4. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo và nâng cao lợi ích
3.2.6. Đẩy mạnh dân chủ hóa, phát huy tính chủ động và sáng tạo của
của người nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới
Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế, tính chất toàn cầu hóa, nhất là toàn cầu hóa thông tin không chỉ được thể hiện ở các khu vực, vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia mà đến tận các làng xã và mỗi gia đình. Vì vậy, dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn là một đòi hỏi tất yếu của cuộc sống, không ai có thể ngăn cấm được. Hiện nay, để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng như nhiều chủ trương, đường lối, chương trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và an ninh, trật tự, quốc phòng ở nông thôn hiện nay thì điều có ý nghĩa căn bản là tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghiên túc Quy chế Dân chủ cơ sở ở xã. Bởi lẽ mọi chủ trương, đường lối, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh nông thôn và đời sống nông dân sẽ không thể triển khai thực hiện thành công nếu đời sống xã hội nông thôn mất dân chủ; nếu người nông dân chủ nhân của nông thôn không được biết, không được bàn, không được làm, không được kiểm tra, giám sát; nếu mọi vấn đề liên quan đến đời sống nông dân không được công khai, minh bạch. Chỉ khi thực hiện nghiêm túc Quy chế Dân chủ cơ sở ở xã thì nông dân mới thực sự trở thành chủ nhân đích thực ở nông thôn và chỉ khi đó lợi ích vật chất và tinh thần của họ được bảo đảm, điều đó cũng có nghĩa lợi ích kinh tế chính đáng của họ cũng được bảo đảm.
công vấn đề “tam nông” khi tính chủ động sáng tạo và vai trò chủ thể của họ chưa được phát huy tối đa. Sự tham gia của nông dân vào xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay được coi như một nhân tố quan trọng để đảm bảo lợi ích kinh tế của người nông dân trong quá trình CNH, HĐH. Khi xem xét quá trình tham gia hoạt động trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, vai trò của người nông dân ở đây được thể hiện: dân biết, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi.
- Dân biết: là quyền lợi và nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào cấc giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; Người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi.
- Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn như: bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý các công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính… trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi;
- Dân làm: chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt đông phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy tu bảo dưỡng, từ những việc làm tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc
làm, tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, đó cũng là hình thức nhân dân tham gia góp công, góp của để xây dựng nông thôn. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, bằng sức lao động, bằng tư liệu, vật tư sản xuất hay bằng trí tuệ, v.v. đều đáng được khuyến khích và hoan nghênh.
- Dân kiểm tra: dân kiểm tra mọi vấn đề, mọi công việc đề ra, là biểu hiện cao nhất của tinh thần “dân chủ”. Từ chủ trương của nhà nước đưa ra xây dựng cơ sở hạ tầng; hoặc như việc cấp đất, cấp vốn cho một đơn vị, cho đến hiệu quả đích thực của các vấn đề đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khái thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính… đều phải được dân kiểm tra, chất vấn, theo dõi, giám sát đến nơi, đến chốn, trên tinh thần “dĩ công vi thượng”.
- Dân hưởng lợi: dân được hưởng những gì mà dân làm, dân đóng góp xây dựng phát triển nông thôn mới qua đó các lợi ích kinh tế chính đáng của mình của được đảm bảo.
Ngoài ra, vai trò chủ thể sáng tạo của người nông dân thể hiện ở chỗ: họ phải được tham gia ý kiến vào quá trình hoạch định các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong quá trình quy hoạch đô thị và khu công nghiệp cũng như trong đến bù, giải tỏa đất nông nghiệp; mọi hoạt động của chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội liên quan đến lợi ích của người nông dân mà trước hết là sự tham gia của người nông dân với tính cách là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, văn minh hiện đại.
Kết luận chương 3
CNH, HĐH nói chung, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng sẽ mang lại sự phát triển tiến bộ, văn minh cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Tuy vậy, quá trình đó diễn ra lâu dài, khó khăn và phức tạp. Nông dân cũng như mọi giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội phải biết kết hợp lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài để xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hoá, hiện đại, văn minh.
Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà cụ thể là đảm bảo lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ CNH, HĐH hiện nay, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp: 1/ Thường xuyên hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách kịp thời, phù hợp và thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch về xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo hướng hiện đại. 2/ Tăng cường các giải pháp hỗ trợ nông dân trong quá trình CNH, HĐH. Để thực hiện điều đó, chúng ta cần sửa đổi chính sách đền bù đất nông nghiệp khi thu hồi, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp… 3/ Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, như vốn nhà nước, vốn các doanh nghiệp, vốn của các nhà hảo tâm; mở rộng hợp tác để phát triển nông nghiệp, nông thôn. 4/ Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 là điều kiện tiên quyết mang tính quyết định để thực hiện và đảm bảo lợi ích kinh tế của nông dân hiện nay. Đó là thực hiện 11 nội dung, 19 tiêu chí, 5 lĩnh vực theo tưng vùng miền từ nay đến 2020. 5/ Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân trong quá trình CNH, HĐH. Trên thế giới, khi công nghiệp phát triển, họ đầu tư phát triển nông nghiệp. Chúng ta cần kết hợp vừa phát triển kinh tế, vừa tăng trưởng kinh tế, vừa thực hiện các chính sách xã hội để làm động lực cho nông nghiệp, cho người lao động tích cực tham gia xây dựng xã hội tạo nên sự phát triển hài hoà. Nhà nước cần có chính sách phát triển phúc lợi xã hội, phúc lợi
công cộng để nhanh chóng giúp nông thôn, nông dân tiếp cận với điều kiện sống của quốc gia. Mặt khác nông dân cần chủ động đầu tư để phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển văn hóa... 6/ Đẩy mạnh dân chủ hóa, phát huy tính chủ động và sáng tạo của nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là điều kiện cần để nông dân vượt qua hạn chế của chính mình, nhưng họ vẫn thờ ở, trì trệ thì vẫn vô nghĩa. Tương lai phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nằm trong chính bản thân nông dân. Nếu thực hiện được những giải pháp đó chắc chắn sẽ đảm bảo, nâng cao lợi ích kinh tế của nông dân.
KẾT LUẬN
1. Nông dân Việt Nam được hình thành từ những người dân lao động trồng trọt và chăn nuôi… trong lịch sử. Họ không phải là những nông nô như các xã hội nô lệ. Họ truyền nhau kinh nghiệm được tích luỹ từ đời này sang đời khác để tạo nên tính cách, truyền thống, bản chất của tầng lớp mình, của giai cấp mình. Cố kết cộng đồng; tình làng, nghĩa xóm, coi quê hương, bản quán là thiêng liêng; rồi đến Tổ quốc là trên hết để cùng nhau tồn tại, cùng nhau phát triển, tiến bộ, văn minh. Cũng chính vì vậy, họ trọng tình, trọng nghĩa mà nhẹ lí, biết chịu đựng mà ít so sánh thiệt hơn; có thể chú ý cái trước mắt mà ít tính đến sự lâu dài; có lúc mãi vui mà quên việc… chính những điều đó, mà nông dân luôn là người thu nhập thấp, có vẻ như là tầng lớp thiệt thòi trong xã hội; chưa bao giờ là giai cấp thống trị hay lãnh đạo xã hội.
2. Nông dân Việt Nam luôn coi Tổ quốc mình là trên hết, thà chết không chịu làm nô lệ. Họ là lực lượng của mọi cuộc đổi thay trong lịch sử dân tộc; là một trong những lực lượng đi tiên phong trong dựng xây đất nước. Trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trước đây cũng như xây dựng CNXH hiện nay, nông dân là một trong những lực lượng chủ lực của cách mạng, “lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, họ là những người “đầu sóng, ngọn gió” để bảo vệ sự vững bền của non sông, gấm vóc; sự bình yên của trăm họ; để xây dựng xã hội “công bằng, dân chủ,văn minh”.
3. Lợi ích là nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó, là ngồn động lực kích thích các cá nhân cũng như cộng đồng xã hội tham gia hoạt động. Lợi ích chỉ xuất hiện khi có quan hệ xã hội. Người nông dân vẫn lầm lũi, miệt mài qua năm tháng, vẫn sản xuất, vẫn chăn nuôi, vẫn hoạt động… để vừa tìm tòi thoả mãn nhu cầu, để tồn tại, để phát triển… Họ có thể chịu hết thiệt hại này đến thiệt hại khác, chấp nhận số phận, nhưng khi liên kết cộng đồng, họ nhận ra vai trò, vị trí của mình, họ cũng nhận ra mình còn phải được bình đẳng; họ cũng nhận ra mình cần phải có lợi ích. Lợi ích không phải là cái gì cao siêu, đó chính là
cái họ được hưởng khi tham gia bằng sức lực, bằng trí lực, bằng tài lực, bằng tâm lực. Trong vô số lợi ích mà họ được hưởng, lợi ích kinh tế là lợi ích thiết thân nhất đối với nông dân. Vì họ sống bằng lao động trực tiếp của chính mình. Vì lợi ích kinh tế tế là tổng thể những nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những nguồn thu khác được pháp luật quy định của nông dân nhằm bảo đảm cuộc sống cho mọi thành viên gia đình để thích ứng và phát triển bền vững trong mọi hoàn cảnh.
4. Công nghiệp hóa được thực hiện từ thế kỷ XVII ở nước Anh, rồi lan sang châu Âu cũng như toàn bộ thế giới, đến nay đã làm thay đổi diện mạo của nhân loại. Việt Nam đã thực hiện công nghiệp hóa từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) nhưng do nhiều yếu tố khác nhau mà chưa diễn ra như mong muốn; đến Hội nghị giữa nhiệm kì Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (01- 1994) Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định thực hiện CNH, HĐH đất nước; theo đó CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng được đề cập một cách thiết thực. Ngày 5/8/2008 ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương khoá X Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị Quyết 26 - NQ/TƯ “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Từ đó, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có nhiều chuyển biến, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa xuất hiện những bất cập về lợi ích kinh tế cho nông dân. Để hiện đại hoá đất nước nhất thiết phải thực hiện công nghiệp hóa, phải đô thị hoá nông thôn. Quá trình đó kéo theo phải quy hoạch lại nông nghiệp, nông thôn; phải thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho hiện đại hoá sản xuất, kinh doanh, cho văn hóa, xã hội và sinh hoạt; theo đó phải cơ cấu lại nông nghiệp, phải quy hoạch lại nông thôn; nông dân sẽ mất đất, việc làm giảm… Nông dân cũng có thể có lợi ích kinh tế cao hơn, trước mắt có thể có khó khăn, thu nhập kém… Lao động nông nghiệp sẽ có nhiều biến động, dần dần sẽ ít hơn, nhiều nghề nghiệp mới sẽ ra đời và lợi ích kinh tế
5. Tương lai của CNH, HĐH là điều đã được thế giới khẳng định. Việt Nam không có con đường nào khác, nếu muốn vượt qua nghèo nàn lạc hậu. Song, tư duy của nông dân chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt. Việc hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô cũng như tổ chức thực hiện tiến trình CNH, HĐH ở Việt Nam không thể hy sinh lợi ích kinh tế hiện tại để phục vụ lợi ích kinh tế lâu dài, vì không chú ý hiện tại sẽ không có lực lượng xây dựng tương lai. Nhưng phải gắn mối quan hệ chặt chẽ giữa hiện tại và tương lai sao cho không hy sinh hiện tại mà tương lai cũng không vì thế mà không được thực hiện. Thế giới đã có nhiều nước giải quyết kì diệu vấn đề này. Hy vọng những quan điểm và giải pháp của chúng tôi góp một phần nhỏ vào quá trình suy tư và giải quyết vấn đề đó./.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
1. Trần Thanh Giang (2009), “Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.71-78.
2. Trần Thanh Giang (2010), “Vấn đề lợi ích kinh tế của người nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học (5), tr. 76-82.
3. Đỗ Minh Hợp, Trần Thanh Giang (2010), “Chủ nghĩa Vị lợi nhìn từ góc độ đạo đức học”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội (3), tr. 149-155.
4. Trần Thanh Giang (2010), “Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”,
Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính tri ̣ quốc gia, Hà Nội, tr. 155-166. 5. Trần Thanh Giang (2010), “Về sự biến đổi lợi ích kinh tế của nông
dân do tác động trực tiếp của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”, Những vấn đề kinh tế - xã hội ở nông