Nhiệm vụ cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 75)

7. Bố cục đề tài

3.1.2. Nhiệm vụ cụ thể

- Về công tác quy hoạch: tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, quy chế, quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030; quy chế quản lý hoạt động vận chuyển khách trên vịnh Hạ Long, quy chế quản lý hoạt động dịch vụ trên vịnh Hạ Long. Bổ sung, chỉnh sửa quy chế quản lý bãi tắm du lịch, đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại nông thôn, đề án xã hội hóa hoạt động tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Về công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và mở rộng hợp tác quốc tế: tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tạo chuyển biến tích cực về chất

lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp, tạo sự chuyển biến tích cực về môi trường du lịch; tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch gắn với chiến lược phát triển thị trường. Tập trung quảng bá, xúc tiến vào thị trường khách Trung Quốc và một số thị trường truyền thống (Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc), một số thị trường tiềm năng (Nga, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha), coi trọng thị trường khu vực và thị trường nội địa. Không ngừng đổi mới phương thức xúc tiến, quảng bá để phù hợp với thị trường khách theo hướng từng bước chuyên nghiệp hóa. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin cho các hoạt động quảng bá xúc tiến; đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường khách du lịch, củng cố mối quan hệ hợp tác phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn với tỉnh Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam - Trung Quốc; mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các nước thành viên trong Diến đàn Du lịch Liên khu vực Đông Á (AETOF).

- Về nâng cao hiệu lực, năng lực quản lý nhà nước về du lịch: làm tốt công tác cải cách hành chính theo hướng phục vụ doanh nghiệp. Công khai các cơ chế, chính sách của pháp luật; tiến hành tổ chức và triển khai phổ biến các văn bản pháp luật; tăng cường công tác vận động các doanh nghiệp thực hiện tốt việc gìn giữ bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Về công tác quản lý các hoạt động du lịch: thực hiện quản lý tốt các cơ sở lưu trú, quản lý lữ hành, quản lý vận chuyển khách và quản lý công tác đào tạo. Về quản lý các cơ sở lưu trú, cần tiếp tục phối hợp với phòng Văn hóa thông tin các địa phương còn lại mở các lớp tập huấn về nội dung các văn bản luật và dưới luật trong lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch; tăng cường vận động các doanh nghiệp thực hiện tốt việc giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp; tiếp tục rà soát và thẩm định các cơ sở lưu trú du lịch đến hạn thẩm định; tiếp tục nhân rộng việc cấp biển hiệu đạt

chuẩn phục vụ khách du lịch cho các điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống, đồng thời đề xuất Tổng cục Du lịch cấp sao cho các đơn vị được cấp biển hiệu. Về công tác quản lý lữ hành, cần rà soát, chấn chỉnh lại toàn bộ hoạt động lữ hành tại Cửa Khẩu, Móng Cái; xây dựng phương án quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành cho khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam bằng hộ chiếu và khách Việt Nam đi du lịch Trung quốc trong ngày bằng thẻ thông hành. Về công tác quản lý vận chuyển khách, cần tiếp tục hoàn chỉnh và triển khai quy chế tàu quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long, mở các tuyến du lịch sau khi có quy hoạch sản phẩm, tuyến trên vùng vịnh Bái Tử Long và Hạ Long, các tuyến đến các công trường khai thác than đã ngừng hoạt động tại khu Bãi Dài Vân Đồn, suối khoáng Cẩm Phả, một số điểm khảo cổ tại khu cảng Vân Đồn… Về công tác quản lý đào tạo, cần tạo bước chuyển biến về chất lượng và nguồn nhân lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch và các dự án đào tạo nguồn nhân lực của các tổ chức quốc tế, các nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh để đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 75)