Hệ thống dịch vụ cung ứng phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 59)

7. Bố cục đề tài

2.2.2. Hệ thống dịch vụ cung ứng phục vụ du lịch

Hệ thống dịch vụ cung ứng phục vụ du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng, là điều kiện thiết yếu không thể thiếu trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

Cơ sở lưu trú: Theo thống kê của phòng Văn hóa - Thể thao thành phố Cẩm Phả, trong những năm gần đây, các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố có chiều hướng tăng lên. Các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ của các tổ chức và cá nhân lần lượt ra đời, đáng kể nhất là các khách sạn mini.

Bảng 2. 1. Thực trạng cơ sở lƣu trú tại thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2008 - 2012 Năm Tổng số cơ sở lƣu trú Số cơ sở lƣu trú đƣợc xếp hạng 3 sao Số cơ sở lƣu trú đƣợc xếp hạng 2 sao Số cơ sở lƣu trú đƣợc xếp hạng 1 sao Tổng số buồng phòng 2008 71 0 01 01 574 2009 82 0 680 2010 88 0 713 2011 90 0 792 2012 93 0 854

Nguồn: Phòng Văn hóa Thể thao thành phố Cẩm Phả , 2012

Thực trạng cơ sở lưu trú ở Cẩm Phả cho thấy: các cơ sở lưu trú đều có quy mô rất nhỏ, không đồng bộ, không tuân thủ theo Nghị định 92NĐ/CP của Chính Phủ và Thông tư 88TT/BVHTT - DL của Bộ Văn hóa - Thể

Thao và Du lịch về hướng dẫn quy định chi tiết của Luật Du lịch về lưu trú du lịch. Hầu hết các cơ sở này đều chưa được thẩm định về tiêu chuẩn theo quy định về khách sạn, xếp hạng nhà nghỉ, nhà có phòng cho khách du lịch thuê, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch… Việc đầu tư mới các trang thiết bị còn rất hạn chế, chủ yếu phục vụ du khách trong tỉnh.

Các cơ sở ăn uống: Hiện nay toàn thành phố còn có khoảng 400 điểm dịch vụ ăn uống với nhiều đặc sản rừng, biển của địa phương như: tù hài, sá sùng, chả mực, gà đồi..., trong đó có 8 cơ sở kinh doanh trên các nhà bè, trên 50 cơ sở vừa kinh doanh nhà nghỉ vừa kết hợp phục vụ ăn uống, các cơ sở khác chủ yếu là nhà hàng phục. Hầu hết các cơ sở này phục vụ thực khách địa phương, khách bình dân, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các yếu tố đầu vào của thực phẩm chưa được các cơ quan chức năng kiểm soát. Đến nay chưa có các nhà hàng có quy mô lớn và chất lượng phục vụ sang trọng.

Vận chuyển: Phương tiện đường bộ và đường thủy là hai loại phương tiện chủ yếu phục vụ cho hoạt động du lịch tại Cẩm Phả.

Về đường bộ, hiện nay theo thống kê của Ban quản lý bến xe khách Cẩm Phả, tổng số xe vận chuyển khách là 90 xe. Mỗi ngày có trên 80 chuyến xe tốc hành vận chuyển khách từ Cẩm Phả đi các tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, trong đó có 8 chuyến xe liên tỉnh chất lượng cao, có 9 hãng taxi với trên 80 xe. Ngoài ra còn có 25 xe vận chuyển khách du lịch (từ 24 đến 48 chỗ ngồi) của Công ty CPDVDL và TM Đất Mỏ phường Trần Phú.

Về đường thủy, Cẩm Phả có đội tàu gồm 40 tàu du lịch, 02 xuồng cao tốc 200CV. Số phương tiện vận chuyển năm sau tăng hơn so với năm trước (năm 2008 có 20 tàu; năm 2009 có 24 tàu; năm 2010 có 28 tàu; năm 2011 có 32 tàu; năm 2012 có 40 tàu. Các tàu này do Công ty TNHH Đức Ngọc

(25tàu) và Công ty CPDVDL và TM Đất Mỏ (15 tàu và 02 xuồng cao tốc) đầu tư khai thác, chủ yếu vận chuyển khách du lịch từ cảng Vũng Đục, cảng Cửa Ông đến các đảo Thẻ Vàng, Đảo Khỉ thuộc khu vực vịnh Bái Tử Long. Tàu có trọng tải từ 18 đến 48 chỗ ngồi. Theo thống kê của Phòng Văn hóa - Thể Thao thành phố Cẩm Phả, tại các cảng này mỗi ngày có khoảng từ 30 đến trên 120 lượt tàu xuất bến.

Qua các số liệu thống kê cho thấy, trong những năm gần đây thành phố Cẩm Phả đã từng bước quan tâm đến việc phát triển các phương tiện vận chuyển đường bộ và đường thủy phục vụ du lịch. Số lượng phương tiện vận chuyển khách du lịch ngày một tăng lên, chất lượng cũng đang dần được cải thiện, trên các tàu đã có thêm một số dịch vụ bổ sung phục vụ du khách: ăn trưa, hát karaoke, câu cá…Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế tại một số tàu vận chuyển khách du lịch tại cảng Cửa Ông, cảng Vũng Đục và tại bến xe khách, vấn đề phương tiện vận chuyển của thành phố Cẩm Phả còn bộc lộ những hạn chế, bất cập: tình trạng chở quá tải số hành khách và tùy tiện tăng giá vé xe, vé tàu vào các dịp lễ, Tết vẫn diễn ra; đa số các phương tiện thủy thiếu áo phao cứu sinh hoặc có nhưng cũ, hỏng, không đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Các cơ sở vui chơi - mua sắm - giải trí - thể thao: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 02 công viên (công viên Cao Sơn Lưu Thủy tại Phường Cao Sơn, công viên Bến Do phường Cẩm Trung), trên 60 cơ sở karaoke, trên 50 chợ; 01 siêu thị và các điểm mua sắm; trên 50 điểm dịch vụ cho thuê sách, truyện; trên 20 điểm cửa hàng băng - đĩa nhạc; 1 rạp chiếu phim; gần 10 điểm dịch vụ quảng cáo; 09 sân vận động, trong đó có 2 sân vận động cấp quốc gia. Nhìn chung, các cơ sở mua sắm, vui chơi giải trí, thể thao của thành phố Cẩm Phả chỉ dừng lại ở việc cung cấp nhu cầu tiêu

dùng cho nhân dân địa phương, chưa hướng đến việc đầu tư nâng cấp để phục vụ khách du lịch.

Hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch và nguồn nhân lực:

Về hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch: Theo thống kê của phòng Văn hóa - Thể thao thành phố Cẩm Phả, hiện nay trên địa bàn thành phố có 7 doanh nghiệp kinh doanh du lịch có quy mô lớn:

- Khách sạn Vân Long - Tập đoàn than Vinacomin, phường Cẩm Thủy: là khách sạn đạt chuẩn 2 sao, có quy mô lớn nhất thành phố Cẩm Phả với tổng số 86 phòng lưu trú, 01 nhà ăn 700 chỗ ngồi, 01 hội trường 500 chỗ ngồi. Khách sạn chủ yếu phục vụ khách của tập đoàn than Vinacomin, tập trung vào các tháng mùa hè và dịp đầu Xuân. Từ năm 2008 đến nay, tổng số doanh thu và số khách của khách sạn luôn tăng: năm 2008, tổng số khách là 21.183 khách, doanh thu đạt 23,864 tỷ đồng; năm 2009 tổng số khách là 23.436 khách, doanh thu đạt 25,254tỷ đồng; năm 2010 tổng số khách là 33.764 khách, doanh thu đạt 28,326 tỷ đồng; năm 2011 tổng số khách là 35.491 khách, doanh thu đạt 34,457 tỷ đồng; năm 2012 tổng số khách là 39.957 khách, doanh thu đạt 40,963 tỷ đồng.

- Khách sạn Hải Yến - Công ty CPTM và DVDL Cẩm Phả, phường Cẩm Trung với tổng số có 50 phòng. Đây là khách sạn 1 sao, chủ yếu kinh doanh tổ chức hội thảo, hội nghị, đám cưới, chưa khai thác thị trường khách có nhu cầu lưu trú. Năm 2008 tổng doanh thu đạt 9,352tỷ đồng; năm 2009 tổng doanh thu đạt 10,763tỷ đồng; năm 2010 tổng doanh thu đạt 12,584tỷ đồng; năm 2011 tổng doanh thu đạt 15,589tỷ đồng; năm 2012 tổng doanh thu đạt 12,812 tỷ đồng.

- Công ty CPDVDL và TM Đất Mỏ, phường Trần Phú: tổng số 25 xe du lịch từ 24 đến 48 chỗ, 15 tầu du lịch và 02 xuồng cao tốc, chủ yếu kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch từ trung tâm thành phố Cẩm Phả

đến các điểm du lịch trong thành phố (đền Cửa Ông, suối khoáng nóng, đảo Thẻ Vàng, đảo Khỉ…), trong tỉnh (Yên Tử, Móng Cái, Vân Đồn…) hoặc các tour du lịch đến các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội… Đây là doanh nghiệp đi đầu tại thành phố Cẩm Phả trong việc khai thác các tour du lịch và cho thuê các phương tiện vận chuyển khách du lịch. Hàng năm công ty kinh doanh khá hiệu quả, đặc biệt là vào dịp đầu Xuân. Năm 2008 tổng doanh thu đạt 8,216 tỷ đồng; năm 2009 tổng doanh thu đạt 9,480 tỷ đồng; năm 2010 tổng doanh thu đạt 11,431 tỷ đồng; năm 2011 tổng doanh thu đạt 13,183 tỷ đồng; năm 2012 tổng doanh thu đạt 16,812 tỷ đồng.

- Công ty cơ khí và du lịch Đông Hà, phường Cẩm Đông: là công ty đã bỏ nguồn kinh phí hàng chục tỷ đồng đầu tư, tôn tạo, xây dựng quần thể di tích đền Vũng Đục với 5 hang động đẹp: động Thiên Đăng, động Long Vân, động Ngỡ ngàng, hang Kim Quy, hang Dơi. Năm 2008, công ty đã đầu tư, cải tạo toàn bộ hệ thống đường từ quốc lộ 18A vào khu di tích; xây dựng hệ thống đường dẫn lên các hang động; xây dựng khu vui chơi giải trí (sàn nhảy, quầy bar…); đầu tư tôn tạo hệ thống điện chiếu sáng và lối đi lại trong hang động đảm bảo thuận lợi, an toàn cho du khách đến tham quan. Sau khi đầu tư tôn tạo, ngoài việc đón tiếp du khách thập phương, công ty đã ký hợp đồng với công ty du lịch Sài Gòn tourist hàng tháng đưa khách tàu biển đến tham quan. Tuy nhiên, do khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, khách tàu biển đến Hạ Long giảm mạnh, lượng khách tour đến với công ty ngày càng ít, không đều; mặt khác do công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của công ty còn hạn chế nên quần thể di tích hang và đền Vũng Đục ngày càng vắng khách đến tham quan. Hiện nay, công ty Cơ khí và Du lịch Đông Hà đã chuyển hướng sang lĩnh vực công nghiệp sản xuất các thiết bị điện là chính, hoạt động khai thác đón tiếp khách du

lịch tại đây chủ yếu chỉ đón khách vào thăm đền Vũng Đục, các hang động dù rất đẹp nhưng hầu như không có khách lên thăm.

- Công ty Du lịch suối khoáng nóng Địa Chất thuộc công ty Địa chất mỏ - TKV: là công ty quản lý và khai thác suối khoáng nóng tại Km4, phường Cẩm Thạch. Suối khoáng nóng này do công ty Địa Chất mỏ trong quá trình khoan thăm dò địa chất mà tìm được. Từ năm 2007, công ty đầu tư xây dựng 01bể tắm tập thể (khoảng 150m2) và 50 phòng tắm cá nhân. Đối tượng đến tắm tại đây chủ yếu là người dân thành phố Cẩm Phả, ngoài ra có một số ít khách du lịch vãng lai. Theo số liệu thống kê (bảng biểu)…Nhìn chung, cơ sở kinh doanh dịch vụ tắm khoáng nóng ở đây chưa được đầu tư nhiều, số phòng tắm ít, chật, các dịch vụ bổ sung (dịch vụ ăn nhẹ, giải khát, bãi đỗ xe…) còn thiếu và chật chội trong khi nhu cầu tắm khoáng nóng đang được đông đảo nhân dân địa phương lựa chọn. Năm doanh thu đạt 124.742.000đ; năm 2009 doanh thu đạt 184.864.000đ; năm 2010 doanh thu đạt 221.592.000đ; năm 2011 doanh thu đạt 332.724.000đ; Năm 2012 doanh thu đạt 498.510.000đ.

- Công ty TNHH Sơn Hải khoáng nóng Quanh Hanh (đường vào cảng Vũng Bầu) thuộc phường Quang Hanh: công ty đã dựa vào nguồn nước khoáng nóng tự phun trào lên mặt đất để xây dựng các cơ sở tắm nóng dọc theo suối nước này. Hiện nay, công ty có 02 bể tắm tập thể ngoài trời và 150 phòng tắm cá nhân. Ngoài việc đầu tư xây dựng bể tắm, phòng tắm, công ty còn xây dựng thêm một số dịch vụ bổ sung: khách sạn Kim Cương với 36 phòng phục vụ khách có nhu cầu lưu trú; dịch vụ tẩm quất, massage cổ truyền. Đối tượng khách đến với công ty TNHH Sơn Hải chủ yếu là khách nội địa đến từ các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, tổng doanh thu của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2008, tổng số khách là 19.774 khách, doanh thu đạt 567.384.000đ; năm 2009, tổng số khách là

20.548 khách, doanh thu đạt 578.586.000đ; năm 2010, tổng số khách là 23.286 khách, doanh thu đạt 751.476.000đ; năm 2011, tổng số khách là 29.389 khách, doanh thu đạt 1.095.996.000đ; năm 2012, tổng số khách là 36.157 khách, doanh thu đạt 1.856.248.000đ.

- Công ty TNHH Đức Ngọc, phường Cẩm Thủy: khai thác dịch vụ vận chuyển khách du lịch từ đền Vũng Đục đến một số đảo trên vịnh Bái Tử Long, tổng số 25 tàu du lịch, doanh thu năm đạt 5,748 tỷ đồng.

Về nguồn nhân lực: Theo thống kê của phòng Văn hóa Thông tin thành phố Cẩm Phả, trên địa bàn toàn thành phố hiện có khoảng trên 2 nghìn lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Bảng 2.2. Thực trạng lao động trong ngành du lịch ở Cẩm Phả giai đoạn 2008 - 2012 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số lao động 2118 2436 2679 2733 2886 Phân loại trình độ Đại học 89 95 100 104 106 Trung cấp và Cao đẳng 290 298 304 311 318 Nghề 431 454 478 503 529 Lao động phổ thông 1308 1589 1797 1815 1933

Bảng số liệu thống kê nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch Cẩm Phả từ năm 2008 đến 2012 cho thấy số lao động được đào tạo nghiệp vụ chỉ chiếm trên 30%, tập trung chủ yếu tại một số đơn vị kinh doanh có quy mô lớn, còn các đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ (các nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn mini…) hầu hết lực lượng lao động chưa qua đào tạo, hàng năm các cơ sở này cũng không tổ chức cho nhân viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng phục vụ. Tình trạng hạn chế về kỹ năng phục vụ và kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ đang tồn tại ở nhiều cơ sở kinh doanh du lịch thành phố Cẩm Phả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)