Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 89)

4. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo và nâng cao lợi ích

2.1.1. Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

2.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trên cả phương diện khoa học lẫn thực tiễn, đến nay “công nghiệp hoá” không còn là vấn đề xa lạ và mới mẻ, song cũng không phải vì thế mà người ta ít hoặc không quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này. Trái lại, công nghiệp hóa đang là vấn đề thời sự và nó sẽ vẫn tiếp tục được quan tâm trong nhiều năm tới. Bởi lẽ, khi quá trình CNH ngày càng được triển khai mạnh mẽ thì nó luôn nảy sinh những vấn đề mới. Thực tiễn của sự phát triển CNH đặt ra những yêu cầu cần giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện. Điều đó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở nhiều bình diện và trên những góc độ tiếp cận khác nhau.

Những nghiên cứu về CNH trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất quan trọng, song cũng còn nhiều vấn đề chưa được đi sâu nghiên cứu, làm rõ. Chẳng hạn, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có quan niệm thống nhất về CNH. Hiện tại, có đến hàng chục định nghĩa khác nhau về CNH. Có người coi CNH là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế, đó là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp, và xác định nó là một phần của quá trình HĐH. Có người lại quan niệm CNH là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế đa

CNH theo một nghĩa chung, khái quát hơn, đó là quá trình chuyển đổi một đất nước có nền kinh tế lạc hậu chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển, công nghiệp hiện đại… Nhìn chung, những quan niệm như vậy, về cơ bản, đều phản ánh được bản chất của CNH, song không thể hiện được hết nội dung căn bản của nó. Sở dĩ có nhiều quan niệm khác nhau về CNH là do có sự khác nhau về phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu, cũng như do sự hạn chế về nhận thức và nhiều khi còn là sự chi phối của yếu tố chính trị đối với chủ thể khi nghiên cứu về CNH.

Dựa vào điều kiện lịch sử - cụ thể của đất nước và bối cảnh quốc tế, đồng thời với việc nhận thức rõ sự tác động mạnh mẽ của KH&CN đối với quá trình CNH ở nước ta, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII của Đảng đã xác định CNH của Việt Nam phải được đặt trong quan hệ với HĐH, coi “CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ của KH&CN, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [44, tr. 30]. Việc xác định CNH theo quan điểm như vậy, về cơ bản, đã bao quát được các nội dung chủ yếu của CNH, gắn CNH với HĐH, đồng thời xác định được vai trò của công nghiệp và KH&CN trong quá trình CNH.

Tuy nhiên, khi xác định mô hình CNH ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương không lặp lại những mô hình công nghiệp hoá cổ điển, mà tự tìm lấy một mô hình phù hợp với hoàn cảnh đất nước và điều kiện thế giới. Trong lịch sử thế giới đã từng diễn ra các mô hình CNH chủ yếu, như CNH cổ điển, CNH thay thế nhập khẩu (trước năm 70 của thế kỷ XIX), CNH hướng về xuất khẩu, CNH hỗn hợp hướng theo hội nhập quốc tế. Các mô hình CNH đó của thế giới đã tỏ ra không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay, khi

trò quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh như vậy, để quá trình CNH đạt được hiệu quả cao, Việt Nam phải xác định cho mình một mô hình CNH phù hợp với đặc điểm của đất nước cũng như phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại. Với tinh thần đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức...” [50, tr. 87-88]. Chủ trương của Đảng là “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [50, tr. 186]. Trong đó, “kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại” [50, tr. 88].

Việc gắn kết CNH với HĐH không có nghĩa là đồng nhất hai quá trình này với nhau. Thực tế cho thấy, muốn phát triển LLSX thì cần phải có một khoảng thời gian khá dài để thực hiện CNH. Việc triển khai thực hiện CNH là điều kiện để đi vào HĐH. Có thể hiểu HĐH là một quá trình chống lại tụt hậu trước sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; do đó, nó mang tính thời sự. Về mặt lịch sử thì quá trình CNH thường phải diễn ra trước quá trình HĐH. Tuy vậy, sự phân định giữa CNH và HĐH chỉ mang ý nghĩa tương đối; bởi lẽ, trên thực tế, CNH và HĐH là hai quá trình có sự gắn kết, đan xen và tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Nếu tách rời hai quá trình này thì khó có thể đạt hiệu quả tốt được.

Công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trên các vấn đề cơ bản sau: Đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; phát triển nhanh công nghiệp,

xây dựng, dịch vụ và phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển; chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ; phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ; bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.

Như vậy, xét một cách tổng thể, CNH, HĐH là quá trình trong đó CNH luôn gắn liền với HĐH dựa trên sự phát triển của công nghiệp và KH&CN; đó là quá trình chuyển từ sử dụng lao động thủ công và lạc hậu sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ của KH&CN, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

2.1.1.2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nhìn lại bức tranh toàn cảnh của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy vai trò to lớn của CNH. Chỉ tính riêng ở châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc có được sự phát triển rất nhanh (thập niên 60 và 80 của thế kỷ trước) cũng không nằm ngoài kết quả của quá trình thực hiện CNH. Sự trỗi dậy ngoạn mục của Nhật Bản và Hàn Quốc đã được Pierre Judet - tác giả cuốn sách “Những nước công nghiệp hóa mới”, nhận xét: “Nếu năm 1964 thế vận hội ở Tôkyô đánh dấu việc Nhật Bản gia nhập vào dàn hợp xướng của các nước công nghiệp tiên tiến, thì thế vận hội ở Xơ Un năm 1988, thông qua tính năng động của Hàn Quốc, lại xác nhận tính hiện thực và trọng lượng của các nước công nghiệp mới Đông Á mà từ nay không thể xếp chúng vào loại kém phát triển hay chưa CNH” [74, tr. 35]. Như vậy, có thể khẳng định rằng, CNH là phương thức hữu hiệu mà tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới đều đã thực hiện ở một mức độ nào đó để chuyển nền kinh tế từ trạng thái kém phát triển, trình độ nông nghiệp sang trình độ kinh tế công nghiệp và tiến tới trình độ hậu công nghiệp. Thực tế cho thấy, chưa có

Việt Nam trước khi tiến hành CNH là một quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp lạc hậu và lấy sản xuất lúa gạo là mũi nhọn; sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé. Cũng như nhiều quốc gia khác, đối với Việt Nam, sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực rất quan trọng, nó đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đem lại giá trị xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân nói chung và quyết định trực tiếp đến lợi ích kinh tế của nông dân nói riêng. Tuy sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng, song trên thực tế, chưa một quốc gia nào trên thế giới có thể phát triển được mà chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, đối với Việt Nam, sản xuất nông nghiệp lại ở trình độ rất lạc hậu, manh mún. Nếu vẫn tiến hành sản xuất nông nghiệp theo lối cũ thì lợi ích kinh tế của nông dân cũng không thể được đảm bảo, đời sống của họ không thể cải thiện và nâng cao. Một thực tế không thể phủ nhận là, trong nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư và hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nhờ đó, nền sản xuất nông nghiệp của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, đời sống nông dân được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn ngày một thêm đổi mới. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện đang gặp phải hàng loạt những vấn đề nan giải, bất cập: Sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chia cắt, nhất là các tỉnh miền Bắc, khu vực miền Trung và Tây Nguyên; năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém; lao động nông thôn dư thừa, thời gian lao động ít; sản phẩm nông nghiệp quá rẻ, khó tiêu thụ; nông dân sản xuất một cách tự phát, chạy theo giá cả thị trường… Chính vì thế, thu nhập của nông dân còn bấp bênh và rất thấp. Thực tế cho thấy, thu nhập của nông dân thấp nhất trong các ngành nghề. Rõ ràng, chỉ có tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mới giải quyết được những vấn đề nan giải trên; từ đó, người nông dân mới có điều kiện nâng cao thu nhập, đảm bảo lợi ích kinh tế của mình.

Ở tầm quốc gia, nếu Việt Nam duy trì chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo cách chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp lạc hậu thì sẽ ngày càng tụt hậu so với thế giới. Do đó, để nhanh chóng phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới, không có con đường nào khác hơn là nước ta phải tiến hành CNH, HĐH. Đây cũng là lựa chọn tất yếu để Việt Nam phát triển nông nghiệp hiện đại, nâng cao lợi ích kinh tế của nông dân. Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là xu thế tất yếu của con đường phát triển nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, đồng thời thích ứng với nhu cầu hiện đại hóa nông nghiệp. Đây chính là con đường hữu hiệu để tăng thu nhập cho nông dân.

Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, tháng 1 năm 1994, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định là phải “đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước CNH, HĐH đất nước” [10, tr. 22]. Tại Đại hội lần thứ VIII, tháng 9 năm 1996, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, đồng thời xác định: “Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [4, tr. 80].

Việc thực hiện quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam cũng như những thành tựu mà nó mang lại sẽ có tác động tích cực trên nhiều phương diện. Trước hết, quá trình CNH, HĐH thúc đẩy LLSX phát triển, tình trạng công nghệ lạc hậu được giải quyết một cách căn bản sẽ làm năng suất lao động tăng lên và khi đó, tổng sản phẩm xã hội cũng gia tăng, thu nhập và mức sống của nhân dân có điều kiện được nâng cao. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của LLSX sẽ thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội; trong xã hội sẽ xuất hiện nhiều ngành nghề mới và do đó, làm giảm bớt áp lực về việc làm - một

những thế mạnh của quốc gia được phát huy tối đa thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển và đạt hiệu quả cao. Thêm nữa, việc đẩy mạnh CNH, HĐH sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc đảm bảo sự ổn định chính trị. Đến lượt nó, sự ổn định chính trị sẽ tác động trở lại kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tiếp tục phát triển hơn nữa. Có thể nói, mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong sự phát triển xã hội thể hiện rất rõ nét.

Cũng cần thấy rằng, quá trình CNH, HĐH còn làm cho mối liên hệ giữa các vùng, các lĩnh vực, các ngành trở nên chặt chẽ thêm; mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cũng không ngừng được củng cố và tăng cường; khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng được thu hẹp. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đạt được do tiến hành CNH, HĐH là điều kiện tiên quyết để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là nông dân và những người lao động sống ở nông thôn - lực lượng chiếm phần lớn trong dân số Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, quá trình CNH, HĐH còn tạo ra những điều kiện cần thiết và vững chắc để củng cố, tăng cường an ninh, quốc phòng của đất nước.

Như vậy, kết quả của quá trình CNH, HĐH sẽ có tác dụng to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó sẽ đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, LLSX phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, nghĩa là chuyển xã hội từ trình độ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp, tiến tới thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tuy nhiên, cũng như bao sự vật và hiện tượng khác, quá trình CNH cũng vẫn có tính hai mặt của nó. Một mặt, quá trình này có những tác động tích cực, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ; mặt khác, nó cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định, làm nảy sinh những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc. Để quá trình CNH, HĐH đạt hiệu quả cao và bền vững thì bên

cạnh việc khai thác và phát huy tác động tích cực của nó, cần phải có biện pháp hiệu quả nhằm khắc chế những ảnh hưởng tiêu cực từ quá trình đó.

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 89)