Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 103)

4. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo và nâng cao lợi ích

2.1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ

nhiệm vụ trọng yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Đối với nhiều quốc gia trong quá trình phát triển của mình việc quan tâm và phải giải quyết các vấn đề kinh - tế xã hội tại các khu vực nông

nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề rất lớn. Trên thực tế, những đóng góp quan trọng của khu vực nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát triển của các quốc gia là một thực tế không thể phủ nhận, ngay cả đối với những nước văn minh, công nghiệp đã phát triển hiện đại cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Các loại nông sản, vật phẩm từ nông nghiệp không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt trong đời sống của xã hội, mà còn là nguồn cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp, tạo cơ sở cho công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác phát triển. Bởi vậy, việc khai thác nguồn lực, tiềm năng to lớn trong khu vực nông nghiệp và nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thậm chí là vấn đề chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội đối với những nước có điểm xuất phát từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lạc hậu.

C.Mác và Ph.Ăngghen, khi nghiên cứu về quá trình CNH ở nước Anh - quốc gia đã thực hiện CNH từ rất sớm, đã đưa ra dự báo rằng GCND sẽ chuyển hóa thành GCCN do sự phát triển mau chóng của quá trình CNH trong nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này chưa diễn ra do nông nghiệp hàng hóa chưa đủ điều kiện để tổ chức thành nền đại sản xuất như trong công nghiệp. Kiểu tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lối công nghiệp chưa phù hợp và các hình thức tổ chức sản xuất, như kinh tế hộ, kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại… vẫn đang phát huy hiệu quả tốt. Thực tế đó đã khẳng định một lợi thế cơ bản của nông nghiệp so với công nghiệp xét về mặt điều kiện, tiền đề để chúng phát triển. Đó là chỉ dựa vào đất đai và sức lao động của con người thì nông nghiệp cũng đã có thể tiến hành sản xuất được, thậm chí còn có thể phát triển tương đối khá trong một thời điểm nhất định. Đối với lĩnh vực công nghiệp thì khác, để phát triển thì từ đầu nó cần nhiều hơn những nguồn lực, đặc biệt là vốn. Những vấn đề này đã được C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ khi các ông tổng kết thực tiễn, xác định lại chính xác vị trí và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước Anh thời

Lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề nông nghiệp, nông thôn đã được V.I.Lênin kế thừa và vận dụng vào thực tiễn khi ông trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga xôviết. V.I.Lênin đã sớm nhận thấy việc đưa nền nông nghiệp nước Nga vốn còn ở trình độ hết sức thấp kém chuyển sang mô hình sản xuất lớn cộng sản chủ nghĩa là chưa phù hợp. Khi “Chính sách kinh tế mới” được áp dụng vào thực tiễn, nền nông nghiệp được thay đổi cách thức sản xuất phù hợp với tâm lý, nguyện vọng của nông dân, lập tức nó đã phát huy tác dụng. Chỉ trong vòng vài năm sau khi áp dụng chính sách mới, sản xuất nông nghiệp của của nước Nga đạt năng suất kỷ lục, tương đương mức trước chiến tranh, góp phần quan trọng vào quá trình phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, do những sai lầm khách quan và chủ quan nên sau khi V.I.Lênin qua đời, những chính sách CNH của Đảng Cộng sản Liên Xô thiếu đi sự coi trọng đúng mức đối với nông nghiệp và nông thôn, vai trò động lực của nông dân không được phát huy. Tất cả những điều đó đã làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng kém hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp không đủ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, lương thực và thực phẩm không đủ tiêu dùng. Điều đó cũng góp phần làm cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng. Những nước XNCN khác vận dụng mô hình CNH đó cũng đã gặp phải muôn vàn khó khăn khi Liên Xô khủng hoảng, đổ vỡ.

Nhận thức sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như kinh nghiệm thực tiễn CNH của nhiều nước thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức coi trọng vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam nói chung và khôi phục kinh tế - xã hội, tiến hành CNH nói riêng. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chúng ta “phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nước nhà. Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp hóa mới có thể phát triển mạnh” [106, tr. 7]. Trong điều kiện lương thực, nguyên liệu cung ứng cho tiêu dùng của xã hội và cho sản xuất công nghiệp còn thiếu, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hiện nay, chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính. Vì muốn mở mang công

nghiệp thì phải có đủ lương thực, nguyên liệu” [106, tr. 40]. Khi khẳng định tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp, Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến nông dân: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giầu thì nước ta giầu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [104, tr. 43].

Bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm gần 70% dân số, thu nhập và đời sống của họ rất thấp [134]. Bởi vậy, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là vấn đề chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trên cơ sở quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; coi đó là một trong những nội dung quan trọng nhất của toàn bộ quá trình CNH, HĐH đất nước, đồng thời là bộ phận hữu cơ của quá trình này.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng đã đề ra chủ trương và những giải pháp đồng bộ về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong đó, xác định rõ: “Đối với GCND, ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò GCND trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho CNH, HĐH nông nghiệp, phát triển nông thôn; thực hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn diện, tiêu thụ nông sản hàng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội; phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn; phân bổ dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới…” [46, tr. 125].

lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước... CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình CNH, HĐH đất nước” [50, tr. 172].

Với đường lối đó, quan điểm chỉ đạo của Đảng coi “giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” [6]. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề khác nhau, nhưng nếu không được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể đảm bảo thực hiện CNH, HĐH một cách vững chắc. Kinh nghiệm thực tiễn từ quá trình CNH của các nước trên thế giới cho thấy, khi nông nghiệp, nông dân và nông thôn được đặt đúng vị trí và xác định đúng vai trò; đồng thời, những tiềm năng, nguồn lực và thế mạnh của chúng được phát huy sẽ tạo nên sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Hơn nữa, đối với một nền kinh tế còn chịu nhiều ảnh hưởng từ nông nghiệp thì việc tận dụng, phát huy vai trò và lợi thế của lĩnh vực sản xuất này là một tất yếu để phát triển công nghiệp, thực hiện CNH, HĐH đất nước. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là những vấn đề cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc đưa nền kinh tế từ lạc hậu trở thành nền kinh tế tiên tiến hiện đại. Đối với Việt Nam, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là bước đi cụ thể, trước mắt; đồng thời, là nhiệm vụ trọng yếu quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Hiện nay, nước ta trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, việc tiến hành thắng lợi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng trong quá trình tích lũy cho sự phát triển, đóng góp một phần lớn vào tổng thu nhập của nền kinh tế quốc dân, đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và các hoạt động dịch vụ. Theo đó, tập trung đầu tư vốn, nguồn nhân lực, KH&CN, quản lý… nhằm tạo ra sự chuyển biến lớn cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn là những vấn đề có ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Những tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến lợi ích kinh tế của nông dân Việt Nam hiện nay

2.2.1. Những tác động tích cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến lợi ích kinh tế của nông dân nông nghiệp, nông thôn đến lợi ích kinh tế của nông dân

2.2.1.1. Tạo lập điều kiện và cơ hội cho nông dân có thêm việc làm thu nhập cao, phát triển sản xuất, kinh doanh ngành nghề truyền thống và những ngành nghề mới năng suất, hiệu quả

Thứ nhất, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn càng đi vào chiều sâu thì ngày càng có nhiều những phát minh, tiến bộ KH&CN hiện đại, đặc biệt là công nghệ sinh học được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Việc các hàng hóa nông sản được sản xuất ngày một nhiều, đa dạng về mẫu mã, đẹp về hình thức, chất lượng cao đã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của xã hội là những thực tế minh chứng rõ ràng nhất của việc ứng dụng rộng rãi những thành tựu KH&CN về tế bào, gen và công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, kinh doanh của nông dân. Sự vận dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất, kinh doanh còn làm gia tăng giá trị của nông sản hàng hóa xuất khẩu trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

Một nét đặc trưng cơ bản của sản xuất nông nghiệp Việt Nam theo lối truyền thống là tính thời vụ rất cao và lệ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên, môi trường, nên nếu chậm triển khai ứng dụng KH&CN mới, hiện đại

ích kinh tế của nông dân bị thiệt hại... Hơn nữa, việc chậm trễ ứng dụng KH&CN hiện đại vào quá trình sản xuất nông nghiệp còn cản trở đến việc khai thác các tiềm năng và lợi thế vốn có trong nông nghiệp, nông thôn, làm cho sản xuất tiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, chậm phát triển. Những điều đó dẫn đến kìm hãm quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Ứng dụng những thành tựu KH&CN mới để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không có nghĩa là phủ nhận những kinh nghiệm truyền thống lâu đời, được nhân dân ta tích lũy trong quá trình sản xuất. Ở nước ta, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải xây dựng, phát triển nền kinh tế toàn diện, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó, ứng dụng những thành tựu KH&CN hiện đại vào sản xuất, đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển lên trình độ mới vừa là yêu cầu khách quan, vừa là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, các ngành nghề, làng nghề là một dạng hoạt động kinh tế của nông dân, được hình thành và phát triển lâu đời trong nông thôn Việt Nam, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều quan trọng là việc phát triển các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn không đòi hỏi phải đầu tư nhiều vốn, có thể sử dụng lực lượng lao động tại chỗ và với nguồn nguyên liệu dồi dào, phù hợp với điều kiện hiện tại của nông thôn và nông dân nước ta.

Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng, sự hình thành và phát triển các ngành nghề mới hiện nay có tác dụng tích cực đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho người lao động, làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại.

Trong nông thôn nước ta, các ngành nghề, làng nghề hầu hết là tiểu, thủ công nghiệp, như gốm, sứ, đúc đồng, đúc gang, nghề rèn, chạm khắc đá, gỗ, sơn mài, đan lát mây tre, dệt vải, may mặc… Ngày nay, trước sự tác động của

cơ chế thị trường, trong nông thôn xuất hiện nhiều ngành nghề mới, sản xuất ra nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, nguyên liệu cho công nghệ chế biến, tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ ở nông thôn phát triển, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn và sinh hoạt của nông dân.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế nước ta, việc các ngành nghề, làng nghề truyền thống được khôi phục và các ngành nghề mới ra đời sẽ thu hút khoảng trên 50% lao động thường xuyên và 20% lao động không thường xuyên từ lao động nông nhàn [125, tr. 245]. Từ đó, tạo điều kiện cho nhiều hoạt động kinh tế và các hoạt động dịch vụ liên quan phát triển, góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động và đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

Các sản phẩm do những ngành nghề, làng nghề tạo ra có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả ở trong lẫn ngoài nước, thu hút được nhiều lao động phổ thông, giải quyết nhiều việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Yêu cầu đối với sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề là gắn với sản xuất nông nghiệp, tạo sự phát triển ổn định , bền vững về kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn. Song, phải tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở của từng địa phương để sản xuất, vừa đạt mục tiêu về kinh tế, xã hội, vừa bảo đảm về môi trường, sinh thái, giữ gìn văn hóa truyền thống của địa phương. Việc khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống, ngành nghề mới ở nông thôn là một nguồn lực, điều kiện quan trọng để sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ổn định, phát triển bền vững.

2.2.1.2. Tạo khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại

kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng hiện đại là

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 103)