Thực trạng môi trường tự nhiên tại thành phố Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 54)

7. Bố cục đề tài

2.1.5. Thực trạng môi trường tự nhiên tại thành phố Cẩm Phả

Cẩm Phả là địa phương có nguồn tài nguyên than, đá vôi, đất sét phong phú, thuận lợi trong việc phát triển nhiều ngành công nghiệp: công nghiệp khai thác, chế biến than; sản xuất xi măng, nhiệt điện; sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ… Trong quá trình sản xuất, vấn đề ô nhiễm môi trường do khói bụi, tiếng ồn, nguồn nước thải, chất thải luôn là một thách thức lớn đối với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. Trong nhiều năm qua, lãnh đạo thành phố đã đặc biệt quan tâm và luôn xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố là phát triển kinh tế phải gắn với việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc khai thác các nguồn tài nguyên này vẫn gây ra những biến động xấu về môi trường tự nhiên của thành phố Cẩm Phả.

Thực trạng về chất thải, khí thải

Trên địa bàn thành phố Cẩm Phả hiện có đến hàng chục đơn vị khai thác than, trong đó riêng phường Mông Dương hội tụ 3 mỏ lớn trong ngành than như Cao Sơn, Đèo Nai, Cọc Sáu, năng suất khai thác chiếm tới 70% tổng sản lượng của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, tương đương 20 triệu tấn than nguyên khai trong một năm.

Để có chừng ấy than, phải đào đất, bóc đá, đổ xỉ với khối lượng lớn, do vậy bụi than, bụi đất đá, bụi đường, bụi hỗn hợp bao phủ hầu hết các mái nhà, ngọn cây trên địa bàn các phường. Hàng trăm hộ dân luôn sống trong sự ức chế vì bụi và bẩn.

Ngoài ra, ven bờ khu vực Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long còn có 3 nhà máy xi măng lớn: xi măng Cẩm Phả, xi măng Thăng Long, xi măng Hạ Long. Các hoạt động sản xuất và kinh doanh của 3 nhà máy này cũng gây những ảnh hưởng lớn tới môi trường không khí. Lượng bụi trong quá trình sản xuất và bốc rót các sản phẩm clinker đang gây ảnh hưởng đến môi trường không khí khu dân cư và cảnh quan của khu vực vịnh Bái Tử Long.

Thực trạng về môi trường nước, hệ sinh thái

Các hoạt động kinh doanh và vận chuyển than cũng đang tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái dọc ven bờ vịnh Hạ Long - Bái Tử Long và vùng phụ cận tập trung nhiều kho than, cảng than. Hầu hết các kho, cảng than này không có hệ thống xử lý nước thải, không có biện pháp ngăn chặn việc rửa trôi than trên bề mặt kho, cảng xuống biển, điển hình tại một số điểm sau:

+ Khu vực cảng than cây số 6: trong năm 2012, cảng than này đã được mở rộng bằng việc đổ các chất thải mỏ kéo dài ra ven chân đảo mà không có biện pháp bảo vệ môi trường. Hiện nay mặt nước của khu vực đảo đã bị

biến màu do tác động của việc rơi vãi than trong quá trình vận chuyển và bốc rót than lên các phương tiện thủy.

+ Nước thải mỏ than Thống Nhất: đang gây ô nhiễm nghiêm trọng khu vực vịnh Bái Tử Long. Toàn bộ nước thải từ khai trường khai thác được đổ trực tiếp ra vịnh làm khoảng 35ha mặt nước vịnh chuyển sang màu vàng, các chân núi khu vực thải đều bị nhuộm màu vàng của đất. Hình ảnh ô nhiễm rõ ràng đến mức có thể quan sát và đo đạc từ ảnh vệ tinh.

+ Nước thải mỏ cọc 6: mặc dù mỏ cọc 6 có hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên phần lớn nước thải từ mỏ này không được đưa vào hệ thống xử lý mà đổ trực tiếp vào mương thoát đổ thẳng ra biển.

+ Kho than thuộc công ty cổ phần kinh doanh than Cẩm Phả: không có hệ thống thu gom nước mặt, gây ô nhiễm môi trường.

+ Khu vực đổ thải của nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông (cạnh nhà máy điện Cẩm Phả): khu vực đổ thải không có kè vây, các chất thải được đổ trực tiếp xuống bờ vịnh Bái Tử Long.

+ Nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông và cảng Cửa Ông: hiện nay hoạt động sàng tuyển than tại khu vực này đang gây ô nhiễm nghiêm trọng vùng nước vịnh quanh nhà máy. Hiện tượng nhiều than rơi vãi xuống nước diễn ra phổ biến, vì vậy khu vực này còn tập trung nhiều phương tiện tư nhân hút và thu gom than rơi vãi dưới mặt nước, khiến tình trạng ô nhiễm môi trường nước càng nghiêm trọng hơn.

+ Ngoài ra vùng vịnh Bái Tử Long hiện nay còn đang có nguy cơ bị ô nhiễm cao do nước thải và một phần rác thải từ cộng đồng các khu đô thị và chợ dọc ven bờ thành phố Cẩm Phả đang thải trực tiếp xuống vịnh Bái Tử Long.

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)