Vai trò của phát triển du lịch trong nền kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 72)

7. Bố cục đề tài

2.4. Vai trò của phát triển du lịch trong nền kinh tế xã hộ

thành phố Cẩm Phả

Nói đến Cẩm Phả là nói đến thành phố công nghiệp, trong đó nổi bật nhất là công nghiệp khai thác - sản xuất và chế biến than. Với trữ lượng ước tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn than của cả tỉnh, Cẩm Phả đã trở thành trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tác động của suy thoái nền kinh tế toàn cầu, sản lượng than tồn kho lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thành phố, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của người dân. Chính vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ (chỉ đứng sau phát triển công nghiệp) là định hướng tích cực, không chỉ góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế thành phố mà còn tạo sắc thái mới, diện mạo mới cho bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc màu của thành phố trẻ trong tương lai.

Về kinh tế, theo thống kê của Uỷ ban nhân dân thành phố, trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2010, nhịp độ tăng trưởng của ngành thương mại - dịch vụ - du lịch ngày càng tăng. Năm 2009, tổng doanh thu của ngành thương mại - dịch vụ - du lịch đạt 9,3% mức tổng doanh thu của thành phố, năm 2010 đạt 16,3%, năm 2011 đạt 25,1%, năm 2012 đạt 35,7%. Con số này khẳng định ngành thương mại - dịch vụ - du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế chung của thành phố. Đi đôi với việc đẩy mạnh phát triển ngành thương mại - dịch vụ - du lịch, năm 2012 thành phố đã tập trung triển khai 26 công trình chỉnh trang đô thị (tổng mức đầu tư trên 178 tỷ đồng), huy động các nguồn lực xã hội, vận động nhân dân hiến đất để mở rộng các tuyến đường phố, trồng cây xanh ngăn bụi... Bên cạnh đó, cấp uỷ và chính

quyền thành phố cũng quan tâm đến việc thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, xử lý rác thải tại các cơ sở khai thác - chế biến - kinh doanh than, các nhà máy sản xuất xi măng, nhiệt điện, góp phần giảm thiểu những tác động gây ô nhiễm môi trường thành phố.

Mặt khác, trong khi ngành than đang gặp nhiều khó khăn, tình trạng công nhân mỏ thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng gia tăng. Việc phát triển ngành thương mại - dịch vụ - du lịch không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng trăm lao động mỗi năm mà còn giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực có thể xẩy ra (khai thác, buôn bán than trái phép...), góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội cho thành phố.

Có thể nói, trong những năm gần đây, ngành thương mại - dịch vụ, đặc biệt là du lịch đã bước đầu được cấp uỷ, chính quyền thành phố Cẩm Phả quan tâm đầu tư phát triển. Tuy sự quan tâm đầu tư mới dừng ở bước đầu nhưng rõ ràng sự phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch đã mang lại những hiệu ứng tích cực cho bộ mặt của thành phố, là động lực tạo tiền đề trong việc phát triển một thành phố công nghiệp, cảng biển và du lịch trong tương lai.

Cẩm Phả ngày nay đang mang dáng dấp của một thành phố trẻ năng động. Bên cạnh sắc màu của công nghiệp, bức tranh kinh tế - xã hội của thành phố đang trở lên tươi sáng hơn, dần đáp ứng được những đòi hỏi thực tế trong xu thế phát triển chung của tỉnh cũng như của thành phố.

Tiểu kết chƣơng 2

Bức tranh toàn cảnh về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội cùng các nguồn tài nguyên du lịch đã đem đến một cách nhìn tổng quát về Cẩm Phả trên cả phương diện văn hóa và du lịch. Các cảnh quan, hang động, bãi tắm, suối nước khoáng, sự phong phú của hệ động, thực vật… đã trở thành những yếu tố thu hút du khách có đam mê về sinh thái cảnh quan. Mặt khác, là vùng đất có bề dày về lịch sử, là nơi ghi dấu những chiến công hiển hách của lớp lớp cha anh trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm và chiến tranh vệ quốc đã mang lại cho Cẩm Phả thêm điểm cộng trong việc phát triển du lịch văn hóa, giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau. Chương 2 của luận văn cũng chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong các hoạt động khai thác và phát triển du lịch tại Cẩm Phả, đánh giá được nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó, làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển du lịch trong thời gian tới. Qua chương 2, tác giả cũng đề cập đến vai trò, những ảnh hưởng tích cực mà du lịch mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả, làm cơ sở cho việc đề xuất các cấp uỷ, chính quyền thành phố cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch Cẩm Phả.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CẨM PHẢ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)