Công tác quản lý nhà nước vê du lịch tại Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 87)

7. Bố cục đề tài

3.3.6. Công tác quản lý nhà nước vê du lịch tại Cẩm Phả

Về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch

Thứ nhất: thu hút các dự án đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý chất thải tại nhà máy điện Cẩm Phả, nhà máy xi măng Cẩm Phả, tránh tình trạng ô nhiễm tại các khu dân cư, các điểm du lịch; (theo số liệu tổng hợp của UBND thành phố Cẩm Phả, trong năm 2012, riêng các doanh nghiệp ngành than đã đầu tư 1 tỷ đồng vào các công trình xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than gây ra); hằng năm dành chi phí đầu tư cho việc trồng cây xanh hoàn nguyên môi trường tại các mỏ: Đèo Nai, Khe Sim, Cao Sơn…

Thứ hai: Có chính sách đầu tư bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh và một số điểm du lịch độc đáo như: di tích lịch sử Lò

Giếng Đứng Mông Dương (phường Mông Dương); vườn quốc gia Bái Tử Long (vịnh Bái Tử Long); đảo Thẻ Vàng; suối Khoáng nóng (Quang Hanh, Cẩm Thạch); làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ than đá (phường Cẩm Thành; xây dựng chợ đêm tại khu đô thị mới phường Cẩm Trung (trung tâm thành phố) kết hợp với trung tâm thương mại, mua sắm tại: chợ, siêu thị, nhà bè nuôi trồng hải sản... để làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và tạo sản phẩm du lịch đặc thù nhằm phục vụ du lịch đạt hiệu quả cao.

Về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động du lịch

Chất lượng dịch vụ tốt chắc chắn sẽ làm hài lòng khách, kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách. Do vậy, UBND thành phố Cẩm Phả, phòng Văn hóa - Thể thao Cẩm Phả cần kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh tiến hành thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để đánh giá, phân loại hệ thống các dịch vụ như: bãi tắm, khách sạn, nhà nghỉ, các phương tiện vận chuyển khách du lịch (tàu thủy, xe ô tô), chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm đầu vào, theo các tiêu chuẩn quy định của Tổng cục Du lịch. Cần tiến hành kiểm tra thường xuyên đột xuất để đảm bảo chất lượng các sản phẩm du lịch, đảm bảo lợi ích của khách hàng.

Công tác phối hợp liên ngành để phát triển du lịch

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, do vậy cần có sự phối hợp của nhiều ban, ngành trong thành phố, tỉnh tham gia vào cuộc.

Để phát triển tốt ngành du lịch Cẩm Phả, cần có sự phối hợp tham gia của các ban, ngành, như: Công an, Phòng Văn hoá - Thể Thao, Tài chính, Giao thông vận tải, Bưu điện, Than, Nhà máy nhiệt điện, Tài nguyên Môi trường, Quản lý đô thị…

- Công an: công tác an ninh, trật tự và các thủ tục liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh và công tác quản lý người nước ngoài.

- Văn hóa: Chủ trì, phối hợp với các ngành công an, y tế, khoa học công nghệ và môi trường cùng với chính quyền địa phương chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch, sắp xếp lại việc tham quan, bán vé. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiên quyết thực hiện bán đúng giá đặc biệt đối với những phương tiện vận chuyển tư nhân và khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ tư nhân xoá bỏ tình trạng ép giá đối với khách, gây phiền hà cho khách.

- Tài chính: cân đối nguồn chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch phục vụ tốt các hoạt động du lịch của thành phố.

- Ngành giao thông vận tải: chuẩn hóa hệ thống phương tiện vận chuyển đường bộ và đường thuỷ để phục vụ nhân dân địa phương và khách du lịch,

- Bưu điện: đảm bảo duy trì tốt hoạt động của các dịch vụ bưu chính viễn thông; đầu tư các điểm dịch vụ internet công cộng tại các điểm: bưu điện Quang Hanh, bưu điện Cẩm Phả, bưu điện Cửa Ông và các bến xe, các cảng tàu đưa đón khách trên địa bàn thành phố.

- Ngành than: phối hợp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường phục vụ du lịch.

- Ngành s ản xuất điê ̣n và xi măng: cần có giải pháp quản lý và thực hiê ̣n nghiêm túc viê ̣c xả thải , xả bụi gây ô nhiễm môi trường t ại khu dân cư và tại các tuyến phố trung tâm thành phố.

- Các ngành nông - lâm: phối hợp với ngành than đẩy mạnh công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là tại các khai trường đã chấm dứt việc khai thác than, góp phần tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Đối với ngành ngư nghiệp: cần thực hiện tốt các dự án đánh bắt xa bờ, tích cực bảo vệ các nguồn hải sản quý hiếm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 87)