Đối với UBND thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 119)

Với hoạt động mua sắm tại các khu phố trung tâm luôn nhộn nhịp cần phát huy hơn nữa loại hình văn hóa ẩm thực trên địa bàn thành phố. Kiến nghị với UBND thành phố cho phép mở lại khu phố mua sắm, khu phố ẩm thực vào ban đêm.

Mở thêm các đường bay quốc tế mới đến Đà Nẵng. Với số lượng Việt Kiều từ Hoa Kỳ (như đã phân tích phần 3.2.1.2), nên đề xuất mở đường bay thẳng đến Hoa Kỳ và ngược lại, nhằm khai thác mức độ thuận tiện để khách là Việt Kiều trở về quê hương du lịch, thăm thân, làm ăn...được thuận tiện

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch cho thị trường khách Thái Lan, Lào trên truyến hành lang Kinh tế Đông Tây điểm cuối cùng là cảng Đà Nẵng, nên tạo những sản phẩm khác biệt hơn không để khách so sánh với du lịch Thái Lan.

3.5.2. Đối với Sở Văn hóa Thể Thao Du lịch thành phố Đà Nẵng

Tham mưu cho thành phố trong việc hoạch định rõ từng bước đi cụ thể trong tiến trình xây dựng thương hiệu cho thành phố. Cần chung tay với Nhà nước – Nhà doanh nghiệp du lịch – Cư dân địa phương tạo nỗ lực phấn đấu đưa hình ảnh du lịch của thành phố Đà Nẵng ngày càng vươn ra thế giới bên ngoài.

Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa truyền thống, các sự kiện lễ hội, tạo thêm nhiều sự kiện lễ hội mới như thể thao, văn hóa. Luôn làm mới các sản phẩm du lịch của địa phương thông qua các chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng du lịch.

Tiếp tục mở các lớp đào tạo HDV du lịch tiếng Nhật, tương lai gần là tiếng Thái dưới sự bảo trợ của UBND thành phố và Sở Ngoại Vụ Đà Nẵng.

Tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua việc kiểm tra thẩm định cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, vệ sinh an tòan thực phẩm, vệ sinh môi trường tại nơi kinh doanh du lịch và các nơi công cộng (sân bay, bến cảng, nhà ga…).

Mở các lớp dạy miễn phí các kỹ năng mềm trong du lịch cho các trường có ngành học về du lịch và cho người dân là công dân của thành phố Đà Nẵng có nhu cầu học tập, tìm hiểu và muốn trực tiếp tham gia vào công tác ngành du lịch.

3.5.3. Đối với Trung Tâm Xúc Tiến du lịch Đà Nẵng

Lập kế hoạch, hoạch định chi phí cho công tác xây dựng thương hiệu du lịch thành phố. Triển khai những hoạt động cụ thể trong từng giai đoạn 3 năm và 5 năm, nhằm tích hợp và ứng dụng những liệu pháp xây dựng thương hiệu du lịch thành phố.

Đầu tư mạnh cho công tác quảng bá và xúc tiến du lịch thành phố Đà Nẵng đến thị trường trong và ngoài nước.

Phối hợp với các ban ngành để có những chương trình du lịch đặc biệt, kêu gọi đầu tư, thu hút khách du lịch thông qua các hoạt động du lịch được tổ chức đều đặn.

3.5.4. Đối với các công ty lữ hành, khách sạn đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thành phố Đà Nẵng

Nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm mới tạo lực hút cho khách du lịch đến với thành phố ngày một nhiều hơn thông qua các gói sản phẩm độc đáo như thăm bán đảo Sơn Trà bằng máy bay trực thăng đã được đưa vào khai thác trong thời gian qua.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác xây dựng và phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng ở chương 2, tác giả đã phân tích những điểm mà Đà Nẵng đã làm được và chưa phát huy hết ưu thế. Đồng thời đề xuất các giải pháp trong nội dung chương 3.

Để xây dựng và phát triển được thương hiệu du lịch, tác giả phân tích theo tiến trình xây dựng thương hiệu du lịch và đưa ra các giải pháp nhằm duy trì và phát triển hình ảnh điểm đến du lịch tại Đà Nẵng thông qua sự kết nối với các hãng lữ hành, thông qua các kênh truyền thông trực tiếp. Tác giả xây dựng giải pháp về thiết kế các sản phẩm hỗ trợ, hoàn thiện các điều kiện đón tiếp, về nhân lực cho du lịch thành phố, và một vài giải pháp khác.

Qua đó, ngoài nhiệm vụ thu hút khách du lịch lựa chọn điểm đến du lịch tại thành phố Đà Nẵng, thành phố cần tập trung xúc tiến nhanh các đường bay quốc tế, nâng cấp các khách sạn 1, 2 sao lên 3 sao, thiết lập chính sách giá phù hợp... cũng đã được đề cập trong các giải pháp hỗ trợ tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch.

KẾT LUẬN

Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch là một hoạt động vô cùng cần thiết, có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ riêng một tỉnh thành phố đó, mà bên trong đó là các doanh nghiệp, các tổ chức khác có thêm điều kiện cơ hội mới để hội nhập và phát triển.

Qúa trình nghiên cứu luận văn “Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng” có thể được tóm lược qua các nội dụng cơ bản sau:

+ Về mặt lý thuyết:

Tác giả sử dụng lý thuyết trong xây dựng một thương hiệu mạnh làm nền tảng cho các bước tiến trình xây dựng một thương hiệu điểm đến, và tạo mọi nỗ lực cố gắng trong công tác giữ được hình ảnh và đưa hình ảnh điểm đến đó duy trì và vượt qua tầm địa phương. Trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết này trong điều kiện thực tiễn về du lịch của thành phố, tác giả bóc tách và nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm đưa hình ảnh đó luôn trong tâm trí của du khách khi đến du lịch tại Đà Nẵng.

+ Về mặt nghiên cứu thực nghiệm:

Luận văn đã tổng hợp một khối lượng lớn thông tin, dữ kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình nghiên cứu, do tính mới mẻ của đề tài nên tác giả đã tiến hành điều tra tập trung về khách, và phỏng vấn các chuyên gia chuyên ngành du lịch đang công tác tại các công ty lữ hành và của sở ban ngành. Quá trình điều tra đảm bảo tính khách quan, khoa học và trung thực nên các số liệu điều tra có độ tin cậy cao. Qua đây, đề tài đã cung cấp một nguồn dữ liệu sát thực về các mặt nghiên cứu các điểm đến thu hút khách trên địa bàn, mức độ hài lòng khi khách tiêu dùng và trải nghiệm những gì có được qua chuyến du lịch tại thành phố này.

+ Về mặt giải pháp:

Trên cơ sở lý thuyết, nguồn số liệu thu thập cũng như những mục tiêu mang tính chiến lược, đường lối của thành phố đối với việc cần có một thương hiệu và giữ được thương hiệu du lịch Đà Nẵng trong tương lai gần, tác giải đã mạnh dạn đề

xuất những công việc cho tiến trình xây dựng một thương hiệu, đề xuất phương hướng cho việc phát triển thương hiệu: định hướng về thị trường khách, xác định sản phẩm du lịch trọng tâm và sản phẩm du lịch hỗ trợ, các giải pháp phát triển cho một thương hiệu.

Xây dựng một thương hiệu, gìn giữ và phát triển thương hiệu du lịch là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển không chỉ cho ngành du lịch Việt Nam, mà thành phố Đà Nẵng là một trung tâm du lịch có đủ các yếu tố, các điều kiện để phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch tổng hợp, luôn luôn hiện hữu, lưu giữ hình ảnh ấn tượng .trong tâm trí khách du lịch.

Với luận văn “Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng”, tác giả đã tập trung phân tích rõ những vấn đề cho tiến trình xây dựng thương hiệu và thông qua đó đưa ra những định hướng trong công tác phát triển thương hiệu du lịch thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đây tác giả xin được gửi lời cám ơn đặc biệt đến PGS.TS Trần Thị Minh Hòa đã tận tình hướng dẫn về phương pháp khoa học và nội dung của đề tài. Đồng thời cung cấp những tài liệu quý báu giúp tác giả có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm khi thực hiện đề tài này.

Tập thể các anh, chị, em đồng nghiệp, bạn bè tại doanh nghiệp chi nhánh Vietravel tại Đà Nẵng; bộ phận văn phòng; Phòng nghiên cứu khoa học; Phòng Nghiệp Vụ Du lịch Sở VHTTDL thành phố Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thêm tài liệu, góp ý cho bài viết của tác giả.

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp CHDL5 đã hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn này.

Hà Nội, 11/2010.

Tác giả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Báo diễn đàn Doanh Nghiệp – Nguyệt San số tháng 9 (2008), bài nói chuyện giữa chuyên gia Richard Moore, giám đốc công ty TNHH Richard Moore Assosiates với các doanh nghiệp.

2. Báo cáo kết quả ngành VHTTDL thành phố Đà Nẵng năm 2009

3. Nguyễn Văn Dung (2009), Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch cho thành phố, NXB Giao Thông Vận Tải

4. Nguyễn Văn Dung (2009), Xây Dựng Thương Hiệu mạnh, NXB Giao Thông Vận Tải

5. Nguyễn Thu Hạnh - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Phương pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 6 &

7/2010

6. Phạm Thị Lan Hương, Trường ĐH Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng, Những thách thức và bất lợi đối với việc xây dựng thương hiệu Quốc gia cho các nước đang phát triển, Tạp chí Công Nghệ - Đại Học Đà Nẵng số 15/ 2008

7. Võ Văn Quang – chuyên gia thương hiệu, “Brand – Thương hiệu”, Tạp chí VNBRAND, số thứ 5, 28/5/2009

8. Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Thể Thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

9. Quy hoạch phát triển Kinh Tế - Xã Hội thành phố Đà Nẵng năm 2010.

10. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang lược dịch từ tác phẩm “Lòng đam mê thương hiệu và các yếu tố tác động vào nó” của tác giả Barrett

(2005), tạp chí Phát triển kinh tế TPHCM số 153: 2-5.

11. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang trích từ Keller, KL (2003)

“Understanding Brand, Brand and Brand Equity Intercrative Marketing”,

trường Đại học Kinh Tế TPHCM.

12.Nguyễn Anh Tuấn, Xây dựng và quảng bá du lịch Việt Nam, Tạp chí du lịch số 36 (12.2008)

13. Nguyễn Anh Tuấn, Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt

Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 8/2010.

14. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê TP.HCM

15. Lý Quý Trung (2007), Xây dựng Thương hiệu dành cho Doanh nghiệp Việt

Nam đương đại, NXB Trẻ (TPHCM).

Tài liệu tiếng Anh

16. Acher, D.A, Branding strong brands (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Bennett, P.D (1995) Dictionary of Marketing Terms, ILLLinnois, America Marketing Association

18. Cai, L (2002), Cooperative branding for rural destination

19. Cathy Hsu & Liping A. Cai (2009), Brand knowledge, Trust and Loyalty – A Conceptual Model of Destination Branding, University of Massachusetts, Amherst.

20. Giuseppe Marzano (2007), Relevance of power in the collaborative process of destination branding, The Unversity of Queensland, Ipswich, Queensland, Australia.

21. Fred R. David (2002), Concepts of Strategic Management.

22. Morgan M (2005), Destination branding: Creating the unique destination proposition, journal of vacation marketing, ABI/ INFORM Global, p, 87. 23. Peshuwa Acharya, World Tourism Conference, UNWTO. Manila 20th – 22nd

March 2006.

24. Simon Anholt (2005), The Anholt – GMI city Brands Index, How the world

sees the world’s cities, place branding, 18 – 31.

25. Simon Anholt (2007): “New Brand Justice”

26. World Tourism Organization (2004), Indicators of sustainable development of tourism destination: Aguidebook. Madrid.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu thăm dò ý kiến khách du lịch i

Phụ lục 2. Visitor survey iv

Phụ lục 3. Khách có suy nghĩ gì khi đến Đà Nẵng vii

Phụ lục 4. Mục đích đến Đà Nẵng ix

Phụ lục 5. Các điểm khách đến thăm xi

Phụ lục 6. Ấn tượng nhất đối với điểm nào? xii

Phụ lục 7. Đánh giá về các điểm du lịch xiv

Phụ lục 8. Phân tích ý nghĩa về mặt điểm số đánh giá các điểm du lịch xvi Phụ lục 9. Ấn tượng tốt nhất đối với điểm du lịch tại thành phố xx Phụ lục 10. Khách tìm hiểu thông tin qua kênh thông tin nào xx

Phụ lục 11. Biểu tượng thành phố Đà Nẵng xxii

Phụ lục 12. Đánh giá về biểu tượng Đà Nẵng. xxiii Phụ lục 13: Quy hoạch bảo tàng ở thành phố Đà Nẵng xxiv Phụ lục 14: Dự báo giá trị tăng thêm ngành VHTTDL đến 2020 xxv Phụ lục 15. Danh mục dự án chủ yếu ngành VHTT và Du lịch giai đoạn

2010-2020

xxv

Phụ lục 16: Các dự án đầu tư du lịch giai đoạn 2011-2020 xxvi Phụ lục 17. Một số hình ảnh trong quá trình tác giả đi khảo sát xxxiii

Phụ lục 1. PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH

Xin chào quý khách. Tôi là học viên cao học năm cuối chuyên ngành Du Lịch học, tại trường Đại Học KHXHNV (Đại Học Quốc Gia Hà Nội). Tôi đang triển khai nghiên cứu đề tài: “Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng”. Để giúp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu, rất mong quý khách dành chút ít thời gian điền vào bảng hỏi dưới đây. Những thông tin mà quý khách cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng với một mục đích nào khác.

Rất mong sự hợp tác và giúp đỡ của quý khách.

Xin quý khách điền dấu “x” vào phương án quý khách cho là phù hợp. 1. Đây là lần thứ bao nhiêu qúy khách đến du lịch tại thành phố Đà Nẵng?

 Lần đầu tiên  Lần thứ 2  Lần thứ 3  Hơn 3 lần 2. Trước khi đặt chân đến thành phố Đà Nẵng, quý khách có suy nghĩ gì về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thành phố này?.

 Có nhiều phong cảnh đẹp  Nhiều bãi biển đẹp

 Giá cả hợp lý  Phục vụ chu đáo

 An ninh (an toàn)  Khác

3. Quý khách đã được tham quan những điểm nào dưới đây. (Quý khách có thể lựa chọn nhiều điểm khác nhau)

 Khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ  Danh thắng Ngũ Hành Sơn

 Khu du lịch sinh thái Suối Lương  Khu du lịch Bán đảo Sơn Trà

 Bảo tàng điêu khắc Chăm  Đèo Hải Vân

 Các bãi biển  Thành Điện Hải

 Các điểm khác. Cụ thể ……….

4. Quý khách có ấn tượng tốt nhất đối với:

 Khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ  Danh thắng Ngũ Hành Sơn

 Khu du lịch sinh thái Suối Lương  Khu du lịch Bán đảo Sơn Trà

5. Quý khách đánh giá như thế nào về các điểm du lịch nêu trên theo các tiêu chí sau. (Có thể khoanh tròn phương án trả lời)

Rất tốt (1) Tốt (2) Chưa tốt (3) a) Thiết kế hành trình tham quan các điểm du lịch   

b) Phong cảnh tại các điểm du lịch   

c) Môi trường vệ sinh tại các điểm du lịch   

d) Kiến trúc của các công trình dịch vụ trong khuôn

viên điểm du lịch   

e) Các dịch vụ phục vụ tại điểm du lịch (ăn uống, vệ

sinh, hàng lưu niệm…)   

f) Chất lượng của công tác trùng tu, tôn tạo các điểm du

lịch   

g) Kiến thức của HDV du lịch về văn hóa lịch sử   

6. Mục đích đi du lịch của quý khách: (Có thể lựa chọn nhiều phương án)

 Nghỉ ngơi.  Khám phá

 Vui chơi, giải trí  Công vụ

 Thăm thân  Khác

7. Quý khách sẽ tham gia vào các hoạt động nào dưới đây tại các điểm du lịch

Tìm hiểu văn hóa ẩm thực địa phương Tham quan nơi ở và sinh hoạt của người dân địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tham gia các hoạt động lễ hội Tham gia các trò chơi dân gian

Tham quan các công trình tại điểm du lịch Tham quan các công trình nghệ thuật gắn với việc khai thác giá trị của điểm đến Nghỉ trong các nhà nghỉ theo phong cách

kiến trúc truyền thống của địa phương

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 119)