1. TỔNG QUAN VỀ TÀU THUYỀN
1.8.4. Phân tích nguy cơ tiềm ẩn tai nạn
Trong mọi hoạt động sản xuất thì nguy cơ tiềm ẩn tai nạn luôn dình dập chúng ta. Nếu chúng ta không có ý thức về công tác bảo hộ lao động thì tai nạn sẽ xẩy ra bất kì lúc nào mà chúng ta không lường trước được. Do vậy chúng ta cần quan tâm h ơn nữa về việc đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động để giảm thiểu các tai nạn có thể xẩy ra.
Tai nạn thường xẩy ra do chúng ta không cẩn thận, chủ quan…đôi khi có những tai nạn do các yếu tố ngoại cảnh đem lại. Nhất là khi phải làm việc dài ngày trên biển trong điều kiện sóng gió thì rất hay xẩy ra tai nạn.
Lao động trong ngành thuỷ sản nói chung và nghề đánh cá xa bờ nói riêng thì người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố ngoại cảnh nh ư: sóng, gió, mưa, nắng…nên nguy cơ xẩy ra tai nạn cao hơn so với các ngành nghề khác. Để thấy rõ được nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong nghề câu cá ngừ đại d ương thì chúng ta phải đi sâu vào các khâu khai thác, các thao tác mà thuỷ thủ thường làm.
Quá trình thả câu được ngư dân thao tác bằng tay nên nguy cơ xẩy ra tai nạn thường nhiều hơn khi thao tác bằng máy. Vì khi thuỷ thủ thao tác thì phải trực tiếp tiếp
xúc với các dụng cụ trang bị trên tàu. Trong quá trình thả câu thì ở vị trí số 1 và vị trí số 4 hay xẩy ra tai nạn vì tư thế làm việc không được thuận lợi.
Do quá trình thu triên câu, các dây triên được tạo thành các lớp không đều nên khi thả triên câu thì triên câu thường hay bị rối. Bên cạnh đó ở vị trí số1 thuỷthủphải đứng gần mạn tàuđể thảdây triênở vịtrí này thuỷthủ đứngtrong tư thếkhông có chỗ vịn, hai tay phải thao tác để thả dây triên sao cho dây ra đều và không bị rối. Do vậy khi có các yếu tốngoạicảnhtácđộng đếnsẽgây mấtcân bằngvà rấtdễbị ngã.Đôi khi thuỷthủnày còn bịdây triên rốivà quấnvào tay và cũngcó thểkéo ngã thuỷthủ.
Quá trình móc mồi câu được thủy thủ thao tác một cách nhanh nhẹn và cẩn thận. Nhưng đôi khi thủy thủ này cũng gặp phải các sự cố nh ư lưỡi câu móc vào tay và ngã nhào về phía trước. Do thủy thủ này chủ quan và không tập trung nên khi có các yếu tố ngoại cảnh như sóng to làm thủy thủ này giật mình nên đã bị lưỡi câu móc vào tay. Bên cạnh sự cố đó thì thuỷ thủ này phải móc mồi câu và vị trí ngồi là ở phía mũi tàu với tư thế không được thuận lợi nên khi sóng gió to thư ờng làm thuỷ thủ này bị nhào đầu về phía trước.
Do đặc thù của nghề câu là phải dùng mồi thật để câu nên sau khi thả câu xong các thuỷ thủ phải thả lưới rê để bắt cá mồi, cũng có khi cá chuồn không có nhiều thì thuỷ thủ phải tranh thủ thời gian rảnh để câu mực làm mồi câu hoặc tàu phải mua cá mồi từ tàu khác.
Trong quá trình thảlưới thuỷthủthường gặp phải các sự cốnhư lưới móc vào áo làm rách áo. Khi thu lưới thì bị dứa đốtnhiều thuỷthủ đã bịdứa đốtvìđỏ cảngười gây khó khăn cho công việc.
Bên cạnh đó, do ngư trường hoạt động của tàu khai thác thường có các phương tiện qua lại nên nguy cơ gây tai nạn hàng hải rất có thể xẩy ra, nếu chúng ta không trang bị các trang thiết bị hàng hải và báo hiệu hàng hải để báo hiệu cho các tàu khác trong khu vực biết.
Qui trình này là qui trình mà thuỷthủphảilàm việc với máy thu câu, phải kéo dây thẻo câu và dùng móc kéo cá lên boong. Quá trình thu câu chủyếu được thực hiện vào buổi tối nên việc quan sát mọi thứ xung quanh gặp nhiều hạn chế. Ở qui trình này thuỷthủ thường gặp khó khăn trong việc dùng móc thu cá. Vì cá nặng và thường kéo rất mạnh và cá ở dưới nước, ánh sáng không được rõ, nếu thuỷ thủkhông quan sát tốt và đứng vững sẽ bị cá kéo xuống nước. Có trường hợp của thuỷ thủ Huỳnh Văn Trườngtrong quá trình móc cá kéo lên boong do cá nặngnên khi sóng đậpvào tàu làm cho thuỷthủnày bị ngã xuống nước. Thuyền trưởng đã kịp thời dừng máy và các thuỷ thủkéo thuỷthủnày lên nên thuỷthủnày không có thương tích gìđángkể.
Trong quá trình này mỗi khi thu câu có cá thì thuỷ thủ phải kéo cá lên mặt boong sauđó xử lý và vệsinh cá và chuyển cá xuống hầm đông. Hầm đông dược thiết kếrấtkín vàđựng đáxong khi chưa có cá ngừ thì hầmdùngđể đựng cá mồi nên trong hầmcó mùi hôi thối. Nếuthuỷthủkhông biếtcách thì thườngbịngạtthở.
Trong quá trình khai thác kể từ khi thả câu ngâm câu cho đến khi thu câu thì các yếu tố ngoại cảnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm việc của các thuỷ thủ như:
Do ảnh hưởng của bão làm cho sóng gió to gây bất lợi cho các thuỷ thủ khi làm việc ngoài mạn tàu. Sóng gió to làm cho tàu lắc mạnh gây cảm giác mệt mỏi cho thuỷthủkhi làm việcvà cảnhữnglúc nghỉngơi.
Sóng gió to gây ra nhiều ảnh hưởng đến các thuỷthủkểcảnhững lúcăn cơm. Có trường hợp của thuỷ thủ Nguyễn Tí đang ngồi ăn cơm thì sóng to làm đổ bát canh vào chân gây bỏng nhẹ. Nhất là các trường hợp khi thuỷthủ ngủ sóng to làm các thuỷ thủ bị va đập vào thành tàu gây cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thuỷthủ.
Ngoài ra do việc trang bị bảo hộlao độngcủa các thuỷthủ còn nhiều hạn chế nên thường xẩyra các rủiro trong khi phải tiếp xúc trực tiếp với nước biển cá và máy móc như: Áo mưađược các thuỷ thủ tự chế ra để mặc nên khi thu cá nước ngấm vào ngườigây ngứacho thuỷthủtrong khi làm việc.
Qua đây chúng ta thấy ở mỗi một vị trí thì mức độ nguy hiểm là khác nhau, nhưng trong quá trình điều tra cho thấytrong quá trình thu câu hay xảyra tai nạnnhất, vìđiềukiện làm việc chưa thựcsự thuậnlợi, do đặcthù củanghềlà thường thảcâu vào buổi sáng và thu câu vào buổi tối cho nên gây khó khăn cho thuỷ thủ trong quá trình quan sát. Và qua khảo sát cho thấy ở vị trí số 4 tức vị trí người thu cá là vị trí nguy hiểmnhất. Vìở vị trí này ngườithuỷthủphảitốn rấtnhiều sức mớikéo đượccá nên và thuỷ thủ đứng ở vị trí này thường phải làm việc sát mạn tàu nên nguy cơ bị cá kéo xuốngbiển là rấtcó thể.
Do vậy để đảm bảo an toàn cho các thuỷ thủ khi làm việc trên boong tàu thì trước hết là cần nâng cao trình độ nhận thức của các thuỷ thủvề việc tự bảo vệ mình. Bên cạnh đólà việc trang bịcác dụngcụbảohộlaođộngcũng cần đượcquan tâm hơn. Vì có trang bị bảo hộ tốt thì giảmthiểu sự tiếp xúc trực tiếpgiữathuỷthủvới các thiết bị khai thác.
Theo sốliệu điều tra trên tàu câu cá ngừ đại dương dảicông suất 200300cvở phườngXương Huân Thành PhốNha Trang tỉnhKhánh Hoà cho thấy:
Trong quá trình khai thác các thuỷ thủ thường gặp những sự cố do việc phải tiếp xúc trựctiếp với các thiếtbị và dụng cụ khai thác. Do vậynguy cơ tiềm ẩn tai nạn thườngxẩyraở các khâu thảdây triên, ngồicạnhmáy thu câu và trong quá trình thu cá
. Tuy các tai nạn này thường không để lạihậu quả gì cho thuỷthủ nhưng nếuchúng ta không có những biện pháp khắc phục thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của các thuỷthủvàảnhhưởng đếnnăng suấtlaođộngcủatoàn tàu.