Thực trạng về cách thức tổ chức đánh giá sau khi kết thúc trò chơi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên Xã hội ở lớp 3 bậc Tiểu học_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH (Trang 52)

đánh giá đợc khách quan .

1.2.5. Thực trạng về cách thức tổ chức đánh giá sau khi kết thúc trò chơi. chơi.

Qua quan sát một số giờ dạy học Tự nhiên và Xã hội cùng với trao đổi trò chuyện với các giáo viên, chúng tôi thấy có một số trò chơi không cần lời đánh giá, nhận xét vẫn phân biệt đợc đội thắng, đội thua. Nhng có nhiều trò chơi sau khi các em chơi xong phải nhận xét, đánh giá kết quả.Về vấn đề này, ý kiến từ phía các giáo viên trực tiếp đứng lớp cũng có nhiều điểm khác nhau:

Có ý kiến cho là thờng sau khi học sinh chơi xong, giáo viên tự mình đánh giá, nhận xét và công bố kết quả.

Nhng cũng có ý kiến cho rằng: thờng cho học sinh nhận xét nếu thấy kết quả đó cha đúng thì giáo viên điều chỉnh lại. Sau đó giáo viên mới đánh giá, tổng kết lại và đa ra kết quả.

Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng: nếu cho học sinh tham gia đánh giá thì sẽ lôi cuốn đợc cả lớp tham gia vào trò chơi, vì trò chơi nhiều khi chỉ có một số học sinh tham gia chơi, còn lại các em ngồi dới lớp cổ vũ các bạn. Vì vậy cho các em tham gia đánh giá các bạn trong khi chơi là tạo điều kiện cho các em tham gia vào trò chơi ... Chỉ một khâu tổng kết đánh giá trò chơi nhng thực sự cũng có nhiều ý kiến. Sau khi quan sát hai giờ dạy Tự nhiên và Xã hội (ở biên bản số 1 và số 3) tôi nhận thấy các giáo viên đều sử dụng cách đánh giá, tổng kết là cho học sinh tham gia đánh giá sau đó giáo viên mới đánh giá, tổng kết lại. Việc làm này gián tiếp là một biện pháp quản lý lớp vì các em có chú ý lắng nghe, theo dõi các bạn chơi thì mới có thể nhận xét, đánh giá đúng đợc kết quả. Nếu học sinh nhận xét, đánh giá đúng thì cũng đợc ghi điểm, nếu không theo dõi dẫn đến nhận xét cha đúng sẽ bị nhắc nhở và trừ điểm. Cũng có những trò chơi không cần nhận xét, tổng kết sau khi chơi bởi chơi đến đâu đã biết ngay kết quả đến đó.

Nh vậy, việc tạo điều kiện để học sinh tham gia vào việc nhận xét, đánh giá cũng rất cần thiết và quan trọng nhằm giúp các em thấy rõ vai trò của mình và tự tin hơn trong học tập, trong cuộc sống.

1.3. Thực trạng và hiệu quả của trò chơi học tập đối với giờ học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở Tiểu học.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên Xã hội ở lớp 3 bậc Tiểu học_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w