Tổng quan về trang thiết bị khai thác và trang bị an toàn trên tàu câu cá ngừ đạ

Một phần của tài liệu Khảo sát chuyến đi biển của tàu câu cá ngừ đại dương công suất từ 200-300 CV và xác định nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong sản xuất (Trang 27)

2. TỔNG QUAN NGHỀ CÁ TỈNH KHÁNH HÒA

2.3. Tổng quan về trang thiết bị khai thác và trang bị an toàn trên tàu câu cá ngừ đạ

đại dương của cả nước.

Do qui mô và kết cấu vàng câu không giống nhau cùng với tập quán khai thác khác nhau giữa các vùng nên kỹ thuật khai thác giữa các tàu, giữa các địa phương cũng có những điểm khác nhau trong qui trình kỹ thuật. Sự khác nhau lớn nhất và quan trọng nhất đó là độ sâu thả câu và sử dụng mồi. Đội tầu câu công nghiệp hiện đại của các doanh nghiệp thường thả mồi câu ở độ sâu từ 50-150m, đội tàu truyền thống của ngư dân thả mồi câu ở độ sâu thấp h ơn, thường từ 30-70m. Độ sâu thả mồi câu được xác định bằng cách điều chỉnh chiều dài dây phao hoặc khoảng cách giữa hai phao. Đội tàu công nghiệp có độ dài dây phao lớn hơn từ 17 - 25m và khoảng cách giữa hai phao cách xa hơn từ 3-7 lưỡi. Trong khi dây phao của tàu truyền thống từ 10-15m và khoảng cách giữa hai phao từ 1-3 lưỡi. Mồi câu được sử dụng chủ yếu là cá chuồn, cá nục, bạc má bảo quản lạnh, cònđội tàu truyền thống thường dùng mồi là cá chuồn hoặc mực đại dương tươi khai thác tr ực tiếp bằng lưới rê chuồn hoặc mua từ tầu câu mực. Chuyến biển thường kéo dài từ 15-25 ngày (đối với tàu truyền thống) hoặc 30-50 ngày (đối với tàu công nghiệp hiện đại), mỗi ngày thực hiện từ 1-2 mẻ.

Tuy nhiên, do đặc thù phát triển của nghề này, các thiết bị an toàn hàng hải, cứu sinh, cứu hộ được trang bị trên tàu còn nhiều hạn chế hoặc không đồng bộ n ên đảm

bảo an toàn cho người và tài sản khi hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu vẫn là thách thức lớn cho công tác cứu hộ, đảm bảo an toàn khai thác trên biển của ngành. Hơn nữa trình độ chuyên môn và nghiệp vụ phòng, tránh bão của ngư dân còn nhiều bất cập.

Công nghệ bảo quản sản phẩm của các đội tàu khai thác cá ngừ đại dương hiện là vấn đề hết sức bức xúc và cần được quan tâm đầu tư đúng mức. Hầu hết các đội tàu bảo quản cá đơn thuần bằng đá cây xay nhỏ tr ước mỗi chuyến biển. Ng ư dân chưa nhận biết được tầm quan trọng của chất l ượng mà chỉ quan tâm nhiều đến số l ượng. Chính vì vậy, tỷ lệ cá tươi xuất khẩu của nước ta đạt thấp, giá bán cá ngừ trên thị trường thấp hơn các nước khác. Kết quả đó đã làm giảm đáng kể giá trị xuất khẩu và hiệu quả khai thác của các đội tàu khai thác cá ngừ đại dương. Hiện nay, cá ngừ được tiêu thụ ở 3 dạng sản phẩm là cá ngừ tươi sống (philê), cá ngừ đông lạnh và đóng hộp. Cá ngừ Việt Nam đã xuất sang hơn 40 thị trường trên thế giới.

Theo báo Lao Động Cuối tuần số 15 Ngày 22/04/2007 Cập nhật: 1:14 AM, 22/04/2007 của tác giả Hồng Chung với ti êu đề Bảo quản sản phẩm - Lực bất tòng tâm. Cá ngừ đại dương được sử dụng chủ yếu ở dạng thức ăn t ươi sống (shasimi) và chế biến thành sản phẩm cá ngừ hun khói, đóng hộp... S ơ chế và bảo quản ngay từ lúc mới kéo cá lên tàu là công đoạn đầu tiên, cực kỳ quan trọng, quyết định hiệu quả kinh tế của mỗi chuyến ra kh ơi. Nhưng, công đoạn này với ngư dân VN vẫn là "lực bất tòng tâm!" 3 tháng đầu năm 2007 được xem là thời điểm được mùa cá ngừ nhất từ trước đến nay, mỗi chiếc t àu đi biển trở về đánh bắt được 1-1,5 tấn cá, nhưng tâm trạng "mừng mà lo" vẫn bao trùm bến cá. Sản lượng tăng, chất lượng giảm, người bán "đau đầu" mà người mua cũng "bó tay".

Bởi vì phần lớn tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân mới được hoán cải từ tàu làm nghề câu mực, câu cá chuồn, giã cào... Hầm chứa cá chật hẹp và không cách nhiệt nên không giữ được độ lạnh thích hợp trong thời gian dài, trong khi 100% chủ tàu đều bảo quản sản phẩm bằng đá lạnh xay. Xong chuyến biển th ường dài ngày trên biển thông thường từ 20 ngày trở lên nên chất lượng cá giảm dẫn đến hiệu quả không cao.

Những vấn đề bất cập của nhgề câu cá ngừ đại d ương hiện nay là: Sự phát triển nhanh và ồ ạt của nghề sản xuất cá ngừ đại d ương ở nước ta đã cho thấy nhiều vấn đề cần phải giải quyết nh ư sự thiếu thông tin về đối t ượng và ngư trường khai thác; ngư cụ và phương pháp khai thác còn lạc hậu, thiếu trang thiết bị phục vụ khai thác, phương pháp tổ chức khai thác đơn lẻ, xung đột trên biển còn thường xuyên diễn ra, kỹ thuật sơ chế bảo quản sản phẩm còn yếu, mạng lưới thu mua, cơ sở sơ chế và bảo quản sản phẩm còn chưa được tổ chức phù hợp, chưa có thông tin đầy đủ về thị trường tiêu thụ ...

Bên cạnh đó thì hoạt động nghề câu cá ngừ đại d ương hiện chưa có một chương trình nghiên cứu tổng thể về đối tượng này, chưa có đơn vị nào có đầy đủ thông tin toàn diện về nghề sản xuất cá ngừ đại d ương nên việc định hướng phát triển phù hợp với tiềm năng nguồn lợi, điều kiện kinh tế, trìnhđộ lao động và hội nhập kinh tế quốc tế gặp nhiều khó khăn. Trong năm qua v à sáu tháng đầu năm nay, nghề câu cá ngừ đại dương gặp nhiều khó khăn do giá xăng d ầu tăng, biến động ngư trường, tiêu thụ sản phẩm nên nhiều tàu bị thua lỗ, không thể duy trì sản xuất được, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân và nguồn nguyên liệu cho chế biến cũng nh ư thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy, để định hướngphát triển khai thác cá ngừ thành ngành sản xuất chủ lực của nghề cá xa bờ và điều chỉnh sản xuất theo h ướng ổn định và bền vững thì sự phối hợp hành động của cả Nhà nước và người khai thác là rất cần thiết.

Để nghề khai thác cá ngừ đại d ương ở Khánh Hoà phát triển thì chúng ta cần nghiên cứu them các vấn đề sau:

- Trước hết cần có biện pháp tổ chức sản xuất mới cho ng ư dân câu cá ngừ của 3 tỉnh BìnhĐịnh, Phú Yên, Khánh Hòa

- Phải ứng dụng phương pháp quản lý bằng kết hợp GIS (công nghệ thông tin địa lý) với GPS (định vị toàn cầu) mà Sở Thủy sản Khánh Hòađã thực hiện theo đề tài nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, việc dự báo ngư trường cần chính xác hơn, xây

dựng bản đồ dự báo ngư trường hàng năm. Đồng thời tập huấn cho ng ư dân về phương pháp câu cá ngừ của SEAFDEC.

+ Cấu trúc vàng câu

Tùy theo từng địa phương và theo công suất tàu mà người ta trang bị vàng câu cho tàu một cách hợp lý nhất. Thông th ường chiều dài của dây triên khoảng 40 - 60 km, thẻo câu có chiều dài khoảng 25 m được liên kết với dây triên, khoảng cách giữa các thẻo là 50 m, ngoài ra còn có các ma ní, dây giáp, dây ganh, phao ganh; độ sâu của vàng câu từ 80 –100 m; số lượng lưỡi câu của mỗi vàng câu từ 800 – 1600 lưỡi câu .

Chương2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Khảo sát chuyến đi biển của tàu câu cá ngừ đại dương công suất từ 200-300 CV và xác định nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong sản xuất (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)