Về sản phẩm hỗ trợ

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 115 - 117)

Các sản phẩm du lịch văn hoá: là các sản phẩm truyền thống được khai thác từ rất lâu của Đà Nẵng nhưng hiện tại vẫn hấp dẫn đối với du khách. Nhiều du khách vẫn mong đợi Đà Nẵng như là điểm có nét văn hoá riêng biệt. Việc phát triển nhóm sản phẩm này cần có sự liên kết chặt chẽ với Quảng Nam (với hai di sản văn hoá thế giới là Hội An và Mỹ Sơn) và Huế (với di sản văn hoá thế giới là kinh thành Huế và nhã nhạc cung đình). Tuy nhiên, ngay cả trong loại hình sản phẩm này, Đà Nẵng cũng cố gắng phát huy vai trò chủ động của mình chứ không chỉ dừng lại ở vai trò cầu nối đơn thuần.

Các sản phẩm du lịch sự kiện: với lợi thế là trung tâm kinh tế-xã hội của miền Trung, sự kiện Hội thi bắn pháo hoa có thể tổ chức hàng năm cùng với nhiều sự kiện văn hoá-thể thao-xã hội khác mang tầm cỡ quốc tế đã và sẽ được tổ chức nhiều hơn nữa ở Đà Nẵng. Du lịch sự kiện đang là xu hướng khai thác du lịch cần được coi trọng. Đặc trưng của sản phẩm này là chỉ có thể khai thác ở một số thời điểm và vào những thời điểm đó thì cầu có thể cao đột biến khiến việc đáp ứng có nhiều khó khăn nhưng lợi thế là góp phần rất lớn trong việc thu hút khách, mang lại doanh thu cao và khuyếch trương hình ảnh của du lịch Đà Nẵng lên rất lớn. Nếu sự kiện được tổ chức mang tính định kỳ thì điều này càng thuận lợi hơn cho việc tổ chức đón khách. Loại hình này có thể được tổ chức dựa trên các sự kiện đương đại lẫn các sự kiện mang tính truyền thống như Tết cổ truyền...

Các sản phẩm du lịch mua sắm và giải trí để kích thích chi tiêu và tạo ấn tượng tốt cho du khách. Việc phát triển nhóm sản phẩm này so với khả năng hiện tại của Đà Nẵng là tương đối khó. Tuy nhiên, về lâu dài, việc thu hút khách từ các thị trường trọng điểm gần hơn là thị trường Thái Lan có thể sẽ mạnh mẽ hơn, bền vững hơn nếu chúng ta có thể phát triển loại hình du lịch ít chịu sự tác động của tự nhiên, mà ít nhàm chán với du khách này. Rõ ràng, khả năng thay đổi sản phẩm hàng hoá lớn hơn nhiều so với khả năng thay đổi một di sản, một công trình kiến trúc hay một danh lam thắng cảnh.

Du lịch tâm linh tín ngưỡng hiện đang là một loại hình du lịch ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Đây là loại hình du lịch đặc thù, đặc biệt thỏa mãn các nhu cầu thưởng ngoạn, thư giãn và tín ngưỡng của du khách, với Đà Nẵng có đủ khả năng và điều kiện để phát triển loại hình du lịch này.

Để phát triển thành công các gói sản phẩm trên, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng cần thực hiện một số giải pháp như:

+ Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch biển và xem đó là lõi sản phẩm du lịch của Đà Nẵng.

+ Trước mắt, Đà Nẵng vẫn cần phát huy lợi thế vốn có của mình là cầu nối giữa các di sản văn hoá thế giới. Đây là lý do mà nhiều du khách ghé qua Đà Nẵng. Trong hành trình đó, điểm du lịch Bà Nà Núi Chúa và khu danh thắng Ngũ Hành Sơn; thời gian gần đây là Bán Đảo Sơn Trà là các điểm tham quan rất đặc trưng của Đà Nẵng phải là điểm nhấn riêng biệt của Đà Nẵng. Tuy nhiên, để nâng cao vị trí cầu nối đó và cũng để du khách ấn tượng hơn về vai trò cầu nối, cần có sự khai thác sâu hơn hai điểm tham quan này. Chẳng hạn ở Bảo tàng Chàm, vào những dịp đặc biệt, nên có những chương trình nghệ thuật làm sống lại các nghi thức tôn giáo mà đã được tiến hành ở các đền tháp để du khách thẩm thấu nhiều hơn giá trị sống của các cổ vật được trưng bày; hoặc có thể cho thấy một hình ảnh khác của bảo tàng vào ban đêm: linh thiêng hơn, huyền ảo hơn bằng các công nghệ tạo ánh sáng. Kết hợp vốn văn hóa của người dân vùng biển trong lễ hội Cầu Ngư, vào các dịp lễ hội có thể làm sống dậy bằng nghi thức của người dân vùng biển, biến cái đơn điệu thành điểm dừng chân của du khách.

+ Về lâu dài, việc bổ sung các điểm du lịch mới để làm phong phú thêm các điểm dừng chân cho du khách, kéo họ ở lại lâu hơn với Đà Nẵng và có nhiều động cơ quay lại Đà Nẵng hơn. Việc bổ sung này có thể ở nhiều gốc độ: phát hiện thêm các điểm danh thắng tự nhiên, các di sản văn hoá của dân tộc đã bị mai một (Lễ Mục Đồng); hoặc tự tạo ra các điểm thu hút nhân tạo như các điểm vui chơi giải trí phức hợp; các khu du lịch liên hoàn khép kín, tham quan bằng trực thăng....

+ Xác định các sự kiện truyền thống lẫn đương đại có thể khai thác một cách chuyên nghiệp cho việc phát triển thương hiệu du lịch thành phố.

+ Phát triển hệ thống thương mại và các điểm vui chơi giải trí quy mô nhỏ để trước mắt thoả mãn nhu cầu giải trí cá nhân của du khách.

+ Phát triển thêm các sản phẩm hỗ trợ cho khách có khả năng chi trả cao, như khai thác loại hình thể thao Golf...

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)