nhẫn ngồi xem. Vì vậy, Du lịch Đà Nẵng cần xây dựng những trích đoạn phim quảng cáo (movie clip) ngắn để phát trên Internet, trên kênh truyền hình
Về mặt nguyên tắc, khi xác định kênh truyền hình để phát sóng phim quảng cáo cần phải xác định được: Thời lượng phát sóng, tần suất phát sóng, thời điểm phát sóng, thông điệp chính và chi phí
Xét về hiệu quả và chi phí, phát trên kênh truyền hình nước ngoài thì với ngân sách của du lịch Đà Nẵng rất khó thực hiện. Đối với thị trường Mỹ, thì kênh truyền hình CNN là một trong những kênh thông tin nổi tiếng và là kênh phủ sóng toàn cầu, gồm cả châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và Bắc Mỹ. CNN phát sóng ở 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Thống kê cho thấy, 276 triệu gia đình xem CNN và kênh này xuất hiện tại 1,5 triệu phòng khách sạn trên thế giới. Chẳng hạn ở Nhật, trong nhiều khách sạn chỉ có kênh CNN. Dựa vào chi phí quảng cáo trên kênh CNN phạm vi châu Á - Thái Bình Dương với 155 lần phát sóng vào “giờ
vàng” của Tổng Cục Du lịch Việt Nam là 225.000 USD. Nhưng với mức chi phí như vậy Đà Nẵng sẽ rất khó thực hiện.
Lần quảng cáo trên CNN châu Á năm 2007 do Tổng cục Du lịch (TCDL) thực hiện có hiệu quả song rất khó đánh giá nhờ đó khách vào Việt Nam tăng lên bao nhiêu.
Vì vậy, sử dụng hình thức quảng cáo trực tuyến sẽ hữu hiệu hơn nhiều. Bên cạnh đăng các trích đoạn quảng cáo ngắn lên các website của công ty lữ hành và của mình, du lịch Đà Nẵng cần hướng đến các website chia sẻ cộng đồng lớn như:
youtube.com, facebook.com,....Đồng thời, cần có một chương trình truyền thông cổ
động đa dạng đối với đoạn thị trường quốc tế & nội địa: phim quảng cáo trên website, trên truyền hình, hội chợ, brochure…
3.4. Các giải pháp hỗ trợ
3.4.1. Xác định sản phẩm du lịch chính và các sản phẩm hỗ trợ của du lịch Đà Nẵng Nẵng
Về mặt nguyên tắc, việc thiết kế sản phẩm phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Tuy nhiên đối với sản phẩm du lịch, ngoài việc tuân thủ nguyên lý này, tính độc đáo và riêng có của sản phẩm có thể là điều kiện tiên quyết gợi mở và thu hút du khách.
Thực tế hoạt động kinh doanh và kết quả điều tra cho thấy phần lớn du khách đến Đà Nẵng như là một điểm đến trong tuyến hành trình chung của sản phẩm du lịch Việt Nam hoặc nhỏ hơn là các vùng phụ cận. Nhận thức này cho thấy khả năng kéo dài thời gian lưu lại của du khách trên phân đoạn thị trường là điều không hề đơn giản. Nên chăng là đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung để kích thích mức chi tiêu của du khách và đặc biệt hơn là tạo ấn tượng tốt để khai thác kênh truyền thông giới thiệu bạn bè, gia đình đến với Đà Nẵng cũng như khích thích khả năng quay lại của chính bản thân du khách.
Để đảm bảo sự phát triển du lịch của Thành phố một cách bền vững, vấn đề thiết kế lõi sản phẩm mang tính đặc trưng của Đà Nẵng cần thiết phải tính toán cẩn
trọng nhằm thu hút và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của du khách của các phân đoạn thị trường tiềm năng khác nhau.
Do tính đa dạng của nguồn khách với nhiều động cơ du lịch khác nhau do đó việc thiết kế sản phẩm phải đảm bảo đáp ứng tối đa mong đợi của từng đối tượng khách và điều này chỉ có thể thực hiện khi đánh giá chính xác và sâu sắc nhu cầu trong mối tương quan với nguồn cung du lịch của địa phương. Từ cách nhìn nhận như vậy, dựa trên kết quả điều tra, tiềm năng về tài nguyên du lịch và điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách, các sản phẩm và sản phẩm hỗ trợ của du lịch Đà Nẵng được đề xuất như sau:
3.4.1.1. Về sản phẩm chính
Sản phẩm du lịch biển bao gồm tắm biển và các trò chơi giải trí trên biển: ý tưởng này đã được đưa ra từ rất lâu nhưng cho đến nay, du lịch Đà Nẵng đã phát triển được gói sản phẩm du lịch biển thực sự ấn tượng mặc dù tài nguyên biển của Đà Nẵng dồi dào với những bờ biển đẹp và đã được bình chọn là một trong sáu bãi biển tốt nhất hành tinh, tuy nhiên giá thành cao hơn so với Nha Trang, Vũng Tàu. Mặt khác, còn eo hẹp về các trò chơi và giải trí trên biển, khuôn viên còn hẹp, chưa đủ sức hấp dẫn. Nhóm sản phẩm này khá phù hợp với nhóm du khách từ ba thị trường Mỹ, Pháp, Nhật, đặc biệt là khách du lịch thanh niên. Với sản phẩm này cần chú ý đến tính thời vụ của nguồn cung trong việc thu hút khách.
Sản phẩm nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái: sản phẩm này đã được khai thác trong khoảng thời gian khá dài nhưng dường như chưa hấp dẫn được du khách do hình thức quá đơn điệu và việc thực hiện chưa chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đây vẫn cần được xem là sản phẩm chủ đạo cần phát triển trong tương lai.
Sản phẩm du lịch công vụ được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu các thương gia và các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Lợi thế này được khẳng định cho Đà Nẵng với tư cách là Trung tâm kinh tế, khoa học-công nghệ, thương mại... của khu vực.
3.4.1.2. Về sản phẩm hỗ trợ
Các sản phẩm du lịch văn hoá: là các sản phẩm truyền thống được khai thác từ rất lâu của Đà Nẵng nhưng hiện tại vẫn hấp dẫn đối với du khách. Nhiều du khách vẫn mong đợi Đà Nẵng như là điểm có nét văn hoá riêng biệt. Việc phát triển nhóm sản phẩm này cần có sự liên kết chặt chẽ với Quảng Nam (với hai di sản văn