4. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo và nâng cao lợi ích
2.2.1. Những tác động tích cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nông nghiệp, nông thôn đến lợi ích kinh tế của nông dân
2.2.1.1. Tạo lập điều kiện và cơ hội cho nông dân có thêm việc làm thu nhập cao, phát triển sản xuất, kinh doanh ngành nghề truyền thống và những ngành nghề mới năng suất, hiệu quả
Thứ nhất, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn càng đi vào chiều sâu thì ngày càng có nhiều những phát minh, tiến bộ KH&CN hiện đại, đặc biệt là công nghệ sinh học được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Việc các hàng hóa nông sản được sản xuất ngày một nhiều, đa dạng về mẫu mã, đẹp về hình thức, chất lượng cao đã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của xã hội là những thực tế minh chứng rõ ràng nhất của việc ứng dụng rộng rãi những thành tựu KH&CN về tế bào, gen và công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, kinh doanh của nông dân. Sự vận dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất, kinh doanh còn làm gia tăng giá trị của nông sản hàng hóa xuất khẩu trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.
Một nét đặc trưng cơ bản của sản xuất nông nghiệp Việt Nam theo lối truyền thống là tính thời vụ rất cao và lệ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên, môi trường, nên nếu chậm triển khai ứng dụng KH&CN mới, hiện đại
ích kinh tế của nông dân bị thiệt hại... Hơn nữa, việc chậm trễ ứng dụng KH&CN hiện đại vào quá trình sản xuất nông nghiệp còn cản trở đến việc khai thác các tiềm năng và lợi thế vốn có trong nông nghiệp, nông thôn, làm cho sản xuất tiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, chậm phát triển. Những điều đó dẫn đến kìm hãm quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Ứng dụng những thành tựu KH&CN mới để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không có nghĩa là phủ nhận những kinh nghiệm truyền thống lâu đời, được nhân dân ta tích lũy trong quá trình sản xuất. Ở nước ta, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải xây dựng, phát triển nền kinh tế toàn diện, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó, ứng dụng những thành tựu KH&CN hiện đại vào sản xuất, đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển lên trình độ mới vừa là yêu cầu khách quan, vừa là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, các ngành nghề, làng nghề là một dạng hoạt động kinh tế của nông dân, được hình thành và phát triển lâu đời trong nông thôn Việt Nam, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều quan trọng là việc phát triển các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn không đòi hỏi phải đầu tư nhiều vốn, có thể sử dụng lực lượng lao động tại chỗ và với nguồn nguyên liệu dồi dào, phù hợp với điều kiện hiện tại của nông thôn và nông dân nước ta.
Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng, sự hình thành và phát triển các ngành nghề mới hiện nay có tác dụng tích cực đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho người lao động, làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại.
Trong nông thôn nước ta, các ngành nghề, làng nghề hầu hết là tiểu, thủ công nghiệp, như gốm, sứ, đúc đồng, đúc gang, nghề rèn, chạm khắc đá, gỗ, sơn mài, đan lát mây tre, dệt vải, may mặc… Ngày nay, trước sự tác động của
cơ chế thị trường, trong nông thôn xuất hiện nhiều ngành nghề mới, sản xuất ra nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, nguyên liệu cho công nghệ chế biến, tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ ở nông thôn phát triển, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn và sinh hoạt của nông dân.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế nước ta, việc các ngành nghề, làng nghề truyền thống được khôi phục và các ngành nghề mới ra đời sẽ thu hút khoảng trên 50% lao động thường xuyên và 20% lao động không thường xuyên từ lao động nông nhàn [125, tr. 245]. Từ đó, tạo điều kiện cho nhiều hoạt động kinh tế và các hoạt động dịch vụ liên quan phát triển, góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động và đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
Các sản phẩm do những ngành nghề, làng nghề tạo ra có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả ở trong lẫn ngoài nước, thu hút được nhiều lao động phổ thông, giải quyết nhiều việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
Yêu cầu đối với sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề là gắn với sản xuất nông nghiệp, tạo sự phát triển ổn định , bền vững về kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn. Song, phải tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở của từng địa phương để sản xuất, vừa đạt mục tiêu về kinh tế, xã hội, vừa bảo đảm về môi trường, sinh thái, giữ gìn văn hóa truyền thống của địa phương. Việc khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống, ngành nghề mới ở nông thôn là một nguồn lực, điều kiện quan trọng để sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ổn định, phát triển bền vững.
2.2.1.2. Tạo khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại
kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng hiện đại là nhân tố quan trọng nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng.
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được tiến hành thực hiện trên tất cả các ngành kinh tế trong địa bàn nông thôn, bao quát mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; trong đó, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa là nội dung cơ bản, tạo điều kiện để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực.
Sự tác động của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, làm chuyển dịch nền nông nghiệp từ sản xuất nhỏ, lạc hậu sang nền nông nghiệp hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng ngày càng cao, tạo điều kiện cho công nghiệp và các hoạt động dịch vụ, thương nghiệp trong nông thôn phát triển, từng bước xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. CNH, HĐH nông nghiệp được thực hiện có hiệu quả sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy CNH, HĐH nông thôn phát triển. Do vậy, trong chỉ đạo thực hiện, cần đảm bảo hai quá trình đó luôn gắn kết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
Về sản xuất, có thể thấy rất rõ rằng, hiện nay đồng ruộng bị phân chia nhỏ lẻ, phân tán, manh mún. Cùng với đó là việc sản xuất, nuôi trồng cây con của các hộ nông dân cũng mang tính tự phát và quy mô nhỏ. Vì mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất, họ tự chịu trách nhiệm về sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của mình. Phần lớn nông dân tiến hành sản xuất nông nghiệp theo lối truyền thống nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém. Một số hộ nông dân tuy có mở rộng quy mô sản xuất nhưng lại ít dựa vào khoa học, công nghệ, thiếu thông tin về thị trường, chỉ trông chờ vào sự may rủi của quy luật cung cầu nên sự thất bại là điều khó tránh khỏi. Về lâu dài, nếu chỉ dựa vào lao động mang tính cá thể của người nông dân, hoặc vào mô hình tổ chức sản xuất theo đơn vị hộ gia đình sẽ gặp rất nhiều hạn chế và không thể phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn.
Thông qua CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, có thể thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp, nông trường; ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát huy tối đa ưu thế về tài nguyên đất đai, lao động và giống cây trồng; tập hợp các hộ nông dân thành tập đoàn, quy tụ họ vào hệ thống sản xuất nông nghiệp theo dây chuyền công nghiệp từ sản xuất, cung ứng - chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.
Về lưu thông, hiện nay, mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất đã cắt đứt mối liên hệ bên trong giữa sản xuất và thị trường. Bản thân chế độ bao khoán đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa thị trường lớn và sản xuất nhỏ. Trong mối quan hệ cung - cầu, khi cung vượt quá cầu, do hạn chế về thông tin và năng lực dự đoán của đại bộ phận nông dân thì trong những trường hợp như vậy, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp trở ngại hoặc bán không đúng với giá dự kiến hoặc thừa ế sẽ xuất hiện. Tình trạng sản xuất đạt năng suất cao, được mùa mà thu nhập của nông dân không tăng, thậm chí còn giảm khiến họ hoang mang, thiếu phấn khởi trong sản xuất.
Thông qua CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, cầu nối giữa các hộ nông dân với thị trường được hình thành, giúp từng bước đưa sản xuất nhỏ, phân tán của nông dân hòa nhập vào thị trường lớn; hướng dẫn họ tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động sản xuất với nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, mạng lưới cung tiêu không những giúp nông dân thuận lợi trong việc bán được sản phẩm với giá cao và tiêu thụ hết, mà còn thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, nông dân nắm được nhu cầu thị trường cũng như sự cạnh tranh để có sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, cũng như tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo được thương hiệu của mình.
nghiệp và nông thôn, nông dân có thể tăng cường được khả năng ngăn chặn rủi ro. Vì vậy, có thể nói, tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là phương pháp hữu hiệu để củng cố và hoàn thiện cơ chế bao khoán sản phẩm, bảo đảm tính tự chủ trong sản xuất của nông dân.
2.2.1.3. Thu nhập và nguồn tích luỹ cho nông dân được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm
Thu nhập và nguồn tích lũy của người nông dân hiện nay đã có sự cải thiện rõ rệt trong quá trình CNH, HĐH. Thực tế cho thấy, từ khi Đảng và Nhà nước ta đưa ra đường lối thực hiện CNH, HĐH đất nước, đặc biệt là thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, thu nhập và đời sống của người nông dân trong cả nước đã có sự cải thiện rõ rệt, có mặt được nâng cao.
Để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, tất yếu phải thực hiện tích tụ và tập trung ruộng đất, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp và đất thuộc quyền sử dụng của nông dân hoặc chuyển mục đích sử dụng đất ở những vùng phù hợp. Các đơn vị, doanh nghiệp khi tiến hành thu hồi đất phải thực hiện bồi thường thỏa đáng cho nông dân theo chính sách của Nhà nước. Việc bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất, trước hết là bồi thường bằng tiền, sẽ bù đắp một phần những thiệt hại để ổn định đời sống của nông dân. Cần hướng dẫn nông dân sử dụng số vốn này phục vụ cho việc chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh; từ đó tạo cơ sở cho việc tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống.
Cùng với mức thu nhập bình quân tăng lên, quá trình CNH, HĐH đất nước, trong đó có CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng đã mở ra cơ hội về việc làm và khả năng tìm kiếm việc làm, tăng thêm nguồn tích lũy cho nông dân. Các khu công nghiệp đã và đang thu hút hàng trăm nghìn lao động nông thôn, tạo ra thị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội trong vùng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng mới và nâng cấp, nhất là khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Chỉ tính riêng ở khu vực đồng bằng sông Hồng đến cuối năm 2009 có 61 khu công nghiệp và khu chế xuất. Các khu công nghiệp này mỗi năm thu hút hàng
vạn lao động, chủ yếu là lao động xuất thân từ khu vực nông thôn. Điều này góp phần quan trọng vào việc giải quyết đáng kể nhu cầu về việc làm đang ngày càng tăng lên do tác động chuyển đổi cơ cấu các ngành nghề tại các khu vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời, góp phần tăng thêm thu nhập của người nông dân.
Thực tế cho thấy, thu nhập và việc làm của nông dân ở khu vực đồng bằng sông Hồng những năm gần đây đã có sự cải thiện rõ rệt. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ hộ giàu đã tăng từ 7,2% năm 2002 lên 14,4% năm 2010; tương tự, tỷ lệ hộ nghèo cũng đã giảm nhanh từ 12,9% năm 2002 xuống còn 8,4% năm 2010 (giảm nhanh hơn và thấp hơn gần 45% so với mức độ giảm nghèo chung của cả nước tại thời điểm). Mức sống của nông dân được cải thiện rõ rệt thể hiện qua các chỉ số mua sắm và sử dụng tiện nghi trong gia đình. Theo thống kê, đến năm 2010 có tới 93,1% số hộ nông dân có nhà ở kiên cố, 85,4% số hộ nông dân có các thiết bị phục vụ đời sống gia đình thiết yếu, như tivi, tủ lạnh, quạt mát, xe đạp, xe máy, v.v.. Các chỉ tiêu này đều cao hơn từ 1,2 - 1,3 lần so với các chỉ tiêu bình quân chung của cả nước trong cùng thời điểm.
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ kỹ thuật và trình độ chuyên môn hóa trong nông nghiệp đưa kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh, gắn thị trường nông thôn với thành phố, thị trường trong nước với quốc tế, tăng lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân không chỉ thu được lợi nhuận trong sản xuất trực tiếp, mà còn có thể thu được lợi nhuận gián tiếp từ khâu lưu thông và một phần lợi từ các ngành dịch vụ, cung ứng và chế biến nông sản. Đồng thời, tạo cơ hội việc làm cho nông dân trong những lúc nông nhàn và giải quyết được nạn dư thừa lao động ở nông thôn hiện nay. Điều đó khiến thu nhập của nông dân không ngừng được nâng cao, tạo không khí phấn khởi, yên tâm sản xuất tại quê hương trong thanh niên nông thôn.
có việc làm và 1,05 triệu người thất nghiệp. 70,3% lực lượng lao động ở nông thôn. Khu vực “Nông, lâm, thủy sản” chiếm 48,4% lao động [153]. Nhóm hộ giàu ít tham gia hoạt động nông nghiệp và khai thác tài nguyên, mà chủ yếu tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Một số tỉnh miền núi, như Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La… có tới 90% người làm nông nghiệp. Các tỉnh Long An, Đắk Lắk, Khánh Hòa… có tỷ lệ người tham gia khai thác tài nguyên nhiều nhất, đi làm thuê đông nhất. Khu vực tỉnh Hà Tây trước đây, nơi có nhiều làng nghề, 43% lao động hoạt động phi nông nghiệp, 28% làm thuê hưởng lương, tỷ lệ làm nông nghiệp rất còn rất ít [38, tr. 93].
Hiện nay, ở nước ta, cơ sở vật chất - kỹ thuật để phát triển sản xuất nông nghiệp còn yếu. Vì vậy, việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng vùng, từng địa phương để triển khai và có kế hoạch thống nhất trong cả nước. Mục tiêu chính là thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp phát triển, gắn với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, xây dựng sự phù hợp trong mối quan hệ giữa LLSX và QHSX