Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 162)

4. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo và nâng cao lợi ích

3.2.3.Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông

nông thôn

Cho dù trong GDP hiện nay, tỉ trọng nông nghiệp đang giảm và còn có chiều hướng giảm mạnh trong thời gian tới, song trên thực tế thu nhập của phần lớn nông dân vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp và ngành công nghiệp

- Tăng cường đầu tư về tài chính:

Theo con số thống kê, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, năm 2000: 20.934 tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư phát triển; năm 2005, các con số tương ứng: 25.749 tỷ đồng và chiếm 7,5% tổng số vốn đầu tư phát triển, năm 2007 là 30.900 tỷ và 8,5% [79, tr. 70].

Như vậy có thể nói là chưa đáp ứng được nhu cầu và tỷ trọng nhỏ. Dù tỷ trọng nông nghiệp trong GDP trong thời gian tới có giảm, nhưng thu nhập của nông dân vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp và các ngành công nghiệp, dịch vụ nông thôn. Do đó, hướng những năm sắp tới, Đảng và Nhà nước cần tăng cường về nguồn lực tài chính để tạo động lực cho nông nghiệp nông thôn phát triển. Để có nguồn tài chính nhanh và đủ như nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay, cần chú ý huy động từ nhiều nguồn. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương cần chú ý việc huy động từ các nguồn khác như:

- Nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong nước từ trung ương đến địa phương;

- Nguồn vốn từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng quốc tế, như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), các viện trợ chính thức từ nguồn vốn ODA từ các quốc gia phát triển, v.v.

- Tăng cường đầu tư về khoa học và công nghệ:

Một trong những yếu tố then chốt để quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay nhanh chóng đi đến thành công là phải tăng cường đầu tư nguồn lực về KH&CN.

Ngoài những đặc điểm chung, quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay còn mang những nét đặc thù riêng, như: Điểm xuất phát về cơ sở vật chất và kỹ thuật của lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ở nước

thành các vùng khí hậu rõ rệt, điều kiện về thổ nhưỡng và đất đai còn bị chia cắt và manh mún; Quá trình hội nhập quốc tế và tác động của xu hướng toàn cầu hóa làm cho việc phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn.

Quá trình đầu tư và phát triển KH&CN nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay cần được tiến hành đồng bộ trên các phương diện chủ yếu, gồm: 1) Nghiên cứu cơ bản; 2) Nghiên cứu chuyển giao (còn gọi là công nghệ R&D); và 3) Nhập khẩu công nghệ. Trong đó việc ứng dụng công nghệ R&D có ý nghĩa then chốt. Để thúc đẩy đầu tư và sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới trong phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam đòi hòi phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ. Kiện toàn và sắp xếp hệ thống nghiên cứu khoa học, để huy động và phát huy được sức mạnh trí tuệ của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Tăng cường đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công tác quản lý khoa học. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, tạo bước đột phá trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ nông nghiệp.

Hai là, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của người nông dân.

Để có thể đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện rộng rãi các công nghệ tiên tiến vào các khâu của quá trình sản xuất, cần tăng cường khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học - công nghệ cho nông dân. Để thực hiện điều này, cần phải thực hiện các giải pháp cụ thể như sau: Xây dựng chương trình và nội dung học tập thiết thực, phù hợp với trình độ

cho từng loại đối tượng cụ thể; Phát triển các trung tâm dạy nghề bằng việc mở các lớp học ngay tại nơi làm việc; Xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động nông nghiệp, nông thôn ở mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức quần chúng (Hội Làm vườn, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân...).

Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ cho nông dân. Doanh nghiệp được coi là cầu nối giữa việc chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học với người nông dân. Các doanh nghiệp là người hiểu rõ nhất nhu cầu chuyển giao công nghệ cho nông dân, hỗ trợ kinh phí mua công nghệ, đảm bảo bao tiêu sản phẩm... bởi vì trong việc ứng dụng thành quả khoa học và công nghệ của người nông dân, doanh nghiệp cũng có lợi ích. Khi doanh nghiệp tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ, đồng thời chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm do công nghệ mới làm ra thì sẽ không có sự phân biệt giữa lợi ích của chuyển giao công nghệ (bán công nghệ) và lợi ích do công nghệ đó mang lại. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có thêm chính sách đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cho nông dân thông qua doanh nghiệp, cụ thể: Khuyến khích và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ cho nông dân của doanh nghiệp; Khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp với tổ chức khuyến nông, tổ chức khoa học và công nghệ trong hoạt động chuyển giao công nghệ cho nông dân...

Bốn là, xây dựng và hình thành các tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao.

Các tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao có mô hình giống như các khu công nghệ cao trong các lĩnh vực khác. Đây là nơi được đầu tư đầy đủ về vốn, nhân lực, hạ tầng cơ sở đồng bộ để thực hiện những nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tổ hợp này đóng vai trò dẫn dắt toàn bộ ngành nông nghiệp phát triển ở quy mô lớn hơn. là đầu tàu, mở đường phát triển mạnh mẽ lĩnh vực nông nghiệp trình độ cao ở phạm vi rộng.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực:

Nâng cao năng lực của người lao động trong nông thôn. Việc biến sức lao động thành hàng hóa là điều kiện căn bản của quá trình thị trường hóa,

quá trình phát triển kinh tế. Điểm quyết định của quá trình này là: 1) Sức lao động tách khỏi ruộng đất; 2) Sức lao động phải có một giá trị nội tại, đồng thời phải có một giá trị sử dụng thích ứng. Giá trị sử dụng của sức lao động được biểu hiện ở chất lượng của sức lao động, ở năng lực và kỹ năng của người lao động. Là sản phẩm của phương thức sản xuất tiểu nông, sức lao động của nông dân Việt Nam có một chất lượng thấp; đến lượt mình, điều này khiến cho giá cả lao động thấp (giá nhân công rẻ) và rất khó trao đổi. Trạng thái chất lượng lao động thấp và giá rẻ là một trong những khó khăn của sự phát triển kinh tế và bất lợi cho người lao động. Bởi vậy, đầu tư phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, thay đổi chất lượng của sức lao động thực chất là nâng cao năng lực chuyển đổi nghề nghiệp của nông dân, khiến họ có thể gia nhập vào đội quân công nghiệp một cách thuận lợi và có lợi là một vấn đề cơ bản của sự phát triển và của quá trình lột xác của người nông dân.

Cải tiến căn bản nội dung phổ cập giáo dục phổ thông cho địa bàn nông thôn và nội dung đào tạo chính qui về nông nghiệp từ trung cấp đến trên đại học. Xây dựng chương trình đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp nông thôn, cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại... Mở rộng các trường đào tạo nghề, đa dạng hình thức đào tạo để dạy nghề cho lao động nông thôn làm công nghiệp, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Thiết thực tăng cường năng lực cho nhân dân và cán bộ cơ sở để đảm nhiệm tốt việc phân cấp phân quyền trong hoạt động phát triển nông thôn.

Có chính sách xã hội hoá công tác giáo dục và dạy nghề, kể cả thu hút đầu tư nước ngoài, dành đáng kể nguồn vốn ODA vào lĩnh vực đầu tư phát triển con người. Tổ chức quĩ cho vay học nghề, cấp học bổng cho các đối tượng chính sách hoặc người tài giỏi, khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp, địa phương tự đầu tư đào tạo cán bộ làm việc cho mình. Chuyển biến căn bản cơ chế tuyển chọn, đề bạt, sử dụng công chức, viên chức theo năng

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 162)