Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 167)

4. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo và nâng cao lợi ích

3.2.4.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn

thôn mới giai đoạn 2010-2020 là điều kiện tiên quyết mang tính quyết định để thực hiện và đảm bảo lợi ích kinh tế của nông dân hiện nay

Để phát triển nông thôn một cách toàn diện và bền vững trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay, triển khai Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 04 - 6 - 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu chung là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giầu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu cụ thể là: Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới); Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: 1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; 2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; 3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; 4) Giảm nghèo và an sinh xã hội; 5) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; 6) Phát triển giáo dục và đào tạo ở nông thôn; 7) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; 8) Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; 9) Cấp nước sách và vệ sinh môi trường nông thôn; 10) Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; 11) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.

Kinh phí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm: Vốn ngân sách (Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn: 23%; Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung tùy theo hoàn cảnh từng địa phương: 17%): 40%; Vốn tín dựng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại): 30%; Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: 20%; Vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: 10%.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã ban hành Bộ tiêu chí chung cho cả nước bao gồm 19 tiêu chí và được chia ra thành 5 nhóm tiêu chí cụ thể: Về quy hoạch; Về hạ tầng kinh tế - xã hội; Về kinh tế và tổ chức sản xuất; Về văn hóa, xã hội, môi trường; và Về hệ thống chính trị. Bộ tiêu chí đã đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng miền.

Theo đó, với 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã đưa ra các nội dung chỉ tiêu và mức độ phải đạt được theo kế hoạch rất cụ thể. Mười chín tiêu chí cụ thể là: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Chợ nông thôn, Bưu điện, Nhà ở dân cư, Thu nhập, Tỷ lệ hộ nghèo, Cơ cấu lao động, Hình thức tổ chức sản xuất, Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Môi trường, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, Anh ninh - trật tự xã hội.

Rõ ràng với việc thực hiện nghiêm túc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi một cách toàn diện đời sống kinh tế - xã hội nông thôn, thực sự đưa nông

hiện đại. Là chủ nhân của nông thôn, nông dân sẽ là người hưởng lợi từ Chương trình này. Vì lẽ đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chính là giải pháp toàn diện, vừa trước mắt vừa lâu dài nhằm thực hiện và đảm bảo lợi ích kinh tế của người nông dân.

Với những ý nghĩa như nêu trên, có thể khẳng định, thực hiện nghiêm túc và thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 chính là một giải pháp căn bản thiết thực góp phần thực hiện và bảo đảm lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 167)