Tài nguyên du lịch của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 40 - 50)

2.1.1.1. Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên a. Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-300

C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.

Với những ưu thế do thiên nhiên mang lại tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch của thành phố.

b. Hệ thống sông ngòi

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặt khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú, đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.

Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại.

Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại

hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt...

Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2). Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc...Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm….

c. Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Về tài nguyên du lịch sông biển: Đà Nẵng là thành phố biển xinh đẹp, thơ mộng với nhiều bãi tắm đẹp và nổi tiếng, nước trong xanh với dải cát trắng mịn màng, cảnh quan đẹp như: Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước, Xuân Thiều, Bãi Nam, Bãi Bắc...Với tiềm năng, lợi thế về du lịch biển, lại được tạp chí Forbes chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, càng tạo thêm sức hấp dẫn và ấn tượng cho thành phố. Chảy giữa lòng thành phố là sông Hàn, tạo nét đẹp riêng cho thành phố Đà Nẵng và rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sông nước.

- Vùng Trung du phía Tây thành phố: Bà Nà - Suối Mơ là vùng có cảnh quan kỳ thú nằm cách Đà Nẵng không xa, khoảng 30km về phía Tây, có diện tích 8.838 ha, khí hậu mát mẻ, trong lành, nhiệt độ trung bình 18C, hệ động thực vật phong phú với 544 loài thực vật bậc cao, 256 loài động vật rừng. Bà Nà rất phù hợp với việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, nghiên cứu, săn bắn.

- Hồ Đồng Nghệ - Suối nước nóng Phước Nhơn: Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 24km về hướng Tây Nam, là hồ nước nhân tạo. Nằm giữa vùng đồi núi, có suối nước khoáng Phước Nhơn lộ thiên, tự chảy với nhiệt độ 43C, thích hợp cho việc xây dựng khu du lịch tham quan và chữa bệnh.

- Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn - Non Nước: Ngũ Hành Sơn là một cụm núi đá vôi cẩm thạch, nằm trên một dải cát dài 2km, rộng 800m thuộc Quận Ngũ Hành Sơn. Ngũ Hành Sơn nổi tiếng với các hang động như: Huyền Không, Hoa Nghiêm, Linh Nham, Vân Thông, Tàng Chơn, Âm Phủ, Quan Âm, Huyền Vi, Vọng Giang Đài, Vọng Hải Đài và các chùa chiền cổ tự, các di sản văn hóa lịch sử khác.

- Đèo Hải Vân có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ được mệnh danh là "đệ nhất hùng quan" hiện là một điểm dừng chân tuyệt vời của du khách trên tuyến du lịch Đà Nẵng - Huế. Khu bảo tồn Hải Vân có diện tích 10.850ha, có 501 loài thực vật bậc cao, 205 loài chim thú, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch leo núi, săn ảnh, ngắm cảnh.

- Bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên nằm phía Đông Bắc thành phố, là khối đá granit, đỉnh cao nhất 696m, có diện tích 4.307ha với 985 loài thực vật bậc cao, trong đó có 22 loài quý hiếm, 287 loài động vật, trong đó có những loài động vật đặc biệt quý hiếm như Voọc, Chà rá. Sơn Trà có bãi tắm đẹp như Bãi Bắc, bãi Tiên Sa và Bãi Nam, có thể tổ chức các hoạt động tham quan nghiên cứu rừng, biển, dã ngoại hay tổ chức các cơ sở lưu trú.

2.1.1.2. Tài nguyên nhân văn và tài nguyên du lịch nhân văn a. Tài nguyên nhân văn

* Diện tích

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km2.

* Dân số

Thống kê dân số đến 31/12/2007 là 814 551 người.

Biểu đồ 2.1: Diện tích tự nhiên TP. Đà Nẵng

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể Thao & Du Lịch TP Đà Nẵng)

Thành phố Đà Nẵng – đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, đô thị loại I – bao gồm 6 quận nội thành: Quận Hải Châu, quận Thanh Khê, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Liên Chiểu, quận Cẩm Lệ, 1 huyện ngoại thành: Huyện Hòa Vang và 1 huyện đảo: Huyện Hoàng Sa.

b. Lịch sử hình thành và phát triển

Trước năm 1954, dưới thời Pháp thuộc: Năm 1889 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thành phố Tourane (Đà Nẵng) thuộc tỉnh Quảng Nam và được xếp thành phố cấp 2. Đến ngày 19-9-1905, Đà Nẵng tách khỏi Quảng Nam thành lập một đơn vị hành chính độc lập gồm 19 xã. Tourane được Pháp xây dựng thành đô thị kiểu phương Tây với cơ sở hạ tầng khá phát triển là một trong những trung tâm thương mại lớn của nước ta thời bấy giờ cùng với Hải Phòng và Sài Gòn. Nhiều thương nhân trong và ngoài nước, các viên chức người Pháp, những người nước ngoài giàu có đến Việt Nam để du lịch, nghỉ ngơi và làm ăn. Để phục vụ các đối tượng này, người Pháp đã cho xây dựng một số biệt thự tại thành phố Đà Nẵng, hình thành quần thể biệt thự, nhà hàng, tiện nghi giải trí tại Bà Nà.

Sau năm 1954 – 1975, tư nhân đã xây dựng một số khách sạn, nhà trọ, nhà cho thuê và một số cơ sở dịch vụ phục vụ lính viễn chinh, sỹ quan Mỹ và sỹ quan chế độ cũ. Số lượng cơ sở lưu trú là 9 khách sạn, 20 nhà trọ và nhiều dinh thự nhưng chất lượng, tiện nghi còn khá đơn giản.

Giai đoạn 1975 – 1989, lượng khách đến Đà Nẵng trong giai đoạn này tăng đáng kể nhưng chủ yếu là khách nội địa. Khách quốc tế vào Đà Nẵng bình quân hàng năm ở mức 8000 khách/năm, chủ yếu khối XHCN Đông Âu và Liên Xô. Hoạt động du lịch nặng về phúc lợi xã hội hơn là hiệu quả kinh doanh với việc xây dựng hàng loạt nhà nghỉ, nhà khách của công đoàn ngành. Toàn thành phố có khoảng 30 khách sạn, nhà khách và một số nhà trọ tư nhân với tổng số giường khoảng 1000 nhưng trang thiết bị, tiện nghi còn lạc hậu. Một số công ty du lịch đã được hình thành trong giai đoạn này.

Giai đoạn sau 1990, sự phát triển du lịch ở giai đoạn này bắt đầu khởi sắc không chỉ thể hiện ở việc tăng nhanh số lượng, cơ sở lưu trú và tiện nghi, cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ mà còn phát triển cả loại hình du lịch, sản phẩm du lịch.

Giai đoạn 1991 – 1995, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tiếp tục gia tăng, tốc độ trung bình đạt 56.41%

Giai đoạn 1996 – 1998, do khủng hoảng tài chính lượng khách du lịch đến thành phố giảm làm tốc độ tăng bị suy giảm.

Giai đoạn 1998 – 2000, với các nổ lực của thành phố trong việc thu hút khách du lịch do vậy mức tăng trưởng đã phục hồi và đạt 24.23%.

Giai đoạn từ 2001 đến 2005, cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam, doanh thu từ du lịch của thành phố không ngừng gia tăng với tốc độ trung bình 11.97%.

Giai đoạn năm 2006 đến nay, thành phố đã phát triển theo hướng du lịch dịch vụ với số lượng cơ sở lưu trú đạt 139 khách sạn với 4194 phòng. Trong đó có 2 khách sạn 5 sao và tương đương 5 sao, 3 KS 4 sao, 13 KS 3 sao với 793 phòng chiếm 18,43% số phòng, 15 KS 2 sao, 11 KS 1 sao, 36 KS đạt tiêu chuẩn, 59 KS

chưa xếp hạng. Lượng khách đến thành phố năm 2008 đạt 1269144 thu nhập từ du lịch của thành phố đạt 874400 tỷ đồng.

c. Dân tộc

Trên địa bàn thành phố có trên 10 dân tộc anh em cùng chung sống. Ðông nhất là dân tộc Kinh có 680.919 người, chiếm 99,43 % dân số. Các dân tộc thiểu số như dân tộc Hoa có 2.229 người, chiếm 0,336 %; dân tộc Cơ Tu có 767 người, chiếm 0,112%; dân tộc Tày có 139 người, chiếm 0,02%; dân tộc Mường có 116 người, chiếm 0,017%; dân tộc Nùng có 73 người, chiếm 0,011%; dân tộc Thái có 50 người, chiếm 0,007%.

d. Tôn giáo

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có 6 tôn giáo được Nhà nước ta công nhận: Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành, Minh sư, Baha‟I với hơn 169 nghìn tín đồ. Kể từ khi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG) đi vào cuộc sống, đã tạo hành lang pháp lý để các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động thuận lợi và phát triển.

e. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Đà Nẵng cũng tương đối phong phú và đa dạng, bao gồm tài nguyên nhân văn vật thể và tài nguyên nhân văn phi vật thể

* Các di sản văn hóa vật thể.

- Bảo tàng Chăm: Nằm ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng là Bảo tàng Chăm được các nhà khảo cổ Pháp xây dựng từ năm 1915 - 1936. Tại đây trưng bày một bộ sưu tập điêu khắc của vương quốc Chăm, có hơn 300 kiệt tác bằng đá chạm, khắc và đất nung còn nguyên bản có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV. Đây là công trình lưu giữ nghệ thuật độc đáo duy nhất ở Việt Nam, có sức thu hút cao đối với loại hình du lịch tham quan và nghiên cứu lịch sử.

- Thành Điện Hải: Là di tích từ thời chống Pháp (giữa thế kỷ 19) còn gọi là thành Nguyễn Tri Phương, căn cứ phòng thủ chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng ngày xưa. Thành được xây dựng rất kiên cố theo kiểu Vauban - Châu Âu, có chu vi 556m, cao 5m, hào sâu 3m bao quanh thành hình vuông có 4 góc lồi, được trang bị

30 súng đại bác. Công trình này có giá trị nghiên cứu lịch sử, tuy không còn nguyên vẹn.

- Nghĩa trang Phước Ninh: Nơi quy tập hơn 1.500 thi hài gồm tướng sĩ quân dân đã hy sinh trong buổi đầu chống Pháp. Nay dấu tích về nghĩa trang không còn nữa, chỉ còn hai ngôi mộ nằm trước cổng ra vào của trung tâm thể thao Nguyễn Tri Phương và một tấm bia bằng đá sa thạch, phía sau trung tâm thể thao Nguyễn Tri Phương.

- Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh quân khu V: Lưu giữ rất nhiều di tích, di vật liên quan đến cuộc chiến chống xâm lược của nhân dân quân khu V. Tại đây có mô hình nhà sàn Bác Hồ hoàn toàn giống như với ngôi nhà Bác ở Hà Nội, có nhà trưng bày về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Bác Hồ.

- Bảo tàng Đà Nẵng: Trưng bày những hiện vật thời kỳ chống giặc ngoại xâm gan dạ, anh hùng của nhân dân đất Quảng, thể hiện niềm tự hào của nhân dân địa phương đối với du khách tham quan.

- Tượng đài Quảng Trường 2 - 9: Tượng đài là một công trình văn hóa, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. Cùng với vườn hoa cây cảnh bên bờ sông Hàn, nhìn ra cánh đồng xanh của làng quê Non Nước, đây là nơi thường diễn ra các lễ hội lớn và là điểm tham quan hấp dẫn của thành phố.

- Làng văn hóa - lịch sử cách mạng Đa Mặn (K20): Làng Đa Mặn cùng với hệ thống các di tích như nhà truyền thống K20, các căn cứ hầm bí mật, nhà thờ tộc, là căn cứ lõm, là cơ sở cách mạng thời kỳ chống Mỹ nằm giữa lòng thành phố. Làng Đa Mặn còn là một làng quê có đồng lúa, sông ngòi, đường làng, vườn cây ăn trái, cảnh quan rất thơ mộng thích hợp cho khách du lịch tàu biển.

- Nghĩa địa Y Pha Nho: Nằm ở phía Tây bán đảo Sơn Trà, giữa bãi tắm Tiên Sa và Cảng sâu Tiên Sa. Di tích còn lại của trận tổng tấn công đầu tiên của liên quân Pháp - Y Pha Nho xâm chiếm nước ta vào năm 1859, với hơn 10 ngôi mộ của sĩ quan cao cấp của Pháp và Tây Ban Nha bị chết trong trận đánh.

Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng còn có một hệ thống chùa chiền, đền miếu nhà thờ rất phong phú và đa dạng thể hiện sắc thái đa văn hóa, đa tôn giáo được xây

dựng từ lâu đời và có giá trị kiến trúc, lịch sử cao và được phân bổ đều ở các khu vực trung tâm thành phố cũng như vùng ngoại ô.

* Các di sản văn hóa phi vật thể.

Các di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các loại hình chủ yếu như âm nhạc, sân khấu, lễ hội, nghệ thuật ẩm thực, bí quyết thủ công mỹ nghệ...

Đà Nẵng là một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, trong đó đặc biệt là dân ca và nghệ thuật trình diễn dân gian rất phát triển. Nghệ thuật hát bội là một trong những văn hóa nghệ thuật đặc trưng truyền thống lâu đời của quê hương Quảng Nam Đà Nẵng. Với lối biểu diễn độc đáo trong cách vẽ mặt, trang phục, trong âm nhạc, lời ca, vũ đạo mang tính ước lệ cao, có một sức hấp dẫn sâu sắc đối với khách du lịch trong nước và ngoài nước. Hiện tại Đà Nẵng có nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)