Thành công

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 87)

Với một lợi thế rất lớn là nằm giữa tam giác di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, đồng thời Đà Nẵng đang sở hữu những thắng cảnh riêng có của mình như Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Bảo tàng điêu khắc Chăm...cùng những bãi tắm đẹp, hệ thống cở sở hạ tầng phục vụ khách tương đối tốt, các dịch vụ du lịch phát triển đa dạng tạo điều kiện để thu hút khách du lịch. Thành phố đã đạt được những kết quả trong việc tạo dựng một hình ảnh điểm đến lý tưởng, xứng tầm với các nước trong khu vực.

- Qua các sự kiện đã được tổ chức thành công như cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2010 với chủ đề “Huyền thoại Sông Hàn”; các chương trình hoạt động du lịch hè “Đà Nẵng biển gọi 2010”...đã góp phần quảng bá thế mạnh của du lịch nghỉ dưỡng của Đà Nẵng trong và ngoài nước.

- Thành phố đã đầu tư, nâng cấp, phát triển các sản phẩm du lịch và đưa vào khai thác các loại hình sản phẩm mới. Cụ thể, Bán đảo Sơn Trà đã đưa vào sử dụng hê ̣ thống nước giai đoa ̣n 1 và thông đường ra Bãi Bắc ; các dự án Sơn Trà spa , Bãi Bắc đang triển khai ; các tour du lịch hoang dã Sơn T rà và lặn biển ngắm san hô ; khám phá Sơn Trà bằng xe Jeep đươ ̣c đưa vào khai thác ; thành phố đã xây dựng bãi biển kiểu mẫu ở Mỹ Khê và công viên biển , đưa vào hoa ̣t đô ̣ng bãi tắ m đêm ta ̣i khu vực biển Pha ̣m Văn Đồng ; Các khu du lịch Xuân Thiều , Biển Đông đưa vào mô ̣t só hoạt động giải trí thể thao trên biển như mô tô nước , caneoing, lă ̣n biển ngắm san hô, câu mực vào ban đêm ; khu du li ̣ch Bà Nà – Suối Mơ đư a vào hoa ̣t đô ̣ng hê ̣ thống cáp treo vào tháng 03/2009; khu khách sa ̣n Lê ̣ Nim được nâng cấp , mở rô ̣ng và tăng cường các dịch vụ karaoke, massage, các trò chơi cho trẻ em; khu khách sạn Bà Nà Hills xây dựng theo kiến trúc Pháp đã đi vào hoạt động phục vụ cho nhu cầu đi nghỉ của người dân . Khu Bà Na By night được mở rô ̣ng vườn lan và hầm rượu ;

Phát triển các tuyến du lịch tại Sơn Trà , Bà Nà và tour du lịch sinh tái Hòa Bắc ; Phát triển các tour du lịch đường sông ; Thành phố kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành để khai thác chương trình city tour , kết nối các điểm tham quan du li ̣ch đă ̣c sắc như Sơn Trà , Ngũ Hành Sơn , Đèo Hải Vân , Bà Nà, Bảo tàng điêu khắc Chăm và các điểm tham quan, mua sắm, các món ăn đă ̣c sản của Đà Nẵng.

- Môi trườ ng du li ̣ch đươ ̣c quan tâm và đầu tư chiều sâu . Tình hình chính trị ổn định, cùng với các chính sách của thành phố nhằm thiết lập nếp sống văn hóa , văn minh đô thi ̣ , Chỉ thị 02/2007/CT-UBND ngày 11/01/2007 của UBND TP về tăng cường công tác quản lý và chấn chỉnh môi trường du lịch tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn đã ta ̣o ra mô ̣t môi trường du li ̣ch an toàn là điều kiê ̣n cần thiết để khách công vu ̣ lựa cho ̣n làm điểm tổ chức hội họp, hô ̣i nghi ̣.

* Nguyên nhân kết quả đạt được

Chính quyền thành phố đã và đang nổ lực cải thiện môi trường đầu tư cho du lịch, lấy du lịch là mục tiêu hàng đầu cho phát triển kinh tế. Đồng thời, thành phố Đà Nẵng được đánh giá là điểm đến hấp dẫn về cảnh quan, ổn định chính trị, an toàn về xã hội, giá cả các mặt hàng phù hợp với túi tiền, đấy là một trong những lý do hấp dẫn không những dành cho các thương nhân, các nhà đầu tư nước ngoài mà còn cả khách du lịch trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó sự đồng thuận của người dân là một tính tất yếu khẳng định thế mạnh của điểm đến du lịch Đà Nẵng.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của thành phố vẫn chưa có một chiến lược cụ thể được xây dựng có cơ sở khoa học, có kế hoạch hoạt động cụ thể và dài hơi để tạo ra những hiệu ứng phát triển, giúp khách du lịch có thể nhận dạng được ngay khi di lịch lần đầu tiên. Hay nói cách khác, hiện nay du lịch Đà Nẵng vẫn chưa xác định được thị trường mục tiêu và những kênh sản phẩm, truyền thông phù hợp. Vì vậy, hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch của thành phố còn mang tính đơn lẻ, chắp vá, chưa có sự phối hợp đồng bộ sâu sắc giữa các cấp chính quyền và các doanh nghiệp

du lịch trên địa bàn. Hầu như, công tác xây dựng, phát triển, xúc tiến du lịch Đà Nẵng chỉ mới làm những gì có thể trong từng thời điểm chứ chưa xây dựng được một kế hoạch có phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu, phối hợp và tạo được nhịp điệu.

Mặc dù công tác truyền thông, cổ động nhằm phát triển du lịch, đưa hình ảnh của thành phố được bạn bè trong nước và quốc tế đón nhân, với một Đà Nẵng trẻ trung, năng động, nhiệt huyết nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm đối với những công việc đòi hỏi phải chuyên sâu hơn và chưa được đào tạo bài bản.

Mặt khác, với biểu tượng của thành phố hầu như chưa đủ hấp dẫn, mà song hành cùng biểu tượng chung của thành phố, chứ chưa có biểu tượng riêng cho chính ngành của mình.

Trong xu thế hội nhập ngày nay, việc quảng bá và khuếch trương thương hiệu đã và đang trở thành một nhiệm vụ sống còn. Quảng bá để xây dựng một hình ảnh ăn sâu vào tâm trí khách hàng là mong muốn lớn nhất của doanh nghiệp để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường.

Đối với một địa phương cũng vậy, việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của mình với bạn bè trong nước và quốc tế, thậm chí đối với cả người dân địa phương là một nhiệm vụ không thể thiếu để khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đưa hình ảnh của thành phố đến với bạn bè khắp nơi, làm cho bạn bè hiểu và có những ấn tượng tốt đẹp về thành phố, nâng cao vị thế của thành phố trong khu vực và trên thế giới và tăng hiệu quả công tác kêu gọi hợp tác, đầu tư, thu hút khách du lịch.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác xây dựng và phát triển thương hiệu hầu như là thông qua kênh truyền thông, cổ động về du lịch thành phố Đà Nẵng là chủ yếu, vẫn nhận thấy rằng chưa đạt hiệu quả như mong muốn và chưa thực sự trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác xúc tiến đầu tư và thu hút khách du lịch. Nhiều người dân Đà Nẵng không nắm được những thông tin rất cơ bản như số dân, số quận huyện, các khu công nghiệp… Bạn bè quốc tế biết rất ít về Đà Nẵng (nói đến Việt Nam, họ chỉ biết Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế hay Hội An). Tài liệu quảng bá chưa thống nhất, chưa đồng bộ, còn sơ sài. Hình thức truyền thông, cổ động

chưa đa dạng, chưa có sản phẩm đặc trưng và ít có hoạt động tạo tiếng vang lớn. Đối tượng quảng bá chưa được xác định rõ và chưa có trọng tâm, trọng điểm.

Thực tế này đặt ra cho chúng ta một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là làm sao để chính người dân Đà Nẵng hiểu và nắm đầy đủ thông tin về Đà Nẵng để mỗi người Đà Nẵng là một kênh quan trọng quảng bá cho thành phố phải làm sao để bạn bè quốc tế biết đến một Đà Nẵng trẻ trung, năng động và đầy tiềm năng phải làm sao để Đà Nẵng thực sự trở thành một “thương hiệu” trong bối cảnh hội nhập ngày nay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng đã được phân tích và đánh giá dựa trên những hoạt động mà du lịch thành phố đã tập trung khai thác và đã làm được trong thời gian qua. Nghiên cứu dưới gốc độ phân tích những sự kiện du lịch, phân tích mục đích đi du lịch của du khách đến Đà Nẵng, phân tích sự quyết định lựa chọn điểm đến là Đà Nẵng.... Các công tác khảo sát xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của thành phố để từ đó giúp cho du lịch Đà Nẵng có hướng đi cụ thể, nhất định, thích hợp với xu thế hiện nay.

Chương 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU DU LỊCH ĐÀ NẴNG.

Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm và giữa cụm di sản văn hoá thế giới tại miền Trung, hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nguồn nhân lực dồi dào, mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, Đà Nẵng có nhiều tiềm năng và triển vọng để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của miền Trung và là thành phố động lực của cả toàn khu vực.

Trong những năm qua, Du lịch Đà Nẵng đã có rất nhiều nỗ lực để khuyếch trương hình ảnh của mình đến với thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, du lịch Đà Nẵng vẫn chưa có thông điệp chung và gây ấn tượng mạnh. Hình ảnh về điểm đến Đà Nẵng chưa nổi bật và chưa rõ ràng trong tâm trí của du khách, vì vậy chúng ta gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Để khuếch trương hình ảnh và thương hiệu Du lịch Đà Nẵng, đòi hỏi phải có một chiến lược truyền thông, cổ động rõ ràng thông qua một khẩu hiệu và biểu tượng thống nhất.

Du lịch Đà Nẵng đã tăng cường các hoạt động quảng bá thông qua nhiều hình thức phong phú, sinh động và đa dạng với định hướng xây dựng một hình ảnh

Đà Nẵng thân thiện - hấp dẫn - văn minh - an toàn” trong mắt du khách. Tuy

nhiên, đây không thể là một câu khẩu hiệu có thể để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.

Do vậy, hình ảnh về Đà Nẵng vẫn còn rất mờ nhạt trong tâm trí khách du lịch trong nước và quốc tế, chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa tạo được lòng tin cho họ. Điều cơ bản nhất mà du lịch Đà Nẵng đang thiếu là tính chuyên nghiệp. Sự thiếu chuyên nghiệp đó thể hiện ở nhiều khâu, trong đó khâu quan trọng nhất là sự phối kết hợp thiếu hiệu quả của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và liên quan đến du lịch (từ các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển đến siêu thị, các cửa hàng lưu niệm và các điểm du lịch) để chung tay quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng.

3.1. Quan điểm, mục tiêu cho công tác xây dựng và phát triển thƣơng hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.

3.1.1. Quan điểm xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng.

Đà Nẵng sẽ là đô thị hạt nhân, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng, hướng mô hình tập trung đa cực, không gian mở rộng; liên kết hợp tác chặt chẽ với các địa phương vùng KTTĐ miền Trung và cả nước; phát triển trong thế chủ động, tiến mạnh ra biển và hội nhập kinh tế quốc tế và du lịch

Duy trì, phát huy tối đa những thành quả đã đạt được của ngành du lịch trên toàn thành phố. Đồng thời, nhìn nhận và khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiếp thu những kinh nghiệm, cách làm mới của những điển hình trong nước và nước ngoài, luôn có những hướng đi đúng tạo dựng một thương hiệu du lịch vững chải cho thành phố.

Đảm bảo huy động và kết hợp tối đa nội lực du lịch thành phố, duy trì và cũng cố các hoạt động truyền thống. Đồng thời, phát triển các mô hình hoạt động mới đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tinh thần và vật chất của nhân dân. Tăng cường sự nhận thức đúng đắn và có ý thức trách nhiệm cao về thương hiệu, đó là vấn đề sống còn của du lịch thành phố.

Uy tín của sản phẩm và dịch vụ du lịch là sự bền vững của chất lượng, xác định quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố luôn song hành cùng sự phát triển hình ảnh điểm đến, tạo dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng.

Huy động tối đa lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có và không ngừng góp phần bảo vệ, xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn.

Xác định những thể mạnh sẵn có của du lịch, phát triển thương hiệu cho du lịch tạo cơ hội tăng nguồn thu cho thành phố, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố phát triển ổn định, bền vững.

3.1.2. Mục tiêu chung trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng.

Xuất phát từ các quan điểm trên, du lịch Đà Nẵng đã triển khai những hội nghị quan trọng, vạch ra những kế hoạch hành động cho những năm tới nhằm đưa hình ảnh du lịch Đà Nẵng luôn có mặt trong các tour chương trình du lịch đến Đà Nẵng.

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng du lịch thành phố Đà Nẵng trở thành một thành phố chuẩn về du lịch. Đồng thời, đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố với cơ sở vật chất hiện đại, là một trong những nơi có hệ thống vui chơi, giải trí hiện đại ở miền Trung và trong cả nước. Du lịch sẽ là một trong các ngành có mức đóng góp quan trọng vào GDP thành phố.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng cho thành phố, du lịch Đà Nẵng cần xây dựng các dòng sản phẩm du lịch đặc trưng theo phân đoạn thị trường. Trong đó tập trung khai thác khách du lịch đến từ các thị trường trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, khách Việt kiều, khách có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày với những sản phẩm mới như: du lịch hội thảo, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, làm đẹp…..

- Về phát triển thương hiệu, với các lợi thế sẵn có du lịch Đà Nẵng cần phát

huy thương hiệu du lịch điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và các địa danh nổi tiếng của du lịch trong phạm vi thành phố.

- Đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư hạ tầng cũng như vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch.

- Tôn tạo tài nguyên du lịch, nâng cấp các di tích để phát huy khai thác phục vụ du lịch hiệu quả, quy hoạch các công trình kiến trúc có giá trị, phát triển các bảo tàng và các công trình văn hóa lớn phục vụ tham quan du lịch.

- Đầu tư, phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các khu nghỉ dưỡng vùng

ven biển, các khu nghỉ dưỡng núi, sân Golf, các khu du lịch tổng hợp, kết hợp trung tâm thương mại, mua sắm, hội nghị hội thảo.

Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 Bảng 3.1: Dự báo lượng du khách đến Đà Nẵng qua các năm

ĐVT: 1000 khách

(Nguồn: Sở VHTT-DL Đà Nẵng)

3.2. Đề xuất giải pháp về công tác xây dựng thƣơng hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng.

3.2.1. Nghiên cứu thị trường

3.2.1.1. Dự báo lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong những năm tới

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)