Một số nét khái quát về tình hình phát triển du lịch của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 31)

7. Bố cục đề tài

1.2.2. Một số nét khái quát về tình hình phát triển du lịch của

càng phát triển.

1.2.2. Một số nét khái quát về tình hình phát triển du lịch của Việt Nam Việt Nam

Đánh giá về những thành công và hạn chế trong phát triển ngành du lịch thời gian qua, Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) đã đưa ra những bài học kinh nghiệm định hướng cho giai đoạn tới là: lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu phát triển tổng thể; lấy chất lượng sản phẩm và thương hiệu là yếu tố quyết định; lấy doanh nghiệp là động lực chính của quá trình phát triển; phân cấp và liên kết là trọng tâm quản lý.

Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước. Năm 2012, ngành du lịch Việt Nam đón và phục vụ 6.847 triệu lượt khách quốc tế (tăng 11% so với năm 2011); 32,5 triệu lượt khách nội địa (tăng 8% so với năm 2011), tổng doanh thu từ khách du lịch ước đạt 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011, góp phần không nhỏ trong việc xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh quốc phòng Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự phát triển của ngành du lịch cũng kéo theo những hạn chế và bất cập nhất định như: phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững, chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước; năng lực cạnh tranh còn non yếu; kết cấu hạ tầng lạc hậu, thiếu đồng bộ; sản phẩm du lịch còn trùng lặp, chưa đặc sắc; thiếu về nguồn nhân lực chuyên nghiệp, thiếu đội ngũ quản lý tinh thông. Hiện nay, trong xu hướng

hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới và khu vực đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch Việt Nam. Vì vậy, để trở thành điểm đến hấp dẫn, ngành du lịch Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả, cần tập trung vào phát triển du lịch có chất lượng, có thương hiệu, đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo định hướng ưu tiên: đầu tư hạ tầng du lịch; nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá du lịch; phát triển sản phẩm và thương hiệu du lịch; phát triển du lịch vùng biển đảo và vùng ven biển; đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành du lịch; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước, theo vùng và khu du lịch quốc gia; điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch. Đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, phát huy yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế.

Để thực hiện hóa những định hướng phát triển nêu trên, Nhà nước và các Bộ, Ngành cần có giải pháp triệt để: cần hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích phát triển; tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân cấp mạnh về cơ sở, phát huy tốt tính chủ động, năng động của doanh nghiệp với vai trò kết nối của hội nghề nghiệp; tăng cường kiểm soát chất lượng, bảo vệ và tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn lực về tài nguyên và tri thức, tài chính trong và ngoài nước; tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở mỗi cấp và liên ngành, liên vùng; nâng cao nhận thức, hình

ảnh những tập đoàn, tổng công ty du lịch đầu tàu, có tiềm lực và thương hiệu nổi bật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)