Kinh nghiệm phát triển du lịch tại một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 33)

7. Bố cục đề tài

1.2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch tại một số địa phương trong nước

1.2.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch tại thành phố Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là một thành phố miền núi Tây Bắc Việt Nam, là vùng đất biên cương giàu tiềm năng và có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Điện Biên là nơi sinh sống của 21 dân tộc anh em với sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên có truyền thống yêu nước, yêu quê hương, núi rừng, bản làng, có tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. Nhắc đến Điện Biên, trong ký ức và tâm hồn người Việt Nam luôn nhớ về cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1945 - 1955 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Điện Biên Phủ đã trở thành một địa danh du lịch lịch sử văn hoá và sinh thái nổi tiếng của thành phố Điện Biên Phủ đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh quần thể di tích Chiến thắng ở Điện Biên Phủ thì những di tích lịch sử khác như thành Bản Phủ, tháp Mường Luân, Sở Chỉ huy Chiến dịch ở Mường Phăng, bia hận thù Noong Nhai, di tích Vừ A Dín, các cảnh quan thiên nhiên như hồ Pá Khoang, rừng nguyên sinh Mường Nhé, Mường Toong, động Pá Thơm, suối nước nóng Uva và những bản sắc văn hoá của các dân tộc tỉnh Điện Biên cũng là những nguồn tài nguyên quý giá để Điện Biên phát triển du lịch.

Không chỉ là điểm nhấn về du lịch lịch sử, thành phố Điện Biên Phủ còn có thế mạnh về du lịch văn hóa. Với 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc mang bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập quán riêng,

Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ đã quan tâm đầu tư, phục hồi những làn điệu dân ca Thái, lễ hội, các món ăn dân tộc, tạo sự hấp dẫn, thu hút khách tham quan. Một số bản văn hóa du lịch đã được quan tâm đầu tư nhằm khôi phục và phát triển văn hóa cộng đồng của dân tộc Thái, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách, như: bản Him Lam 2, Phiêng Lơi, Noong Bua, Noong Chứn, bản Mớ. Ngoài ra, Điện Biên còn có các khu du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, như: Thành Bản Phủ; suối khoáng nóng Uva, Pe Luông, bản Sáng; du lịch vãn cảnh như: động Pa Thơm, hồ Pa Khoang, Tháp Mường Luân, Chiềng Sơ, Huổi Phạ, Hồng Khếnh…

Nhận thức được những tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, trong những năm qua, thành phố Điện Biên Phủ đã tăng cường nguồn lực, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình kiến trúc phục vụ phát triển du lịch, như: dự án trùng tu, tôn tạo các cụm di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ, Tượng đài Chiến thắng, công viên đa chức năng ven sông Nậm Rốm... Nhiều di tích đã và đang được phát huy trong thực tiễn như: Sở Chỉ huy chiến dịch ở Mường Phăng, đồi A1, Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm của quân Pháp…

Hiện toàn thành phố có có 28 cơ sở kinh doanh và phục vụ du lịch, 11 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 - 4 sao. Đặc biệt, khách sạn Mường Thanh sau khi xây mới đã đạt tiêu chuẩn 4 sao, với tổng số 152 phòng, đủ tiện nghi hiện đại, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày một cao của khách tham quan. Hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú trên địa bàn đã chú trọng đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, nhờ đó chất lượng buồng phòng, cung cách phục vụ cũng tốt hơn. Bước đầu, một số khách sạn lớn có uy tín, thương hiệu đã hình thành các tour, tuyến trên cơ sở kết nối các điểm du lịch ở thành phố với các điểm du lịch nội tỉnh, trong nước thành các tour nội địa. Các đơn vị kinh doanh trên địa bàn chủ động xây dựng phương án

kinh doanh, liên kết với các công ty lữ hành trong nước và nước láng giềng thu hút khách du lịch đến Điện Biên. Từ năm 2008, Khách sạn Du lịch Hà Nội - Điện Biên Phủ đã thành lập công ty lữ hành quốc tế hình thành tour Điện Biên - Lào - Thái Lan theo tuyến cửa khẩu Tây Trang, tour Điện Biên - Vân Nam (Trung Quốc) và ngược lại, trung bình tổ chức từ 5 - 6 tour/năm. Riêng khách sạn Asean và khách sạn Him Lam chủ yếu hình thành các tour du lịch nội địa. Tới đây, ngoài việc củng cố các điểm du lịch sẵn có, thành phố sẽ mở rộng, khai thông và đưa vào khai thác hiệu quả các tuyến du lịch bằng đường bộ: Điện Biên Phủ - Kim Bình - Côn Minh (Trung Quốc), Điện Biên Phủ - Tây Trang - Luông Phra Băng (Lào). Đồng thời, nâng cấp chất lượng phục vụ các tuyến du lịch trong nước: Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội, Điện Biên - Lai Châu - Lào Cai.

Trong những năm qua, chất lượng phục vụ khách du lịch tại thành phố Điện Biên Phủ luôn được nâng lên, lượng khách du lịch đến địa bàn năm sau luôn cao hơn năm trước, mang lại doanh thu đáng kể, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình nơi đây.

1.2.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch tại tỉnh Hòa Bình

Trên bản đồ du lịch Việt Nam, Hòa Bình được đánh giá là một trong những điểm du lịch giàu tiềm năng: là cái nôi cư trú hàng vạn năm của người Việt cổ, là vùng đất âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, vùng của những lễ hội giàu bản sắc dân tộc Tây Bắc. Cũng từ ngàn xưa, thiên nhiên đã ưu đãi cho Hòa Bình nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp: thác Bờ, rừng nguyên sinh Pù Hooc (Mai Châu), khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiền, suối khoáng nóng Kim Bôi và lòng hồ Sông Đà mênh mang sóng nước.

Với những tiềm năng du lịch to lớn, tỉnh Hòa Bình đã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, lựa chọn trọng tâm phát triển loại hình du lịch

văn hoá - sinh thái. Đồng thời, tạo ra sự đa dạng trong các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế; gắn phát triển du lịch với gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Ngày 21 tháng 8 năm 2007, tỉnh ủy Hòa Bình đã có Nghị quyết số 11- NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2007 - 2010, định hướng đến năm 2015; xây dựng quy hoạch phát triển du lịch hồ Hòa Bình thời kỳ 2006 - 2020 được Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch phê duyệt là khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao quốc gia; ban chỉ đạo của tỉnh về du lịch được kiện toàn; thành lập Hiệp hội du lịch với trên một trăm thành viên tham gia; xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được quan tâm chú trọng; cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch được đầu tư; các cấp, ngành đã có sự phối hợp trong việc khai thác tiềm năng, phát triển ngành công nghiệp không khói; hàng năm tổ chức thành công các lễ hội; tích cực khảo sát, nghiên cứu xây dựng các tour, tuyến, sản phẩm du lịch mới…

Hiện nay toàn tỉnh có trên 300 điểm, khu, cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 45 khách sạn từ 1 đến 3 sao; hệ thống vận tải đường bộ, đường sông, các hãng taxi, xe khách liên tục phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển du khách; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được ưu tiên đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Hiện nay đã có trên 70 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch dịch vụ với tổng số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng, nhiều điểm du lịch đã đi vào hoạt động có hiệu quả: sân golf Phượng Hoàng - Lâm Sơn - Sơn Lương, làng văn hóa Việt - Mường huyện Lương Sơn, khu du lịch nghỉ dưỡng V - Resort, Thác Bạc - Long Cung huyện Kim Bôi, Bản Lác, Mai Châu, suối khoáng Kim Bôi, khu du lịch sinh thái Suối Ngọc - Vua Bà, thung lũng Mai Châu, thủy điện Hòa Bình, khu khu du lịch sinh thái Thác Bạc - Long Cung…

Các sản phẩm du lịch tiêu biểu của Hòa Bình hiện đang thu hút du khách:

- Du thuyền trên sông Đà ngắm cảnh sông nước, rừng rậm hai bên bờ, câu cá, thưởng thức các loại thủy sản mang tính đặc trưng của lòng hồ Hòa Bình, đặc biệt như cá nướng đã có trong thương hiệu “Dê núi đá, cá sông Đà”.

- Đi bộ xuyên rừng: Hòa Bình có các khu rừng nguyên sinh nối các bản làng của đồng bào dân tộc, là điều kiện lý tưởng để tổ chức các tour đi bộ dài ngày qua rừng. Tiêu biểu là rừng Thượng Tiến (Kim Bôi) và rừng Pu Canh (Đà Bắc) ngắm các cây cối, chim muông trong rừng.

- Leo núi ngắm thác, suối nước chảy từ trên cao xuống và có thể tắm (thác Thăng Thiên, thác Bạc - Long Cung, thác Bạc - Suối Sao...).

- Nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm suối nước khoáng (Kim Bôi).

- Thăm các bản làng dân tộc, thưởng thức các điệu múa xòe, múa sạp, múa chuông, tham dự các lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng cơm mới, lễ hội xuống đồng; nghỉ lại trên các nhà sàn theo kiến trúc độc đáo. Tìm hiểu các nét văn hóa của các dân tộc và các nghề truyền thống nơi đây như nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát... ăn các món ăn dân tộc như cơm lam, rượu cần, thắng cố...

1.3. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển các lĩnh vực: văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trƣờng

Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của đất nước.

Đối với xã hội: khi đi du lịch, con người được thư giãn, nghỉ ngơi, vì vậy du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho người dân. Mặt khác, hoạt động du lịch còn giúp cho mọi người xích

lại gần nhau hơn, có điều kiện để hiểu nhau hơn, vì vậy du lịch còn tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Đối với các thế hệ trẻ, du lịch còn có vai trò giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc khi họ đến tham quan các thành tựu văn hóa của dân tộc, được nghe hướng dẫn viên giới thiệu, giải thích cặn kẽ về giá trị của các công trình đó…

Đối với văn hóa: du lịch phát triển chính là cầu nối giữa các nền văn hóa trên thế giới hay giữa các vùng, miền. Việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa giữa các nền văn hóa góp phần làm phong phú hơn nền văn hóa nhân loại. Thực tế cho thấy, khi đi du lịch, con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn trí tò mò, đáp ứng lòng ham hiểu biết, góp phần tích cực trong việc hình thành, định hướng đúng đắn những mơ ước, sáng tạo của mình trong tương lai. Mặt khác, thông qua một số loại hình du lịch (Homestay, Một ngày làm ngư dân…), du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán của nhiều nền văn hóa khác nhau, qua đó, văn hóa của cả khách du lịch và người dân bản xứ đều được trau dồi và nâng cao, giúp cho con người hiểu biết lẫn nhau, hiểu về về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội, kinh tế… của nơi mình đến. Ngoài ra thông qua các hoạt động du lịch tìm hiểu văn hóa, du khách sẽ được củng cố thêm tình yêu quê hương đất nước, lòng tự tôn dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, du lịch là một hình thức để họ hiểu hơn về công lao của cha ông mình, hiểu thêm những giá trị nhân văn và giá trị truyền thống và thiên nhiên mà họ đang được thừa hưởng. Có thể nói, du lịch là phương tiện giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Đối với kinh tế: ngành du lịch, ngành “công nghiệp không khói” có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu từ dịch vụ du lịch

trên thế giới chỉ đứng thứ tư sau nhiên liệu, hóa chất và ngành ô tô. Đối với các nước đang phát triển, ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng hơn. Theo nhận định của Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc, tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát triển. Còn theo ông Lelei Lelaulu, Chủ tịch Đối tác quốc tế, một tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển nhân đạo cho rằng: “Du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ”. Như vậy có thể thấy, du lịch có những ảnh hưởng rất rõ nét đến nền kinh tế của một đất nước, một vùng du lịch thông qua việc tiêu dùng của du khách, tạo ra những biến đổi lớn trong cán cân thu chi của quốc gia, vùng du lịch. Du lịch phát triển sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước đón khách, đồng thời kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp, đánh thức một số ngành sản xuất thủ công cổ truyền, tạo ra nhiều công ăn, việc làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân địa phương, góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế xã hội ở những vùng có nhiều tài nguyên du lịch. Mặt khác, sự phát triển của hoạt động du lịch quốc tế còn là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền cho nước du lịch chủ nhà, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng và củng cố mối quan hệ quốc tế.

Đối với môi trường: hoạt động du lịch phát triển luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi, sông, rừng, biển và các giá trị văn hóa nhân văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hóa, vườn cây, hồ nước, thác

nước nhân tạo; tu bổ tôn tạo đền thờ, hang động hay một quần thể di tích; tu sửa, phát triển cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường cho cả du khách và người dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, cải tạo đường sá… Hoạt động du lịch phát triển còn tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng và bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa- lịch sử- môi trường… Việc thu hút khách du lịch đến tham quan sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, kích thích sự phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống cộng đồng người dân địa phương. Và vì vậy, trong quá trình phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ, nếu chính quyền và người dân địa phương làm cho chất lượng môi trường suy giảm thì sẽ dẫn đến sự giảm sút sức hút của hoạt động du lịch và ngược lại. Có thể nói, hoạt động du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, thông qua du lịch, nhận thức của người dân địa phương về giá trị kinh tế của các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)