Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 82)

7. Bố cục đề tài

3.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Nhân lực là vấn đề hết sức quan trọng mang tính chất sống còn đối với doanh nghiệp. Trong du lịch, vấn đề nhân lực càng trở nên đặc biệt quan trọng bởi chủ yếu là con người phục vụ con người.

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong những năm tới, cấp uỷ và chính quyền thành phố Cẩm Phả cần phối hợp với Sở Văn hoá - Thể Thao và Du lịch Quảng Ninh tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng và đưa ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý, đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch. Về nội dung đào tạo cần tập trung: đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ (buồng, ba, bàn…), đào tạo tay nghề (massage, thủ công mỹ nghệ than đá, vật lý trị liệu…), đào tạo ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp… Về hình thức đào tạo: đào tạo chính quy, đào tạo tại chỗ, đào tạo ngắn hạn. Cụ thể:

- Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả cần có kế hoạch cụ thể phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, phối hợp với các trường đào tạo chuyên ngành du lịch như Trường Cao đẳng Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên của tỉnh… tích cực mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và nhân viên lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch, đặc biệt là các kỹ năng nghề (bàn, buồng…), kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, phong cách phục vụ… Mặt khác, thường xuyên đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tại các doanh nghiệp, nên tổ chức các chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm tại một số nước có hoạt động du lịch phát triển: Thái Lan, Singapo, Trung Quốc…

- Trên cơ sở định hướng sản phẩm du lịch đặc thù cho từng khu vực, ngoài việc đào tạo những kiến thức chung về du lịch, lao động du lịch tại những khu vực như suối khoáng nóng, các làng nghề thủ công mỹ nghệ

than đá hay tại một số khu vực biển đảo định hướng phát triển du lịch sinh thái, cần phải được đào tạo những kỹ năng chuyên sâu: vật lý trị liệu, massage, điêu khắc, lặn biển….

- Đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại chỗ tại các điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như: đền Cửa Ông, Ngã ba đường lên mỏ Đèo Nai, Vũng Đục, làng thủ công mỹ nghệ truyền thống…

- Một số doanh nghiệp du lịch nên thu hút, mời giảng viên từ các cơ quan quản lý nhà nước hoặc các doanh nghiệp du lịch lớn hơn để mở các lớp đào tạo tại chỗ, nâng cao kỹ năng nghề cho lực lượng lao động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 82)