Những nét đặc trưng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 96)

4. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo và nâng cao lợi ích

2.1.2. Những nét đặc trưng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Nam hiện nay

Ngoài những nét chung như các nước đã tiến hành CNH ở thời kỳ trước, quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay còn có những nét đặc trưng riêng; bởi lẽ, nước ta tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi. Những điều kiện khách quan để Việt Nam tiến hành CNH, HĐH không còn giống như khi các nước trên thế giới thực hiện CNH. Đặc trưng của quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn đều cho thấy rằng, CNH, HĐH là một quá trình lịch sử tất yếu để cải biến nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ; trang bị và tái trang bị công nghệ mới nhất cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, chuyển từ lao động thủ công, lạc hậu sang sử dụng lao động một cách phổ biến với công nghệ (phương tiện, phương pháp) tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng trí tuệ cao; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, bảo vệ nền độc lập, tự chủ và đưa đất nước đi lên CNXH một cách vững chắc.

Từ những thập niên cuối của thế kỷ trước cho tới nay, KH&CN đã có những bước phát triển kỳ diệu. Khi các ngành công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nanô...) phát triển nhanh chóng, những thành tựu vượt bậc do chúng tạo ra hình thành một hệ thống những công nghệ mới - công nghệ của kinh tế tri thức. Sự xuất

trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật - công nghệ, mà còn làm thay đổi cả cách tư duy, lối sống, các quan hệ xã hội của con người. LLSX biến đổi và phát triển mạnh mẽ dẫn đến bước chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức; đồng thời, kéo theo đó là quá trình toàn cầu hóa. Tất cả các quốc gia đều cuốn vào xu hướng phát triển chung đó. Tham gia vào quá trình phát triển chung ấy, mỗi quốc gia đều tìm thấy những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của mình. Thực tế cho thấy, trên thế giới hiện nay đã có một số quốc gia phát triển đang tiệm cận sự hoàn thành bước chuyển hẳn từ kinh tế công nghiệp sang phát triển kinh tế tri thức.

Sự thay đổi nhanh chóng các điều kiện phát triển (ở cả trong nước và ngoài nước), xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển kinh tế tri thức trên thế giới đặt ra cho Việt Nam phải có những nhận thức mới về nội dung và phương thức thực hiện CNH, HĐH. CNH không còn vì mục tiêu cũ và việc thực hiện CNH cũng không thể dựa vào những giải pháp có “tính chất truyền thống”; trái lại, nó phải đạt tới mục tiêu hiện đại và dựa trên các công cụ, giải pháp hiện đại. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: CNH, HĐH ở nước ta phải dựa vào tri thức, theo con đường đi tắt, rút ngắn. Yêu cầu đặt ra đối với quá trình CNH, HĐH của nước ta là phải đồng thời thực hiện hai quá trình: Một là, xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại; hai là, phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là hai nội dung của một quá trình và phải được thực hiện đồng thời nhằm chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Nền kinh tế Việt Nam phải phát triển theo mô hình “lồng ghép”. Theo đó, một mặt, chúng ta phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp cơ bản; mặt khác, phải đẩy mạnh phát triển những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao. Chỉ có mạnh dạn đi ngay vào phát triển kinh tế tri thức thì Việt Nam mới có khả năng thay đổi phương thức, đồng thời đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH của mình. Gắn liền CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức là con đường và biện pháp hiệu quả nhất để Việt Nam có

được sự phát triển bền vững. Bởi lẽ, việc phát triển kinh tế tri thức không dựa chủ yếu vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, mà chủ yếu do sức sáng tạo của nguồn nhân lực tạo ra.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII của Đảng đã xác định rõ: “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bằng và dựa vào khoa học công nghệ”; “khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng, động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tại Đại hội IX của Đảng, vai trò của khoa học và công nghệ tiếp tục được nhấn mạnh: “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi sự phát triển của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), lần đầu tiên Đảng ta đã đưa ra luận điểm quan trọng về phát triển kinh tế tri thức: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức...”. Đường lối đó tiếp tục được Đại hội XI (2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định và quán triệt.

Những quan điểm trên cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất nhạy bén trong việc nhìn nhận xu hướng phát triển của thời đại mới, sớm nhận thức tầm quan trọng của kinh tế tri thức đối với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức không chỉ là sự tiếp nối đường lối và chiến lược CNH, HĐH được vạch ra ở các kỳ đại hội trước, mà còn thể hiện sự vận dụng sáng tạo học thuyết kinh tế của Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

Thứ hai, quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn.

ĐTH và phát triển các khu công nghiệp là vấn đề có tính quy luật phổ biến đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong quá trình thực hiện CNH,

rộng quy mô, tốc độ thực hiện ĐTH và phát triển các khu công nghiệp thường có sự khác nhau.

Trên một ý nghĩa nhất định, ĐTH và việc phát triển các khu công nghiệp là sự biểu hiện về mặt xã hội của quá trình CNH, HĐH. ĐTH là quá trình biến đổi và phân bổ lại LLSX trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị ở những vùng vốn không phải là đô thị. Đồng thời, ĐTH cũng là quá trình phát triển của các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong dân cư.

ĐTH là một quá trình lịch sử, trong đó nổi lên một vấn đề kinh tế - xã hội là nâng cao vai trò của đô thị trong sự phát triển mọi mặt của xã hội. “Về thực chất, CNH, HĐH và ĐTH là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển mạnh khu vực công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu CNH, tăng nhanh lao động làm công nghiệp và dịch vụ, giảm mạnh lao động làm nông nghiệp” [117, tr. 24]. Những tiền đề cơ bản của ĐTH là sự phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…, thu hút nhiều nhân lực từ nơi khác đến sinh sống, làm việc.

Ở Việt Nam, việc đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đã làm cho quá trình ĐTH và phát triển các khu công nghiệp diễn ra với quy mô khá lớn và tốc độ nhanh. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hiện nay Việt Nam là quốc gia có tốc độ ĐTH nhanh nhất Đông Nam Á. Năm 1986, tỷ lệ dân cư sống ở đô thị của Việt Nam là 19% (khoảng 11,8 triệu người), đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người) [189].

ĐTH và sự hình thành các đô thị hiện đại với tốc độ nhanh là một trong những nét nổi bật của quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Cùng với sự hình thành mới các khu đô thị, quá trình CNH, HĐH cũng kéo theo sự phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế mở, khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, các trung tâm dịch vụ và sản xuất (sau đây gọi chung là các khu công nghiệp). Chúng ta biết rằng, một quốc gia - để trở thành một nước công nghiệp - đòi hỏi phải có một nền công nghiệp phát triển ở trình độ cao cả về

năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật và công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất... Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước và từ thực tiễn phát triển của Việt Nam cho thấy, tổ chức sản xuất công nghiệp tập trung tại các khu công nghiệp đã thật sự mang lại hiệu quả to lớn không chỉ cho riêng ngành công nghiệp, mà còn làm thay đổi theo chiều hướng tích cực toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là đối với các nước đang phát triển. Thành công của sự nghiệp CNH, HĐH gắn liền với sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp. Những chuyển biến, khởi sắc và thành công của nền kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm qua có dấu ấn đậm nét của việc hình thành, phát triển các khu công nghiệp. Ðây thật sự là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vì thế, phát triển bền vững các khu công nghiệp sẽ góp phần vào việc hiện thực hoá chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Năm 1991, khu chế xuất Tân Thuận được thành lập - “khai sinh” ra mô hình các khu công nghiệp trong chiến lược xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Từ đó đến nay, nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp được Nhà nước ban hành, bổ sung và điều chỉnh… đã tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển các khu công nghiệp mới trên địa bàn cả nước. Tính đến năm 2010, Việt Nam đã có 250 khu công nghiệp được thành lập, trong đó có 170 khu công nghiệp (chiếm 68% tổng số khu công nghiệp của cả nước) đã đi vào hoạt động, số còn lại đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Ban đầu, các khu công nghiệp chủ yếu được thành lập ở ba vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung). Cho đến nay, ở tất cả 61 tỉnh, thành phố của cả nước đều đã có khu công nghiệp với những quy mô khác nhau được thành lập và đi vào hoạt động.

hiện trình độ CNH, HĐH của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu ứng tích cực mà quá trình ĐTH và phát triển nhanh các khu công nghiệp tạo ra, hiện cũng đang có nhiều vấn đề phức tạp mới nảy sinh, đòi hỏi phải được giải quyết một cách hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

Thứ ba, CNH, HĐH ở Việt Nam được thực hiện trong điều kiện có sự tác động mạnh mẽ của hội nhập kinh tế thế giới.

Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu, biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của LLSX do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới cũng như do tác động mạnh mẽ của cách mạng KH&CN và sự tích tụ và tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất. Đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của cả thế giới nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục chịu sự chi phối bởi quá trình hợp nhất kinh tế toàn cầu.

Đứng trước xu thế phát triển chung của thời đại, Việt Nam đã chủ động nắm bắt thời cơ, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi lẽ, chúng ta nhận thức rõ rằng, nếu đi ngược lại xu thế phát triển chung của nhân loại sẽ bị cô lập và có nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn so với thế giới. Hơn nữa, đặc điểm mang tính đặc thù của nước ta là vừa phải trải qua một thời kỳ chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm và đang vươn lên trở thành một quốc gia đang phát triển. Do đó, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam có thể tranh thủ thời cơ, nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển của mình. Cùng với những nguồn nội lực nội sinh dồi dào sẵn có, khi tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được những thành tựu KH&CN tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước có nền kinh tế phát triển cao; đồng thời, tạo được môi trường thuận lợi để phát triển nền kinh tế của đất nước. Bởi vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan đối với nước ta.

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam không chỉ nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trước mắt, mà còn liên quan mật thiết đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong cả giai đoạn tới. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, điều kiện thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra, quá trình này cũng đặt Việt Nam trước không ít những thách thức, khó khăn đòi hỏi phải được giải quyết, vượt qua.

Cho đến nay, xung quanh vấn đề quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế còn có nhiều ý kiến khác nhau. Nhìn chung, các quan niệm thống nhất ở điểm cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa thương mại và mở cửa. Nội dung và hình thức của hội nhập kinh tế quốc tế rất đa dạng. Về cơ bản, nội dung quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm việc ký kết hoặc tham gia các định chế kinh tế - thương mại song phương, đa phương cấp độ khu vực và thế giới; các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư với các đối tác nước ngoài ở các cấp độ khác nhau; việc cải cách, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cũng rất phong phú. Đó có thể là những thỏa thuận, cam kết song phương có tính chất khu vực, cũng có thể là những cam kết, thỏa thuận đa phương có tính toàn cầu, cũng có thể mở cửa từng lĩnh vực, cũng có thể mở cửa nhiều hoặc tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, v.v..

Việc đánh giá mức độ hội nhập quốc tế của một quốc gia có thể dựa trên nhiều căn cứ, tiêu chí. Ngoài chủ trương, luật pháp của nhà nước phù hợp với thông lệ quốc tế hoặc phù hợp với những cam kết song phương, khu vực, cần xem xét các chỉ tiêu khác, như tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP, quy mô xuất khẩu bình quân đầu người, tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số vốn đầu tư, v.v..

toàn cầu. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam đứng trước những thách thức lớn nhưng cũng có nhiều cơ hội. Nếu không tham gia vào tiến trình ấy, trở thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường, Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhạy bén đã khởi xướng và tiến hành công cuộc đổi mới một cách

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 96)