Mục tiêu phát triển:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 78)

7. Bố cục đề tài

3.2.2. Mục tiêu phát triển:

Nhằm phát triển hơn nữa hoạt động du lịch, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những mục tiêu chủ yếu mà ngành du lịch Cẩm Phả đặt ra như sau:

Mục tiêu tổng quát: từng bước xây dựng Cẩm Phả trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của tỉnh Quảng Ninh; phát triển toàn diện, có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, có nhiều điểm du lịch, khu du lịch đạt tiêu chuẩn, thu hút và đáp ứng yêu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Mục tiêu cụ thể: xác định rõ hướng phát triển, tạo được hình ảnh đặc trưng riêng phù hợp với tiềm năng du lịch của thành phố Cẩm Phả; phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của địa phương, đưa thành phố Cẩm Phả trở thành thành phố công nghiệp, cảng biển, du lịch vào năm 2020; phát triển đa dạng các loại hình du lịch: du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng gắn với vui chơi, giải trí; du lịch tham quan gắn với học tập; du lịch thể thao… đáp ứng nhu cầu khách du lịch các mùa trong năm và du lịch cuối tuần;

- Quan tâm phát triển và khai thác tiềm năng du lịch văn hoá tâm linh, du lịch thể thao; đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh bằng nước khoáng nóng; khôi phục các làng nghề truyền thống làm than đá mỹ nghệ; mở thêm các tuyến du lịch thăm lại các công trường khai thác than, thăm các di tích lịch sử văn hóa; mở rộng thêm các lĩnh vực du lịch, dịch vụ phục vụ hội thảo, phát triển mô hình du lịch kết hợp với tham quan học tập.

- Tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả;

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường củng cố bộ máy tổ chức và công tác cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch. Làm rõ chức năng giữa ngành với các cấp, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành với cấp, giữa ngành với chính quyền và cư dân địa phương, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với phát triển du lịch.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển cơ sở lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ vui chơi giải trí.

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, tăng cường mở rộng dịch vụ trong các hoạt động du lịch trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương, tạo nguồn thu nhập ngân sách. Từ đó ngành du lịch sẽ có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Trang 78)