Quá trình thu câu

Một phần của tài liệu Khảo sát chuyến đi biển của tàu câu cá ngừ đại dương công suất từ 200-300 CV và xác định nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong sản xuất (Trang 54)

1. TỔNG QUAN VỀ TÀU THUYỀN

1.5.3. Quá trình thu câu

Đểchuẩn bị cho việc thu câu thì trước tiên thuyền trưởng điều động tàuđi tìm phao đầu vàng câu để chuẩn bị cho quá trình thu câu. Do không có radar nên việc tìm lạivàng câu hếtsứckhó khăn. Trên tàu bốtrí hai thủythủ ngồi ởphía mũi tàuđể quan sát phao hiệu. Còn các thủy thủ được nghỉ để ăn cơm và vệ sinh và cho đến khi tìm thấyphao đầu vàng câu thì thuyền trưởng cho tàu dừng lại để thắp hương và ăn cơm sau khi hương cháy gần xong thì thuyền trưởng hô thu câu. Các thủy thủ được bố trí mỗingườimộtviệc.

Vị trí số 1: Là vị trí của thuỷthủ Trần ThếHiển (Tính từ mũi tàu vềphía trái của cabin) với nhiệmvụ ngồi gần máy thu câu để thu dây triên và điều khiển cần điều khiển của máy thu và tháo móc khoá liên kết giữa triên câu và thẻo câu đưa cho thủy thủ ởvịtrí số2.

Áo mưa

Vị trí số2: Là vịtrí của thủythủNguyễn Thông đứng cạnh sọt đựng dây triên để bên cạnh máy đểlấythẻocâu từthủythủ ởvịtrí số1 sau đómóc khóa vào hàng dây ởtrong sọtthu dây thẻo vàđưa phần dây thẻo còn lạicho thủythủ ởvịtrí số3

Vị trí số 3: Là vị trí của thủy thủ Nguyễn Văn Thành có nhiệm vụ tiếp nhận dây thẻo từvị trí số2 và tiếnhành thu dây thẻo.

Vị trí số4: Là vị trí củathủy thủNguyễn Tèo có nhiệmvụ cầm mócđể khi có cá thì móc vào mang cáđểcùng thủythủ ởvị trí số3 kéo cá lên thuyền.

Vị trí số5: Là vị trí củaNguyễn Tý thủythủnày có nhiệmvụthu phao câu và cuốnthành từngcuộn và xếpgọnlại.

Vị tri số6: Là vị trí của Nguyễn Văn Trường và Nguyễn Kì Hồ với nhiệmvụ xử lý cá bằng cách sau khi cá được thu lên boong thì thuỷ thủ này dùng búa gõ vào đỉnh đầu của cá để cho cá chết hẳn và cắt mang cá, mổ lấyruột cá và dùng vòi nước rửaqua sau đócho cá xuốnghầm đá để ướpcá.

Tạicabin thuyềntrưởngTrần ThếVinhđang điều độngtàuđểthu câu.

Hình27. Hìnhảnhthủythủ ngồi trên máy thu câu

1.5.4.Xử lý và bảo quản cá sau khi khai thác

Trong quá trình thu câu thì việc xử lý và bảo quản cá sau khi thu cá lên tàu cũng là một quá trình đòi hỏi thủy thủ phải có kinh nghiệm. Công việc này cũng rất

Thủythủ ngồibên máy thu câu

quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng cá.Qua quá trình điều tra trên tàu thì cách xử lývà vảo quản cá trên tàu mà ngư dân làm như sau:

Sau khi thu cá lên boong thì một thủy thủ:

Nhanh chóng làm cho cá chết bằng cách dùng những chiếc búa bằng gỗ đập vào đầu cá.

Treo cá lên ròng rọc để xử lý cá.

Cắt rời mang cá, và dùng dao mổ một nhát ở phần hậu môn, kéo đứt phần ruột dính với hậu môn.

Kéo mang và nội tạng ra ngoài.

Dùng nước rửa sạch màng nhớt, máu và vết bẩn Cho đá mịn vào hốc mang và khoang bụng.

Cho cá xuống hầm và xếp cá theo thứ tự và bảo quản bằng đá đã được xay nhỏ.

Nếu việc ướp cá được làm cẩn thận và có kĩ thuật thì chất lượng của cá tốt hơn và giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Khảo sát chuyến đi biển của tàu câu cá ngừ đại dương công suất từ 200-300 CV và xác định nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong sản xuất (Trang 54)