Những công trình nghiên cứu về sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đạ

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 27)

hóa, hiện đại hóa đến lợi ích kinh tế của nông dân

Nhóm công trình này cũng không kém phần phong phú. Có những công trình được cập nhật từ thực tế cuộc sống của nông dân, có những công trình nghiên cứu cơ bản, có những công trình dưới dạng như những đường lối, chính sách… Tuy thế, các công trình đều có chung mục tiêu là nhằm phản ánh sát hiện thực và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần giảm thiểu khó khăn của nông dân, giúp họ tìm những cách thức thích hợp để nâng cao thu nhập, tăng thêm lợi ích kinh tế trong cơ chế thị trường mà nông dân chưa quen. Có nhiều công trình xuất bản trong thời gian qua, nhưng chúng tôi chọn một số công trình để tham khảo.

Cuốn “Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua khảo sát một số làng xã)” của tác giả Nguyễn Văn Khánh (Nxb. CTQG, H. 2001) [76]. Trong đó, tác giả đã phân tích, làm rõ những biến đổi của nông thôn vùng châu thổ sông Hồng từ khía cạnh ruộng đất và kinh tế nông nghiệp, đồng thời chỉ rõ những tác động của chính sách đổi mới về nông nghiệp của Đảng, Nhà nước đối với tình kinh tế - xã hội ở một số địa phương thuộc địa bàn nghiên cứu.

Cuốn “Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay” (Nxb CTQG, H. 2007) của tác giả Trần Thị Minh Châu (Chủ biên) [24], đã luận chứng khá sâu sắc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các yếu tố cơ bản của

kinh tế thị trường tác động trực tiếp đến chính sách đất nông nghiệp; từ đó, rút ra những bài học bổ ích cho việc định ra các giải pháp để hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam, nhằm hạn chế những rủi ro khó tránh cho nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn để góp phần nâng cao lợi ích kinh tế cho nông dân.

Cuốn “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia” (Nxb CTQG, H. 2007) của tác giả Lê Du Phong (chủ biên) [117], đã làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng về thu nhập, đời sống và việc làm của những người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn cả nước, trong đó chỉ rõ những khó khăn của người nông dân. Theo tác giả cuốn sách, nông dân hiện nay là những người đang chịu nhiều thiệt thòi nhất, ít được thụ hưởng những thành quả của quá trình đổi mới, họ đang thiếu các điều kiện và phương tiện cần thiết để phát triển sản xuất và đảm bảo cuộc sống bình thường. Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống cho những người dân có đất bị thu hồi do mở rộng phát triển công nghiệp, đô thị hóa và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

Cuốn “Công nghiệp nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” (Nxb CTQG, H. 2004) [119] của Nguyễn Văn Phúc và cuốn“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ (qua khảo sát các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh)” (Nxb CTQG, H. 2004) [171] của tác giả Mai Thị Thanh Xuân, là những công trình có chung đối tượng nghiên cứu - thực trạng quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nội dung cuốn sách của tác giả Nguyễn Văn Phúc không chỉ nêu lên những nhận thức của tác giả về bản chất công nghiệp nông thôn ở nước ta và kinh nghiệm phát triển lĩnh vực này ở một số nước, mà còn phân tích thực trạng, nhân tố ảnh hưởng, những

thế và hạn chế của quá trình thực hiện CNH, HĐN nông nghiệp, nông thôn thể hiện qua số liệu điều tra, khảo sát phong phú, đồng thời đưa ra những giải pháp chủ yếu thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở bám sát thực trạng ở các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Cuốn sách “Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp (qua khảo sát các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình)” (Nxb CTQG, H. 2007) do tác giả Đỗ Đức Quân (chủ biên) [123], đã chỉ ra thực trạng phát triển bền vững nông thôn trong quá trình phát triển khu công nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Trong các giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn, theo tác giả, không thể thiếu việc đảm bảo và nâng cao đời sống cho nông dân.

Năm 2001, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội cho ấn hành cuốn sách Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam của tác giả Đặng Kim Sơn [125] và năm 2008, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản hai cuốn sách; Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hoá [126]và Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - hôm nay và mai sau của cùng tác giả Đặng Kim Sơn. Cuốn sách trước (2001) là cơ sở để hình thành đề tài, hai cuốn sách sau (2008) là kết quả của đề tài KX.01.09/06-10, Một số vấn đề về nông thôn Việt Nam trong điều kiện mới của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn do tác giả làm Chủ nhiệm tề tài. Đây là tề tài thuộc Chương trình KH & CN trọng điểm cấp nhà nước. Đề tài là một trong những công trình đồ sộ và có nhiều tư liệu đáng quý cho những ai tham khảo về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Đề tài gồm một Chủ nhiệm, 2 Thư kí khoa học và 12 thành viên khác cùng tham gia. Đề tài được triển khai năm 2006 và nghiệm thu năm 2009. Tóm tắt đề tài gồm 345 trang từ gần 2000 trang tham luận, chuyên luận, được tổ chức thành 5 chương, với 5 sơ đồ, 78 bảng biểu và 23 hình minh hoạ dưới dạng biểu đồ. Công trình này lấy nông

nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu; lấy kinh nghiệm CNH nông nghiệp, nông thôn ở các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là ở những nước thực hiện thành công và không thành công giữa công nghiệp và nông nghiệp trong lịch sử CNH trên thế giới để luận chứng cho giải pháp xây dựng và thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TƯ ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Theo tác giả, trong quá trình CNH các nước đã có chủ trương khác nhau đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp, các nước trên thế giới đều coi nhẹ nông nghiệp (đường lối CNH năm 1960 của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này) đã làm cho nông nghiệp khá khốn đốn. Đến thế kỉ XVIII-XIX, họ điều chỉnh dần cho CNH xích lại gần nông nghiệp, vừa thúc đẩy nông nghiệp, vừa lấy nông nghiệp để phát triển CNH. Đến thế kỉ XX - XXI người ta đề cao vai trò của nông nghiệp, mặc dù lực lượng lao động cũng như tỉ trọng thu nhập GDP thấp hơn so với các ngành kinh tế khác. Kinh nghiệm của các nước CNH thành công chính là coi trọng phát triển nông nghiệp, coi trọng nông dân. Do mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài là nhằm luận chứng cho CNH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam ở tầm vĩ mô là chủ yếu nên chúng tôi chỉ tham khảo để có cái nhìn toàn diện theo hướng phát triển nhằm đưa lại lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH. Đề tài này không trực tiếp đề cập đến lợi ích kinh tế của nông dân.

Nhìn chung, các công trình khoa học nêu trên đã được nghiên cứu công phu. Mười hai đề tài nhánh thuộc Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX- 08 đã khảo sát mọi mặt và làm rõ thực trạng đời sống xã hội nông thôn, đề xuất nhiều giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở nông thôn và xây dựng nông thôn Việt Nam theo định hướng XHCN. Các đề tài KHXH 02-0802-09 đã đánh giá sự tác động, các nhân tố ảnh hưởng tới CNH,

nông nghiệp, nông thôn ở hai vùng trọng điểm kinh tế - xã hội của đất nước là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Cuốn sách“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau” (Nxb CTQG, H. 2008) của tác giả Đặng Kim Sơn, đã mô tả những nét cơ bản về bức tranh hiện trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới. Trên cơ sở các số liệu điều tra, khảo sát, phân tích và so sánh Việt Nam với các mô hình phát triển của các nước CNH, HĐH đi trước, tác giả cuốn sách đề xuất định hướng và chính sách phát triển đối với cả 3 đối tượng: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Mặc dù các công trình khoa học kể trên không trực tiếp đi vào những vấn đề như đối tượng nghiên cứu của luận án đặt ra, song đã cung cấp thêm cho tác giả một bức tranh chung, toàn cảnh về thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn và quá trình CNH, HĐH cũng như những tác động của nó đến đời sống của người nông dân. Về cơ bản, tác giả luận án đồng tình với những phân tích, bình luận và đánh giả của những nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, để có cái nhìn toàn diện hơn, rõ hơn những vấn đề nghiên cứu này thì cần xem xét ở khía cạnh lợi ích kinh tế .

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)