Thực trạng về cách thức chọn thời điểm tổ chức trò chơi học tập.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên Xã hội ở lớp 3 bậc Tiểu học_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH (Trang 48)

Để tìm hiểu thực trạng về cách thức chọn thời điểm tổ chức trò chơi học tập chúng tôi sử dụng phiếu điều tra với nội dung:

Thầy (cô) thờng tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 vào thời điểm nào trong các thời điểm sau:

a. Đầu tiết học b. Giữa tiết học c. Cuối tiết học

Đối tợng điều tra

Tổng số phiếu

điều tra ý kiến

Giáo viên lớp 3 13 a b c

0/13 4/13 9/13

Từ kết quả thu đợc ta thấy đa số giáo viên đã lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi vào cuối tiết học. Khi đợc hỏi vì sao thầy (cô) lại chọn thời điểm tổ chức trò chơi cho học sinh vào cuối tiết học các thầy cô cho biết: Nên tổ chức trò chơi vào phần củng cố bài học khi thời gian của tiết học còn khoảng 5 – 6 phút. Sau khi học sinh đã nỗ lực tự giác giải quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu chuyển sang một hình thức học tập mới (trò chơi) thì các em sẽ đợc chuyển từ trạng thái “căng thẳng” sang một trạng thái “hng phấn”, làm thay đổi động hình, chống sự mệt mỏi. Bên cạnh đó, các thầy cô giáo còn nhấn mạnh: Học sinh Tiểu học thờng hiếu động, nghịch ngợm, hồn nhiên và nhiều khi không biết tự kiềm chế. Vì thế nếu tổ chức trò chơi vào thời điểm đầu hoặc giữa tiết học thì các em sẽ hng phấn chỉ thích chơi khó tập trung vào bài học. Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn. Điều đó khẳng định nhiều giáo viên đã biết lựa chọn thời điểm hợp lý để tổ chức trò chơi nhằm phát huy tốt hiệu quả và tác dụng của phơng pháp này.

Tuy nhiên, chúng ta cũng lắng nghe ý kiến của các thầy cô chọn cách 2 là cách tổ chức trò chơi ở giữa tiết học. Theo các thầy cô: đã gọi là trò chơi học tập có nghĩa là trò chơi không phải mang tính chất ngẫu nhiên mà là trò chơi có mục đích. Vì vậy, trong bất kì phần nào của bài học cũng có thể sử dụng phơng pháp này, miễn sao là phải tổ chức thật khéo léo. Học sinh nhiệt tình tham gia trò chơi nhng khi chuyển sang phần khác các em không bị ảnh hởng của d âm về trò chơi vừa rồi. Đây cũng là nhận định khá hợp lý bởi thực ra phơng pháp trò chơi không bắt buộc phải sử dụng ở một thời điểm cụ thể nào cả. Những chuyên gia về giáo dục chỉ lu ý là nên sử dụng vào cuối mỗi tiết học sẽ phát huy đợc nhiều tác dụng hơn. Còn trong phạm vi bài học nếu

biết cách tổ chức thì có thể áp dụng vào giảng dạy tại bất cứ thời điểm nào, miễn là đừng quá lạm dụng để biến một giờ học thành giờ chơi hoàn toàn.

Thậm chí theo một số nhà nghiên cứu cũng có thể sử dụng trò chơi học tập ở ngay đầu tiết học với một khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích tạo tâm thế cho học sinh khi bớc vào một tiết học.

Nh vậy các giáo viên đều nhận thức đợc vai trò và tác dụng của việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong giờ học. Song tuỳ thuộc vào quan điểm cá nhân mà các thầy cô đã lựa chọn những thời điểm khác nhau để tổ chức trò chơi. Điều này đợc thể hiện rõ ở các tiết dạy học mà chúng tôi đợc quan sát.

ở biên bản số 1: Trò chơi đợc giáo viên tiến hành cuối tiết học sau khi học sinh đã cùng nhau thảo luận để nắm đợc nội dung bài học và thực tế là qua việc vui chơi không khí lớp học vui vẻ, sôi nổi hẳn lên. Điều này cho thấy từ nhận thức đến cách làm trên thực tế giờ dạy của giáo viên là đúng đắn, phù hợp.

ở một số tiết học khác, giáo viên đã tổ chức trò chơi vào đầu tiết học để nhằm mục đích giới thiệu bài mới, tạo không khí vui vẻ thoải mái cho giờ học cũng khá thành công.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên Xã hội ở lớp 3 bậc Tiểu học_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH (Trang 48)