Chỉ tiêu Năm
2005 2006 2007 2008 2009
Doanh thu du lịch (Tỉ đồng) 406500 435710 625789 880595 1015000 Tốc độ tăng trưởng liên hoàn (%) 7.18 43.63 40.71 15.26
Chỉ số (2005 = 100) 100 107.18 143.63 140.71 115.26
(Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu ta thấy, doanh thu lĩnh vực du lịch tăng nhanh, năm 2009 doanh thu đạt 1.015.000 tỷ đồng, tăng 15,26% so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 134.405 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 31,61%. Năm 2005 doanh thu đạt 406.500 tỷ đồng, năm 2006 là 435.710 tỷ đồng và đến năm 2009 con số này là 1.015.000 tỷ đồng, xét về mặt chỉ số so với năm 2006 doanh thu du lịch Đà Nẵng đã có sự tăng trưởng đáng kể từ 107,18%, năm 2007 lên đến 143,63% năm 2007. Tốc độ tăng trưởng liên hoàn năm 2006 so với năm 2005 là 7,18%, năm 2007 so với 2006 là 43.63%, nhưng đến năm 2008, 2009 doanh thu du lịch Đà Nẵng đã có
sự chùng xuống 40,72% (năm 2008) và 15,26% (năm 2009), cũng vì lý do ảnh hưởng một phần không nhỏ của nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, nhưng chỉ số thu nhập cũng đã vượt bậc so với các năm. Đó là do đầu tư lớn mà TP dành cho ngành du lịch trong thời gian qua, với sự kiện nổi bật là cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế tổ chức lần đầu tiên được đánh giá rất thành công trong năm 2008. Đây cũng chính là một cơ hội lớn cho sự tăng trưởng về cơ cấu nguồn khách cho những năm tiếp theo.
2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng.
2.2.1. Xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng.
2.2.1.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch của thành phố Đà Nẵng hiệu điểm đến du lịch của thành phố Đà Nẵng
a. Bộ máy lãnh đạo và cơ chế quản lý
Là một trong 5 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung, Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ của miền Trung và của cả nước, và là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, UBND thành phố Đà Nẵng và các sở ban ngành khác (đặc biệt là Sở VHTTDL) đã tập trung đầu tư phát triển cho du lịch, và xác định du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm với lợi thế của Đà Nẵng luôn sẵn có các điều kiện để phát triển du lịch, thành phố đã tập trung đầu tư phát triển, đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho sự đi lên của du lịch thành phố. Chính quyền thành phố và các cấp đã tạo điều kiện phát triển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các cơ chế, chính sách của thành phố. Trong những năm qua, nhiều dự án du lịch lớn đã và đang được thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, tập trung phát triển du lịch, dịch vụ và thương mại, tạo nên nhiều bước đột phá để khai thác tốt tiềm năng và phát huy lợi thế so sánh của thành phố.
Để chứng minh những lợi thế so sánh này, bên cạnh việc phát huy nội lực, thành phố đã có những động thái tích cực trong việc kết nối kinh tế, du lịch với các tỉnh trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung và các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung nói riêng, thúc đẩy các dự án phát triển hạ tầng giao thông như tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Dung Quất, tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây kết nối Đà Nẵng – Bangkok qua các cửa khẩu Sêkông – Pắc xế (Lào), Chongmek Nakhon (Thái Lan), tuyến đường ven biển Đà Nẵng – Hội An; kết nối phát triển du lịch giữa Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế…hợp tác phát triển thông qua việc tổ chức các hội chợ, triễn lãm, hội nghị… về du lịch.
Mọi sự nổ lực không ngừng nghỉ của các cấp chính quyền cho sự phát triển du lịch của thành phố, cơ chế “một cửa” thông thoáng trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây cũng là minh chứng cho sự nổ lực tạo dựng một điểm đến lý thú, hấp dẫn, luôn để lại ấn tượng sâu đậm.
b. Các chính sách phát triển du lịch của thành phố
* Tình hình phát triển các lọai hình du lịch phục vụ khách du lịch
Sử dụng các tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch văn hóa của địa phương, du lịch TPĐN đa dạng hóa nhiều loại hình, sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí cho tất cả các đối tượng khách có nhu cầu. Hiện tại có các loại hình, sản phẩm du lịch sau:
- Du lịch văn hóa:
Khách du lịch đến thăm quan, nghỉ ngơi tại thành phố có thể lựa chọn các sản phẩm du lịch như: du lịch di tích lịch sử cách mạng, du lịch văn hóa truyền thống địa phương, du lịch văn hóa ẩm thực, du lịch tôn giáo.
Thành phố Đà Nẵng rất chú trọng đến khai thác loại hình du lịch văn hóa để phục vụ các đối tượng khách khác nhau. Nhiều điểm di tích văn hóa được phát hiện, đầu tư nâng cấp, làng nghề truyền thống được gìn giữ và phát huy tính độc đáo vốn có của nó như làng đá mỹ nghệ Non Nước, lễ hội cổ truyền được phục hồi và quảng bá.
Gồm các sản phẩm du lịch: du lịch làng quê, du lịch làng nghề truyền thống, du lịch dã ngoại, du lịch sông nước, du lịch điền dã bằng xe đạp hay xe mô tô. Trong đó, du lịch sông nước do doanh nghiệp tư nhân Hàn Giang thực hiện bằng tàu du lịch Hàn Giang trên sông Hàn và tàu du lịch sông Hàn của công ty xây lắp điện 3.1. Tuy nhiên tàu du lịch này chỉ mới được khai thác ở mức độ đơn giản với dịch vụ đi thuyền ngắm cảnh và ăn uống trên thuyền.
- Du lịch làng quê , làng nghề có các sản phẩm du lịch như : Làng đá mỹ nghệ Non Nướ c (Hòa Hải ), nghề làng nước mắm Nam Ô , làng bánh khô mè Cẩm Lệ , làng nghề đan tre , dê ̣t cói Yến Nê , Cẩm Nê (Hòa Tiến), làng chằm nón La Bông (Hòa Tiến), làng chế biến chè Phú Thượng (Hòa Sơn ), làng cổ Túy Loan , làng Phong Nam, làng dân tộc Hòa Bắc.
- Du lịch nghỉ dưỡng:
Ngoài thời gian thực hiện các cuộc hội họp , khách du lịch hội nghị có thể sử dụng loại hình du li ̣ch nghỉ dưỡng biển và du li ̣ch nghỉ dưỡng núi.
Loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển có các dịch vụ : Dịch vụ cho thuê mô tô nước, ca nô, dù bay: Công ty TNHH Hữu Nghi ̣ có 05 mô tô nước, 02 ca nô phu ̣c vu ̣ dịch vụ dù bay và 01 ca nô chở khách , hoạt động tại bãi biển Thanh Bình . Ngoài ra còn có 02 mô tô nước phu ̣c vu ̣ ta ̣i bãi biển Xuân Thiều . Ngoài ra, còn có dịch vụ tàu cao tốc: Từ năm 2004, Công ty 579 (Cienco 5) và Công ty Greenlines đưa vào hoạt đô ̣ng 02 tàu cao tốc, công suất hoa ̣t đô ̣ng 50 khách/chuyến, phục vụ khách theo các tuyến Đà Nẵng – Cù Lao Chàm, Đà Nẵng – Hô ̣i An, Đà Nẵng – Làng Vân.
Loại hình du lịch nghỉ núi với điểm du lịch Bà Nà – Núi Chúa có quy mô đầu tư lớn với hệ với hệ thống cơ sở lưu trú được tạo lập theo nhiều dạng thức : Biệt thự (villa), khách sạn (hotel), khu nhà nghỉ (rest houses), liếp nhà sàn (bungalow)...Nếu thích du khách cũng có thể tự tay căng bạt cắm trại để ngã lưng ven rừng. Đường đến với khu du lịch Bà Nà trước đây thường gây cho du khách cảm giác sợ hãi vì vậy làm giảm lượng du khách đến với Bà Nà . Hiện nay với hệ thống cáp treo đã giúp việc vận chuyển khách lên đỉnh Bà Nà một cách thuận lợi và nhanh chóng. Hệ thống cáp treo Bà Nà ở thành phố Đà Nẵng đã ghi 2 kỷ lục
Guinness thế giới, một là kỷ lục cáp treo một dây dài nhất thế giới và kỷ lục thứ hai là có khoảng cách độ cao chênh lệch lớn nhất giữa ga trên và ga dưới. Hãng thông tấn Bernama của Malaysia trích nguồn tin của Thông tấn xã Việt Nam nói rằng hệ thống này nối từ chân núi Bà Nà tới đỉnh Vọng Nguyệt có chiều dài 5,042 km và có độ cao chênh lệch 1,29km.Vì vậy, Bà Nà trở thành điểm du lịch hấp dẫn với các hoạt động nghỉ ngơi, lửa trại, leo núi rất thích hợp với đối tượng khách hội nghị kết hợp nghỉ ngơi với các hoạt động giao lưu tập thể.
- Du lịch thể thao bao gồm du li ̣ch lă ̣n và du li ̣ch thể thao trên biển . Đối với du li ̣ch lă ̣n du khách có thể tự tổ chức lă ̣n biển ta ̣i khu vực bán đảo Sơn Trà hoă ̣c s ử dụng dịch vụ lặn do Công ty TNHH Đông Á - đơn vị duy nhất đươ ̣c phép kinh doanh – khai thác từ năm 2000 tại khu vực Đông Nam Bán đảo Sơn Trà . Đối với du lịch thể thao trên biển , khách du lịch có thể sử dụng các dịch vụ cho t huê mô tô nước, ca nô, dù bay do Công ty TNHH Hữu Nghị cung cấp .
- Du lịch sinh thái: Gồm các loa ̣i hình: du li ̣ch sinh thái biển, du li ̣ch sinh thái sông hồ, du li ̣ch sinh thái rừng , du li ̣ch sinh thái hang đô ̣ng . Đối với loại hình d u lịch sinh thái rừng núi, thành phố Đà Nẵng có khu du lịch bán đảo Sơn Trà hiện nay đã được đầu tư mạnh về đường sá, điện chiếu sáng, cũng như hệ thống các cơ sở lưu trú và nhà hàng phát triển mạnh. Bên cạnh đó hệ động thực vật còn hoang sơ ở đây thích hợp cho các tour du lịch khám phá trong thời gian 1-2 ngày rất phù hợp để phục vụ khách du lịch.
- Đối với loại hình du lịch sinh thái hang động , Đà Nẵng có núi Ngũ Hành Sơn. Điểm du lịch Ngũ Hành Sơn phù hợp cho khách tham quan loại hình hang động kết hợp chùa chiền , thời gian tham quan ngắn và các dịch vụ phục vụ khách ngoài tham quan và chụp ảnh không có hoạt động khác , thời gian tham quan gói gọn khoảng 2-3 giờ.
- Du lịch giải trí, mua sắm
Đối với loại hình du lịch giải trí , mua sắm chỉ đơn điê ̣u du li ̣ch câu cá và du lịch mua sắm . Các trung tâm mua sắm tại thành phố Đà Nẵng có qui mô nhỏ , các mă ̣t hàng cao cấp giá cả còn quá đắt đỏ và ít có chương trình giảm giá.
c. Môi trường du lịch
UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các cấp, ngành và địa phương liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 02/2007/CT-UBND ngày 11/01/2007 của UBND TP về tăng cường công tác quản lý và chấn chỉnh môi trường du lịch tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn; Tăng cường và có biện pháp cụ thể tuyên truyền giáo dục, quản lý đối với các đối tượng cò mồi, bán hàng rong, xe thồ... tại các điểm tham quan du lịch. Theo chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng, chính quyền các quận, huyện phải chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo an ninh trật tự , bảo vệ môi trường cảnh quan tại các bãi biển du lịch công cộng , các điểm tham quan du lịch thuộc địa bàn quản lý; thực hiê ̣n chính sách “Thành phố biển, xanh, sạch đẹp”, phạt tiền với những hành vi xả rác và phóng uế bừa bãi ; Thành phố thực hiện khẩu hiệu “Thành phố 5 không”: không có hô ̣ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiê ̣n ma túy trong cô ̣ng đồng và không có giết người cướp của.
Các biện pháp trên đã góp phần làm nổi bật thành phố Đà Nẵng với môi trường ổn đi ̣nh, trong sa ̣ch, an toàn với mo ̣i du khách.
c. Chính sách marketing về cơ sở vật chất kỹ thuật
Tập trung các chính sách Marketing cơ sở vật chất kỹ thuật hướng đến việc hình thành các trung tâm hội nghị, triễn lãm phục vụ tất cả các đối tượng khách. Đặc biệt, trong thời gian này, thành phố tập trung hướng đến thị trường khách MICE.
Ngoài ra mở rộng và nâng cấp nhiều tuyến đường trọng điểm, hoàn thành tiến độ xây dựng cầu Hòa Xuân đưa vào hoạt động. Triển khai xây dựng công trình cầu Rồng, để rút ngắn khoảng cách đôi bờ sông Hàn và các tuyến đường huyết mạch khác vào trung tâm thành phố, đến các điểm du lịch.
d. Chính sách marketing con người
Tính đến cuối năm 2009, Đà Nẵng có 814.551 người, trong đó số người trong đô ̣ tuổi lao đô ̣ng là 525.400 người, chiếm trên 50% dân số của thành phố . Đà Nẵng là mô ̣t trong những đi ̣a phương có chỉ số HDI cao nhất nước , hê ̣ thống giáo
dục hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến đại học . Thành phố đã hoàn thành phổ cấp giáo dục trung học cơ sở và đang tiến tới mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông trung học . Thành phố có hệ thống các trường đại học , cao đẳng , trung học chuyên nghiê ̣p của thành phố thực hiê ̣n chuyên ngành đào ta ̣o trên hầu hế t các lĩnh vực khoa ho ̣c , kỹ thuâ ̣t, kinh tế , sư pha ̣m , ngoại ngữ , kiến trúc , du li ̣ch…Bên ca ̣nh trường Đa ̣i ho ̣c kinh tế đào ta ̣o sinh viên chuyên ngành quản trị du lịch dịch vụ , thành phố còn nhiều trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp khác cung cấp nguồn nhân lực cho ngành du li ̣ch như trường Cao đẳng nghiê ̣p vu ̣ du li ̣ch , Cao đẳng nghề Đà Nẵng , Trung cấp Thăng Long , Trung Cấp Viê ̣t Úc , Cao đẳng Nghề Hoàng Diệu, Cao đẳng Nghề Nguyễn Văn Trỗi, Cao đẳng Đức Trí, Đa ̣i ho ̣c dân lâ ̣p Duy Tân, Đa ̣i ho ̣c Đông Á, Đại Học Kiến Trúc…Để nâng cao chất lượng của nguồn lao đô ̣ng chất lượng cao , song song với viê ̣c cử những sinh viên, cán bộ xuất sắc sang tu nghiê ̣p ta ̣i các quốc gia phát triển về giáo du ̣c , thành phố còn áp dụng chính sách “chiêu mộ người tài” từ các tỉnh khác , các nước khác về phục vụ cho thành phố và giữ chân những tài năng trẻ ở la ̣i phu ̣c vu ̣.
Hiê ̣n ta ̣i, lao đô ̣ng phu ̣c vu ̣ trong ngành du li ̣ch là hơn 5000 lao đô ̣ng nhưng chỉ có 45% đã qua đào ta ̣o ta ̣i các trường đa ̣i ho ̣c , cao đẳng , trung ho ̣c da ̣y nghề (thờ i ha ̣n 02 năm), 35% qua các lớp bồi dưỡng nghề ngắn ngày. Trong đó, lao đô ̣ng ngành kinh doanh khách sạn chiếm 70% khoảng 3500 lao đô ̣ng năm 2009. Dự kiến đến cuối năm 2010 số phòng khách sa ̣n tăng lên 6000 phòng và năm 2015 là 7000 phòng. Với số lượng phòng như trên đến nă m 2015 cần 7000 – 7500 lao đô ̣ng tay nghề cao. Như vâ ̣y thành phố đang thiếu nguồn nhân lực cho ngành du li ̣ch trầm trọng.
2.2.1.2. Nguồn vốn cho công tác xây dựng thương hiệu
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, song TPĐN vẫn huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư và thu hút đầu tư để phát triển.
Do có sự quan tâm và tập trung chỉ đạo của các ngành, địa phương bằng cơ chế, chính sách, chỉ đạo thực tiễn, tạo môi trường thông thoáng và tạo điều kiện
thuận lợi để kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động, phát triển theo cơ chế thị trường. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trong năm vừa qua đạt được 15.300 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch chiếm 28,3% cụ thể : + Dự án nƣớc ngoài 10 Tổng cộng: 55 dự án