Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn, từng bước nâng cao

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 169)

4. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo và nâng cao lợi ích

3.2.5.Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn, từng bước nâng cao

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng phải tiếp tục được đẩy mạnh, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; sử dụng các đòn bẩy kinh tế đối với người nông dân; tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

Sớm hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội đối với nông thôn và người nông dân: chính sách đền bù, bồi thường thiệt hại, chính sách tái định cư; chính sách quy hoạch, quản lý đảm bảo quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp… Các chính sách đó phải hướng đến đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân tương xứng với sự đóng góp của họ, không thể để họ thua thiệt so với các tầng lớp khác, càng không thể để họ “đứng bên lề” của sự phát triển.

Tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các thông tin thị trường trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu.

Cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện, bảo đảm đủ điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; nâng cao chất lượng điện phục vụ sinh hoạt của

năng tiếp cận thông tin cho mọi vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Xây dựng hệ thống chợ nông sản phù hợp với từng vùng. Tập trung đầu tư cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, cơ sở chuyển giao KH&CN nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; phát triển nhanh các trung tâm, trạm giống, cơ sở khuyến nông ở các huyện, xã. Nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, các trung tâm y tế vùng, các cơ sở y tế chuyên sâu; hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học; xây dựng các trung tâm, nhà văn hoá - thể thao tại thôn, xã.

Quy hoạch và bố trí lại dân cư nông thôn gắn với việc quy hoạch xây dựng công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị ở các vùng. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với đặc điểm từng vùng, chú ý tới một số tỉnh và địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong khu vực, như Vĩnh Phú, Nam Định, Ninh Bình... Phát triển mạng lưới thị trấn, thị tứ theo quy hoạch; tiếp tục thực hiện phương châm “Nhà nước và nông dân cùng làm”, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, xoá nhà tạm ở nông thôn v.v..

Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quy hoạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống của dân cư nông thôn

Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, nước ta tiến hành chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu phát triển bền vững: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Nhưng giai đoạn đầu, nền nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng

bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo những giai đoạn cụ thể; trong đó giai đoạn đầu phải thực hiện theo cơ cấu: Công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ song song với đầu tư xây dựng phát triển nông thôn mới.

Đưa khoa học - kỹ thuật về với nông thôn, hình thành các khu công nghiệp tập trung vào vùng nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu tụ tiềm ẩn ở nông thôn và nông dân. Chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, cơ giới hóa tạo thời gian cho nông dân tiến hành học tập nghề nghiệp thích ứng với quá trình chuyển đổi kinh tế nói chung, tạo sự chủ động cần thiết cho nông dân. Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp nông thôn theo hướng tam nông gắn liền sản xuất với dịch vụ. Đây là xu thế tất yếu cho sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta và thế giới hiện nay.

Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn. Khuyến khích xây dựng và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Tạo điều kiện cho nông dân các địa phương trong khu vực có khả năng tiếp cận các thông tin thị trường trong và ngoài nước, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu.

Cải thiện từng bước và tiến tới xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp tại các khu vực nông thôn.

Thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời các giải pháp cơ bản trên đây sẽ tạo cơ sở vững chắc để đảm bảo lợi ích kinh tế của người nông dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở nông thôn. Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH không thể bền vững và thành công nếu không coi trọng một cách thỏa đáng vấn đề lợi ích kinh tế của người nông dân.

- Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

tạo ra các hệ quả không mong muốn và có ít nhiều tác động tiêu cực đến lợi ích kinh tế của người nông dân. Do vậy, cùng với việc triển khái quá trình CNH, ĐTH, chính quyền các địa phương cần chú ý giải quyết các vấn đề xã hội tại các khu vực nông thôn, như giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng và từng địa phương, bảo đảm sự hài hoà giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn, triển khai kế hoạch hợp tác sản xuất nông nghiệp với một số quốc gia có nhu cầu.

Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn trong quá trình CNH, HĐH hiện nay, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, đảm bảo giải quyết tốt nhu cầu về việc làm, đồng thời từng bước nâng cao mức thu nhập của người nông dân trong quá trình CNH, HĐH. Về giải quyết nhu cầu về việc làm, cần căn cứ vào công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng địa phương mà tạo ra các ngành nghề mới tại chỗ phù hợp với đặc điểm nguồn nhân lực sẵn có.

Quá trình giải quyết việc làm cần phải gắn với việc nâng cao thu nhập cho nông dân. Muốn vậy, cần nhanh chóng tạo ra nhiều hơn việc làm cho nông dân, mang lại thu nhập cho nông dân, tận dụng thời gian nhàn rỗi. Đồng thời, tiến hành các giải pháp về chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghành nghề, chính sách đào tạo nghề, chính sách vay vốn tín dụng, chính sách hỗ trợ sản xuất… Thực hiện chính sác lao động và việc làm thông qua các mô hình hoạt động đầu tư phát triển làng nghề truyền thống. Để làm được điều này trong quá trình đầu tư phát triển làng nghề cần phải tìm hiểu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm, chuyển đổi mô hình sản xuất từ thủ công sang sản xuất công

thị hiếu của thị trường.

Cần thực hiện các chương trình điều tra thị trường mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đang sản xuất. Quan tâm những nghề thủ công có năng lực cạnh tranh cao và lợi thế cho xuất khẩu.

Khuyến khích các mô hình sản xuất mới, như trang trại sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi theo hướng công nghiệp, các công ty cổ phần, hợp tác xã dịch vụ…, các làng thanh niên lập nghiệp, các hội tương trợ trong sản xuất.

Cần có những chương trình khuyến nông, phòng chống thiên tai, dịch bệnh ngăn ngừa rủi ro trong sản xuất cho nông dân, tạo mọi điều kiện cho họ được tiếp cận với các giống cây con mới có hiệu quả kinh tế cao qua các chương trình khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư… Mở các buổi hội thảo, trao đổi về kinh tế nông nghiệp, giới thiệu các sản phẩm KH&CN hiện đại cho nông dân.

Chính sách xuất khẩu lao động cần chú trọng đến công tác hỗ trợ vốn vay, công tác đào tạo về ngoại ngữ, nghề nghiệp, các chính sách bảo hộ cho người lao động; đồng thời, cần có những chính sách hợp lý để tận dụng lao động nước ngoài về nước có tay nghề kỹ thuật cao.

Thứ hai, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh cho nhân dân; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, dân số, giảm tỉ lệ sinh ở nông thôn. Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng các hương ước, phát huy truyền thống tốt đẹp, tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm, bài trừ các hủ tục, thực hiện nếp sống mới ở nông thôn.

Thứ ba, xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn. Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm mức sống tối thiểu cho cư dân nông thôn. Rà soát, giảm thiểu các khoản đóng góp có tính chất bắt buộc đối với nông dân. Tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện và thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở.

thôn, đào tạo thế hệ trẻ có trình độ tri thức và văn hóa. Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện của nhân dân, không để gây thành những điểm nóng ở nông thôn. Tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện bình đẳng giới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, năng lực và vị thế của phụ nữ ở nông thôn...

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 169)