Những nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 83)

4. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo và nâng cao lợi ích

1.2.2. Những nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến lợi ích kinh tế

kinh tế của nông dân Việt Nam hiện nay

1.2.2.1. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là những nhân tố cơ bản, có ảnh hưởng và chi phối đối với những nhân tố chủ quan khác; đồng thời, tác động trực tiếp, mạnh mẽ, quyết định nhất đối với lợi ích kinh tế của nông dân.

Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn

đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Ðảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; đồng thời, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong những năm đổi mới, đặc biệt là giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn như một trong những nhiệm vụ trung tâm, đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đời sống người nông dân có những đổi thay theo chiều hướng tiến bộ và tích cực. Thu nhập của người nông dân đã từng bước được nâng cao hơn so với trước đây. Nông dân nước ta từ chỗ thiếu đói thường xuyên, nay đã có dư thừa lương thực để xuất khẩu; từ chỗ hầu hết trong số họ phải sống trong cảnh nhà tranh, nay đã xây dựng được nhà ngói và bê tông hóa; sản xuất từ chỗ trước đây chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, nay đã vươn lên sản xuất hàng hóa và cung cấp ra thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, cũng do một số mặt hạn chế, bất cập trong các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là sự yếu kém của một số cấp ủy, chính quyền trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách về những lĩnh vực này đã gây ảnh hưởng xấu và tác động không nhỏ đến lợi ích kinh tế của nông dân.

1.2.2.2. Nhận thức và hành động của người nông dân

Một trong những nhân tố tác động đến lợi ích kinh tế của nông dân là chính tư duy, nhận thức, hành động của họ về công việc và tính hiệu quả. Nông nghiệp Việt Nam đi lên từ nền sản xuất nhỏ, lạc hậu nên người nông dân ít nhiều vẫn còn giữ tư tưởng tiểu nông, hạn hẹp. Sự hạn chế trong tư duy, nhận thức của nông dân đã cản trở họ trong việc sáng tạo, đổi mới phương

nghèo chủ động trong việc tìm tòi, thực hiện tiên phong các mô hình canh tác mới. Có địa phương trên 50% nông dân thiếu kiến thức sản xuất, hầu hết các hộ nghèo đều thiếu vốn sản xuất. Người nông dân nghèo luôn có tâm lý dè chừng khi thay đổi, lo sợ rủi ro trong tiếp cận đầu tư và khoa học kỹ thuật mới. Nông dân chỉ hành động, tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh mới khi họ trông thấy rõ lợi ích trước mắt, những hiệu quả tức thời. Do đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ không đa dạng, chủ yếu tập trung vào lối sản xuất truyền thống. Hiện đại hóa nông nghiệp không chỉ là đưa thêm giống mới vào nuôi trồng, mua thêm máy móc thiết bị, mà còn phải giúp nông dân nâng cao tính chủ động trong công việc của mình, chủ động tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chủ động hội nhập với nền nông nghiệp hiện đại của thế giới. Cần nâng cao tư duy về cách làm của người nông dân cũng như khả năng bắt nhịp với nền nông nghiệp hiện đại, giúp họ thoát khỏi cảnh lao động nhọc nhằn, vất vả trong khi hiệu quả thu được lại rất thấp. Để giúp họ vươn lên, chỉ có cách đào tạo họ thành những người chủ thực sự của công nghiệp hóa nông nghiệp, của khoa học hóa, công nghệ hóa, kỹ thuật hóa các quy trình sản xuất nông nghiệp.

1.2.2.3. Quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa và những hệ quả của nó

Để thu hút các nguồn vốn, công nghệ phục vụ yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, những năm qua, Nhà nước và chính quyền các địa phương đã thực hiện một hệ thống chính sách cởi mở, thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm, chọn lựa địa điểm sản xuất, kinh doanh. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, quá trình CNH, HĐH ở nước ta và kèm theo đó là ĐTH đã dẫn đến việc thu hồi một diện tích lớn đất đai, nhất là đất nông nghiệp. Bình quân hàng năm, tính từ 2001 đến 2007, gần 10 vạn ha đất nông nghiệp được thu hồi để phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, đường giao thông, khu dân cư; khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, trong đó, 80% thuộc loại đất màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm. Sự dễ dãi và cả sự yếu kém trong qui hoạch, kế hoạch quản lý… cùng với tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước

mắt đã đưa tới tình trạng sử dụng đất đai tuỳ tiện, lãng phí. Hầu hết các khu công nghiệp, dịch vụ, dân cư… đều bám dọc các quốc lộ huyết mạch, các vùng nông thôn trù phú. Hệ quả là, hàng chục vạn ha “đất cấu tượng”, đất “bờ xôi, ruộng mật” - bao đời nay là TLSX quan trọng và quý giá nhất của người nông dân đã bị thu hồi, chuyển mục đích sử dụng [118].

Có thể nói, việc thu hồi quyền sử dụng đất như vậy đã tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ như Đảng và Nhà nước mong đợi sẽ thành hiện thực vào năm 2020. Tuy nhiên, tình trạng mất đất nông nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của một bộ phận không nhỏ những người nông dân ở khu vực nông thôn và ven đô, những con người mà văn hóa của họ gắn liền với nền văn minh lúa nước và sinh kế của họ từ lâu dựa vào đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Nền tảng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia - đất nông nghiệp đã bị sử dụng lãng phí, đồng thời tác động mạnh đến công ăn việc làm, thu nhập và đời sống của hàng chục vạn hộ gia đình nông thôn với hàng triệu lao động nông nghiệp… Trong quá trình chuyển đổi này, việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp phục vụ CNH và ĐTH đã đem lại cho nhiều người nông dân một khoản tiền lớn, mà nằm mơ cũng không thấy trong những năm còn sản xuất nông nghiệp. Quan trọng hơn, quá trình đó đã kéo theo sự chuyển đổi sinh kế truyền thống của người dân địa phương từ một nguồn sinh kế dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp sang những nguồn sinh kế đa dạng khác.

Tuy nhiên, có không ít người không còn đất đai để canh tác nhằm duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình. Ngoài ra, nhiều lao động vốn là những người nông dân làm nông nghiệp còn thiếu vốn xã hội và vốn con người nên không thể tìm được việc làm, hay không có đủ việc làm để duy trì sinh kế của mình trong bối cảnh gia tăng áp lực của nền kinh tế thị trường và những hạn chế của chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm của Nhà nước. Chính vì thế,

1.2.2.4. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một thực tế khách quan, một xu thế tất yếu cuốn hút mọi quốc gia. Việt Nam đã và đang triển khai nhiều hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và đã thu được những kết quả nhất định.

Thực hiện chủ trương tích cực và chủ động hội nhâp kinh tế quốc tế, Việt Nam coi việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một mục tiêu quan trọng. Việc tham gia các hiệp định, các hiệp ước quốc tế về thương mại, về kinh tế trong WTO sẽ tạo nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Nhưng việc tham gia và thực hiện các cam kết của WTO sẽ là một quá trình đầy gay go, thách thức trên tất cả những lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.

Cho đến nay, Việt Nam về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với 67% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khoảng 1/4 tổng GDP và khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu là từ nông nghiệp; do đó, ngành nông nghiệp là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Gia nhập WTO nền nông nghiệp Việt Nam có thể chịu sự tác động trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực là có thể mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, phân bổ tốt hơn các nguồn lực quốc gia đến các ngành có lợi thế cạnh tranh cao nhất, tăng cường học hỏi công nghệ mới từ việc trao đổi ngày càng gia tăng với phần còn lại của thế giới, tăng cường tính linh hoạt trong thương mại quốc tế để đối mặt với những cú sốc do thiên tai… Mặt tiêu cực là ở chỗ, quá trình đó đặt ngành nông nghiệp trước khả năng biến động lớn do ảnh hưởng của thị trường thế giới bởi xu hướng tự do hoá thương mại, đặt các doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh lớn, mặt hàng có sức cạnh tranh yếu thì nguy cơ phá sản là không thể tránh khỏi. Điều đó dẫn đến nhiều nông dân bị mất việc làm, làm sâu sắc thêm những bất bình đẳng về thu nhập trong nông nghiệp, nông thôn và giữa thành thị với nông thôn.

Kết luận chương 1

Nông dân là một bộ phận xã hội đông đảo trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, là những người hoạt động chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi ở vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; là lực lượng chủ yếu trong mọi sự biến đổi của lịch sử đất nước. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, GCND Việt Nam đã hun đúc thành những truyền thống quý báu, cũng như các giai cấp, các tầng lớp khác trong xã hội, yêu nước, thương nòi, gắn kết cộng đồng… để vượt qua bao thử thách, sóng gió của lịch sử; nông dân còn là lực lượng cần cù, chịu khó, “một sương hai nắng” để tự nuôi sống mình và nuôi sống xã hội. Từ ngàn xưa, họ lầm lũi hết thời kỳ này đến thời kỳ khác, chịu hết thiệt thòi này đến thiệt thòi khác không một mảy may vụ lợi, không một oán thán số phận. Cũng chính vì vậy, họ lặng trầm trước thời cuộc, có lúc trước những biến đổi không chỉ riêng ai. Chính vì vậy, trong nền kinh tế thị trường họ thích ứng chậm, thiếu nhạy bén trước thực tế… đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của họ, đặc biệt là lợi ích kinh tế . Tuy GCND Việt Nam quan tâm đến lợi ích kinh tế không đậm đặc như các giai cấp, thành phần khác, nhưng hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu của nông dân nên lợi ích kinh tế đã được nông dân ý thức. Lợi ích nói chung, lợi ích kinh tế nói riêng, đặc biệt là đối với nông dân có vai trò cơ bản, tạo nên nhu cầu, động lực cho họ hoạt động. Những nhân tố chủ quan (đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, người nông dân và nhận thức của họ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội..), nhân tố khách quan (quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; hội nhập kinh tế thế giới; những thiên tai và rủi ro..) đang tác động, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nông dân. Vấn đề nâng cao lợi ích kinh tế đặt ra không chỉ đối với người nông dân mà còn đối với toàn xã hội. Để đạt được điều đó, chúng ta cần hiểu những yếu tố tác động đến lợi ích kinh tế của nông dân để vừa có những

Chương 2

TÁC ĐỘNG ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

2.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trên cả phương diện khoa học lẫn thực tiễn, đến nay “công nghiệp hoá” không còn là vấn đề xa lạ và mới mẻ, song cũng không phải vì thế mà người ta ít hoặc không quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này. Trái lại, công nghiệp hóa đang là vấn đề thời sự và nó sẽ vẫn tiếp tục được quan tâm trong nhiều năm tới. Bởi lẽ, khi quá trình CNH ngày càng được triển khai mạnh mẽ thì nó luôn nảy sinh những vấn đề mới. Thực tiễn của sự phát triển CNH đặt ra những yêu cầu cần giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện. Điều đó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở nhiều bình diện và trên những góc độ tiếp cận khác nhau.

Những nghiên cứu về CNH trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất quan trọng, song cũng còn nhiều vấn đề chưa được đi sâu nghiên cứu, làm rõ. Chẳng hạn, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có quan niệm thống nhất về CNH. Hiện tại, có đến hàng chục định nghĩa khác nhau về CNH. Có người coi CNH là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế, đó là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp, và xác định nó là một phần của quá trình HĐH. Có người lại quan niệm CNH là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế đa

CNH theo một nghĩa chung, khái quát hơn, đó là quá trình chuyển đổi một đất nước có nền kinh tế lạc hậu chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển, công nghiệp hiện đại… Nhìn chung, những quan niệm như vậy, về cơ bản, đều phản ánh được bản chất của CNH, song không thể hiện được hết nội dung căn bản của nó. Sở dĩ có nhiều quan niệm khác nhau về CNH là do có sự khác nhau về phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu, cũng như do sự hạn chế về nhận thức và nhiều khi còn là sự chi phối của yếu tố chính trị đối với chủ thể khi nghiên cứu về CNH.

Dựa vào điều kiện lịch sử - cụ thể của đất nước và bối cảnh quốc tế, đồng thời với việc nhận thức rõ sự tác động mạnh mẽ của KH&CN đối với quá trình CNH ở nước ta, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII của Đảng đã xác định CNH của Việt Nam phải được đặt trong quan hệ với HĐH, coi “CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ của KH&CN, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [44, tr. 30]. Việc xác định CNH theo quan điểm như vậy, về cơ bản, đã bao quát được các nội dung chủ yếu của CNH, gắn CNH với HĐH, đồng thời

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)