Mô hình sản xuất của cá nhân cho nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh khánh ho à.

Một phần của tài liệu Khảo sát chuyến đi biển của tàu câu cá ngừ đại dương công suất từ 200-300 CV và xác định nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong sản xuất (Trang 96)

1. TỔNG QUAN VỀ TÀU THUYỀN

1.8.5. Mô hình sản xuất của cá nhân cho nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh khánh ho à.

hoà

Qua quá trình lao động và nghiên cứu trên tàu câu cá ngừ đại dương của chủ tàu Trần Phụng thì em có một số tiêu trí để xây dựng mô hình sản xuất trên tàu như sau:

Để sản xuất có hiệu quả thì trước hết ta phải tổ chức lao động thật tốt, bố trí từngngười ứngvớitừngcông việc.

Đểsảnxuấtan toàn thì chúng ta cần trang bị thêm các trang bị vềmáy thu thả câu cho phù hợp với giảicông suấtcủa tàu. Cầncảithiệncác trang bịlaođộngsao cho phù hợpvới từngthuỷthủ.

Từ hoạt động sản xuất cho ta một cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuấ t của tàu câu tỉnh Khánh Hòa nói chung và tàu điều tra nói riêng:

Về tàu thuyền tàu thuyền của ngư dân đa số được làm bằng gỗ , các tàu đã qua sản xuất nhiều năm nên chất lượng vỏ tàu không được tốt . Do vậy khi hoạt động xa bờ và dài ngày trên biển rất dễ gặp sự cố . Tàu được làm bằng gỗ nên việc ướp cá để bảo quản cá cũng gặp nhiều khố khăn . Hầm ướp cá được ngăn cách bởi các miếng mút nhằm giữ nhiệt độ cho hầm và cách nhiệt với bên ngoài.

Việc cung cấp và dự trữ nguyên nhiên liệu , thực phẩm để phục vụ cho chuyến biển cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các thủy thủ trên biển . Qua thực tế cho thấy việc dự trữ nguyên liệu và các nhu yếu ph ẩm khác của nhiều tàu không đủ cho chuyến biển. Như chúng ta đã biết nguyên liệu phục vụ cho máy là dầu , nhớt phải dự trữ đủ cho một chuyến biển , nhưng khi ra biển khai thác có rất nhiều rủi ro như bão , cướp biển, chạy lánh nạn vì một lý do nào đó thì nguyên liệu tiêu tốn thêm dẫn đến thiếu nguyên nhiên liệu.

Bên cạnh việc trang bị cho máy thì việc dự trữ nguyên liệu cho quá trình nấu ăn trên tàu cũng hết sức quan trọng . Việc đun nấu trên tàu chủ yếu được nấ bằng ga , nếu chúng ta không mang đủ ga (phải mang đủ) để phục vụ cho chuyến biển hoặc đề phòng khi có rủi ro gì mà tàu phải đi dài ngày hơn thời gian dự định thì nguy cơ xảy ra rủi ro cho các thủy thủ trên tàu rất cao.

Ví dụ: Tàu KH96741TS củ chủ tàu Huỳnh Văn Hương đã bị hết ga trong quá trình khai thác do bình ga bị hở.

Trong hoạt động sản xuất thì máy móc thiết bị khai thác là hai đối tượng được sử dụng nhiều nhất:

Máy chính và các máy lai khác được hoạt động suốt trong quá trình thả , thu câu và thả lưới rê chuồn . Thông thường tàu chạy 18 đến 20 tiếng/ngày. Do vậy máy chính hoặc máy phục vụ cho quá trình sản xuất phải đảm bảo tố t không hư hỏng trong quá trình sản xuất.

Thiết bị khai thác: máy thu câu là thiết bị chính để ngư dân có thể thu dây triên từ dưới biển lên trên tàu nếu máy thu câu gặp sự cố gì thì mọi việc thu câu đều bị hoãn lại, vì chúng ta khó có thể thu dây triên từ dưới biển lên tàu được.

Bên cạnh đó do quá trình thu câu được tiến hành vào buổi tối nên các thuỷ thủ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quan sát xung quanh trong quá trình thu câu. Điều này chúng ta cần có những phương án như trang bị thêm các thiết bị chiếu sáng để tăng tầm nhìn của thuỷ thủ và thuyền trưởng. Trong thực tế nhiều trường hợp thuỷ thủ ở ngoài bị tai nạn nhưng thuyền trưởng ở trong cabin không thấy, mà phải đến khi các thuỷ thủ kêu nên thì thuyền trưởng mới biết và khắc phục sự cố. Và việc bố trí thuỷ thủ ngồi trên máy thu câu là rất nguy hiểm cho thuỷ thủ.

Do vậy để đảm bảo an toàn cho tàu và người khi khai thác cũng như hành trình thì

thì mô hìnhsản xuất của em đưa ra như sau:

Tàu thuyền phải được kiểm tra bảo dưỡng để biets khắc phục ngay trước khi đưa vào khai thác. Vỏ tàu thường xuyên phải kiểm tra độ kín nước chất liệu gỗ còn tốt không nếu chỗ nào hư hỏng thì ta thay lại. Về việc chuẩn bị nguyên liệu, lương thực, thực phẩm phải đủ và dư cho chuyến biển để đề phòng các rủi ro như gặp bão , cướp biển hoặc vì một lý do nào đó tàu đi quá ngày quy định.

+ Về máy móc, thiết bị khai thác

Tàu cần trang bị máy móc hoạt động tốt và dài ngày trên biển . Trên mỗi tàu cần trang bị hai máy một máy chính và một máy phụ để khi máy chính bị sự cố thì tàu vẫn có thể chủ động được.

Thiết bị khai thác trên tàu cần trang bị các máy thả, thu câu để giẩm bớt sự tiếp xúc trực tiếp của thủy thủ với các thiết bị khai thác trong quá trình sản xuất.

Nếu chúng ta có điều kiện thì việc tự động hóa quá trình sản xuất là một điều rất tố t cho quá trình khai thác. Và việc chúng ta khuyến khích bà con ngư dân chuyển từ tự phát sang hoạt động có tổ chức. Tổ chức sắp xếp lại đội tàu theo từng loại công suất, và ngư trường đánh bắt, tổ chức ngư dân hoạt động thành tổ, đội, đoàn tàu để cókhả năng hỗ trợ nhau trong quá trình khai thác trên biển.

Việc hoạt động trên biển là khâu quan trọng nhưng khi khai thác được rồi thì khâu tiêu thụ sản phẩm sao cho có giá trị kinh tế cao cũng là nỗi băn khoăn của các ngư dân hiện n ay. Do vậy việc thành lập các trung tâm hoặc tổ chức để khi tàu khai thác về không phải tìm đầu ra cho sản phẩm hoặc bị các đầu lậu ép giá.

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT

Qua quá trình điều tra trên tàu câu của chủ tàu Trần Phụng cho chúng ta các ưu nhược điểm sau:

1. Ưu điểm:

Qua quá trình điều tra cho thấy việc chuẩn bị cho chuyến biển của ng ư dân còn hết sức hạn chế.

Trước hết ta đánh giá về tàu thuyền:

Tàu thuyền được đóng theo mẫu tàu truyền thống của Nha Trang. Thông số chính của tàu là: (14,5m x 4,0m x 1,65m), vật liệu là gỗ tàu có trọng tải 15,10 tấn. Vỏ tàu và kiến trúc thượng tầng của tàu điều tra vẫn trong tình trạng hoạt động tốt . Theo cuộc phỏng vấn với chủ tàu Trần V ăn Báu cho biết sau mỗi chuyến biển thì tàu lại được bảo dưỡng lại để tránh những sự cố xảy ra trong quá trình khai thác.

Về máy động lực:

Tàu được trang bị máy có công suất 320cv đủ điều kiện cho tàu hoạt động xa bờ và dài ngày trên biển và có khả năng chạy tránh bão nếu cần thiết . Máy tàu trong quá trình khai thác gặp sự cố hỏng máy và chủ tàu đã quyết định thay lại máy . Máy tàu được thay lại có hiệu M _6D22_P công suất225cv. Qua quá trình khai thác chuyến biển thứ hai thì máy mới chạy tốt không hư hỏng.

Trang bị an toàn, cứu sinh, cứu thủng trên tàu điều tra còn thiếu thốn về nhiều mặt. Trên tàu không trang bị các phao bè cứu sinh và các dụng cụ cứu hỏa

Về ngư cụ và máy thu câu là hai thiết bị khai thác được ngư dân hết sức quan tâm và thường xuyên kiểm tra kĩ càng để khi đưa và khai thác không có sự cố gì.

Về bảo hộ lao động trên tàu còn quá sơ sài các thủy thủ còn thiếu thốn về các dụng cụ bảo hộ cho cơ thể . Chủ yếu do các thủy thủ tự sắm và tự chế chứ chủ tàu không trang bị sẵn.

2.Nhược điểm:

Tuy tàu được trang bị máy tàu có công suất lớn nhưng máy tàu quá cũ được lắp đặt từ năm 1994. Công việc bảo dưỡng máy tàu lại do những người ít hiểu biết về máy móc nên chỉ phát hiện những sai sót nhỏ còn những sai sót lớn thì không tự sửa chữa được. Do đó trong quá trình khai thác chuyến thứ nhất tàu đã gặp sự cố hỏng máy chính.

Trên tàu việc trang bị an toàn cứu sinh , cứu thủng còn quá sơ sài thiếu các cứu sinh cứu thủng. Trên tàu không trang bị phao bè cứu sinh kể cả thúng chai cũng không có.

Để hoạt động sản xuất nghề câu cá ngừ đại dương đượ thuận lợi và an toàn thì:

Về phía chủ tàu:

Chủ tàu cần chấp hành các qui định cũng như trang bị các trang thiết bị phục vụ quá trình khai thác đảm bảo an toàn cho tàu và ngư ời do vậy:

Tàu thuyền phải được thiết kế đúng kĩ thuật và có qui định mức độ và cấp độ của tàu và phạm vi hoạt động của nó .Tàu phải thường xuyên được kiểm tra bảo dưỡng. Máy tàu phải có công suất đủ lớn để có th ể chạy được khi gặp các yếu tố ngoại cảnh tác động đến như bão , cướp biển hay vì lý do nào đó tàu phải chạy tránh nạn . Tàu cần trang bị thêm một máy phụ để đề phòng khi máy chính gặp sự cố thì tàu vẫn có thể chủ động được.

Tàu cần trang bị các thiết bị cứu sinh , cứu thủng, cứu hỏa để tàu có thể tự ứng phó được nếu gặp các sự cố xảy ra . Theo quá trình điều tra trên tàu thì thấy tàu hầu như

không trang bị thiết bị cứu sinh , cứu thủng, cứu hỏa mà chỉ có xảy ra rồi thì mới lấy đại vật gì đó có thể sử dụng được thì dùng.

Về quần áo bảo hộ lao động : Do đặc thù của nghề thì nghề câu là một nghề nguy hiểm. Các thủy thủ thường xuyên làm việ c trên mặt boong và gần mạn tàu trong các điều kiện ngoại cảnh không mấy thuận lợi nên việc trang bị quần áo bảo hộ và các trang bị bảo hộ khác cần đưa lên hàng đầu vì con người là trên hết.

Bên cạnh đó để nâng cao hiệ u quả sản xuất thì tàu cần trang bị thêm máy thả câu và tự động hóa các khâu sản xuất để giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp của thủy thủ với thiết bị khai thác nhằm giảm thiểu tai nạn xảy ra.

Về điều kiện ngư trường và điều kiện ngoại cảnh:

Như chúng ta đã biết trong bất kì một hoạt động sản xuất nào thì yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động sản xuất . Do vậy để đảm bảo an toàn cho tàu và người khi tham g ia hoạt động sản xuất trên biển thì chúng ta cần chú ý đến các yếu tố ngoại cảnh như : Sóng, gió, mưa, nắng... để khắc phục chúng.

Về ngư trường do ngư trường hoạt động của tàu điều tra thường xuyên có các tàu qua lại nên nguy cơ xảy ra tai nạn đâm va là rất cao vào ban đêm khi tàu không trang bị các trang bị đảm bảo an toàn hàng hải . Do vậy chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác và cảnh giới.

Do tàu hoạt động trên biển dài ngày và ở xa bờ nên việc thông tin liên với bờ gặp khó khăn. Do đó chúng ta cần chuyển các hoạt động sản xuất tự phát nhỏ lẻ sang các hoạt động tập chung có tổ chức . Để khi có sự cố gì thì các tàu có thể tương trợ lẫn nhau một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Về phía cơ quan chức năng:

Các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra đúng định kì và kiểm tra một cách nghiêm túc . Có các biện pháp xử lý khi chủ tàu không trang bị theo qui định.

Mở các lớp huấn luyện kĩ năng làm việc cũng như các kĩ năng sơ cấp cứu trên tàu và khác phục các sự cố xảy ra trên tàu một cách có hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng về an toàn sản xuất trên tàu câu cá ngừ đại dương của công chủ tàu Trần Phụng em có những kết luận như sau :

Tàu của chủ tàu Trần Phụng trú tại 48B Cồn Tân Lập thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. Tàu được trang bị hết sức hạn chế về mọi mặt nhất là trang bị về các thiết bị cứu sinh cứu thủng và trang bị bảo hộ lao động cho thủy thủ . Bên cạnh việc kiểm tra chất lượng thường xuyên các trang thiết bị và máy móc trên tàu để xác định chất lượng và khả năng hoạt đông thực tế. Điều này rất nguy hiểm khi có sự cố xảy ra.

Thực trạng về tai nạn, sự cố xảy ra trên tàu trong quá trình sản xuất không nhiều. Những sự cố khác th ường xảy ra với mức độ nguy hiểm đến con ng ười không lớn, chỉ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất do phải mất nhiều thời gian xử lý khi có sự cố xảy ra.

Mặc dù những tai nạn ít xảy ra nh ưng có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn mà hậu quả của những tai nạn này rất lớn.

Trong các nguyên nhân gây ra tai nạn, sự cố trong quá trình sản xuất trên tàu thì yếu tố chủ quan của người lao động do không được trang bị nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn cũng như về an toàn vệ sinh lao động đóng vai trò là nguyên nhân quan trọng.

2. Khuyến nghị

Chủ tàu của tàu KH95598TS cần chú trọng hơn nữa vấn đề an toàn của con người cũng như của tàu, có kế hoạch kiểm tra định kỳ v à thường xuyên đối với các trang, thiết bị trên tàu phục vụ khai thác và an toàn sản xuất.

Có biện pháp khắc phục kịp thời những tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản.

Trong khâu lựa chọn bạn lao động làm việc trong nghề nguy hiểm nh ư nghề câu, cần chú trọng đến trình độ chuyên môn của người lao động. Trước khi sử dụng người lao động cần phải có quá trình tập huấn về an toàn và vệ sinh lao đông, nêu cao tinh thần tự giác của người lao động trang bị kiến thức cần thiết cho ng ười lao động trong vấn đề này.

Trong quá trình làm việc trên tàu cần có sự phân công hợp lý để ng ười dày dặn kinh nghiệm đảm nhận những khâu đòi hỏi kỹ năng thành thạo và những khâu nguy hiểm. Biết cách xử lý khi có sự cố xảy ra, tránh đ ược những tai nạn nghiêm trọng.

Tất cả các thuyền viên làm việc trên tàu phải luôn ý thức được hậu quả của các tai nạn, chú trọng công tác cảnh giới khi hoạt động khai thác trên biển để ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các tai nạn hàng hải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Phan Trọng Huyến (2002), Bài giảng điều động tàu, Đại học Nha Trang

2. TS Phan Trọng Huyến (2000), Bài giảng pháp luật hàng hải,, Đại học Nha Trang

3. TS Phan Trọng Huyến (2007), Bài giảng quản lý tàu cá, Đại học Nha Trang

4. Th.S Nguyễn Đức Sỹ (2003),Bài giảng an tòan lao động, Đại học Nha Trang

5. Th.S Nguyễn Trọng Thảo (2001), Giáo trình đại cương về ngư cụ và công nghệ khai thác thủy sản, Đại học Nha Trang

6. Th.S Trần Tiến Phức(2003), Bài giảng máy điện hàng hải, Đại học Nha Trang

7. Báo cáo tổng kết tình hình tàu thuyền Khánh Hòa năm 2006 8. Báo nhân dân

9. Báo Khánh Hòa

10.Http://www.khanhhoaprovice.vnn.vn 11.Http://www.baokhanhhoa.com 12.Http://www.fistenet.gov.vn 13.Http://www.ficen.org.vn

Một phần của tài liệu Khảo sát chuyến đi biển của tàu câu cá ngừ đại dương công suất từ 200-300 CV và xác định nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong sản xuất (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)