Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu giải thích động cơ mua đồ chơi gỗ trẻ em của các hộ gia đình tại thành phố nha trang (Trang 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Nghiên cứu sơ bộ

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về động cơ mua đồ chơi gỗ trẻ em đã trình bày tại chương 1, luận văn đã đề xuất mô hình và giả thiết nghiên cứu để định hướng cho các bước nghiên cứu tiếp theo.

Sau khi đã có giả thiết nghiên cứu, bước tiếp theo chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm để khẳng định và khám phá về các nhân tố có ảnh hưởng đến động cơ mua đồ chơi gỗ như: thái độ tích cực, cảm nhận rủi ro, trách nhiệm đạo lý, kỳ vọng vào sự thành đạt của trẻ trong tương lai, cảm nhận hành vi xã hội, kiến thức, thói quen mua sắm, điều kiện mua sắm, ý định/động cơ mua hàng và các nhân tố khác nếu có (Phụ lục 1). Qua kết quả các cuộc thảo luận nhóm, hình thành thang đo nghiên cứu sơ bộ.

Thang đo nghiên cứu sơ bộ được thiết kế nhằm xác định các chỉ báo của các nhân tố có quan hệ đến việc giải thích động cơ mua đồ chơi gỗ trẻ em. Các chỉ báo này sử dụng thang đo likert với 7 mức đo lường để đánh giá mức độ đồng ý/ không đồng ý của người tiêu dùng. Các câu hỏi đưa ra nhằm xác định các chỉ báo được tổng hợp từ kết quả của cuộc thảo luận nhóm và từ ý kiến giáo viên hướng dẫn. Mục đích của các thông tin cơ bản trong bản câu hỏi dùng để làm rõ yếu tố thái độ tích cực, cảm nhận rủi ro, kiến thức, trách nhiệm đạo lý, thói quen mua sắm, kỳ vọng sự thành đạt của trẻ trong tương lai, cảm nhận hành vi xã hội, điều kiện mua sắm có tác động và hình thành như thế nào đến động cơ và ý định mua hàng. Ngoài ra, việc khảo sát còn thu thập thêm các thông tin liên quan đến cá nhân tham gia khảo sát như: giới tính, tuổi, trình

độ học vấn, tình trạng gia đình, số trẻ trong gia đình, nghề nghiệp, thu nhập bình quân để tìm các mối liên hệ.

Xây dựng thang đo:

Một phần của tài liệu giải thích động cơ mua đồ chơi gỗ trẻ em của các hộ gia đình tại thành phố nha trang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)