Vai trò của GCND trong lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 51)

4. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo và nâng cao lợi ích

1.1.2.Vai trò của GCND trong lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam

GCND Việt Nam được hình thành rất sớm. Trải qua những thời kỳ lịch sử, các thế hệ nông dân đã kiên trì khắc phục thiên tai, giữ vững và phát triển sản xuất, bảo đảm cuộc sống của cả cộng đồng dân tộc; đồng thời, đấu tranh kiên cường chống lại sự áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến để giành độc lập, tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và tự giải phóng chính mình. Có thể nói, mỗi thắng lợi của dân tộc ta trong lịch sử đều gắn liền với vai trò to lớn của nông dân. GCND nước ta hiện nay vẫn là giai cấp chủ yếu, là lực lượng lớn nhất trong xã hội.

1.2.2.1. Giai cấp nông dân trong quá trình hình thành dân tộc, dựng nước và giữ nước

Việt Nam có vị trí tự nhiên hết sức thuận lợi - nằm ở đầu mối giao lưu về kinh tế và văn hóa, cùng với sự phong phú về các nguồn tài nguyên và khoáng sản quý. Chính vì vậy, chúng ta luôn bị các thế lực ngoại bang nhòm ngó, nuôi dã tâm xâm lấn và mưu đồ phát động các cuộc chiến tranh xâm lược. Dân tộc Việt Nam nhỏ bé đã từng phải liên tiếp đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm hung hãn, đương đầu với hầu hết các đế quốc cường bạo nhất trong lịch sử thế giới. Nhu cầu đánh giặc, chống ngoại xâm đòi hỏi nhân dân ta phải trên dưới một lòng, gắn kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Yếu tố đó đã tạo nên truyền thống đoàn kết trong nhân dân Việt Nam. Từ mấy ngàn năm trước, khi các Vua Hùng lập nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của Việt Nam, lịch sử dân tộc ta bắt đầu thời đại dựng nước và giữ nước. Nhà nước non trẻ thời kỳ Hùng Vương ngay từ đầu đã phải đối mặt với mối đe dọa xâm lược từ phương Bắc. Theo sử sách ghi lại, cuộc chiến tranh vệ quốc đầu tiên của nhân dân ta là cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược nhà Tần, tiếp đó là cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo chống lại sự xâm lược của Triệu Đà. Sự thất bại của Nhà nước Âu Lạc là dấu mốc khởi đầu thời kỳ lịch sử gần một ngàn năm dân

tộc đắm chìm trong cảnh lầm than dưới ách đô hộ của các đế chế phong kiến Trung Quốc (thời kỳ Bắc thuộc).

Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta đã luôn nêu cao tinh thần bất khuất, kiên cường và bền bỉ, quyết tâm đứng lên đấu tranh không ngừng nghỉ nhằm giành lại độc lập cho dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra dồn dập và liên tiếp trong gần 10 thế kỷ. Thời kỳ đấu tranh chống Bắc thuộc được khởi đầu bằng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và kết thúc là chiến thắng của Ngô Quyền năm 938, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc ta.

Sau chiến thắng các chế độ phong kiến phương Bắc trong thời kỳ Bắc thuộc, lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn đậm nét bằng những chiến công lẫy lừng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt chống quân Tống, ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông của Trần Hưng Đạo, đại phá quân Thanh của Quang Trung. Đây là những cuộc kháng chiến huy động được sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, khẳng định chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc. Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, GCND Việt Nam luôn là lực lượng tham gia đông đảo nhất, góp phần to lớn làm nên những chiến thắng oai hùng, hiển hách của dân tộc.

Mặt khác, trong một nước vốn là một nước nông nghiệp truyền thống, để nền nông nghiệp đó phát triển được trong điều kiện công cụ lao động thô sơ và thường xuyên phải chịu sự tác động của những yếu tố thời tiết bất lợi thì GCND phải cố kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.

Điều kiện lao động sản xuất và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc như vậy đã tạo nên sự gắn kết chặt chẽ, mật thiết giữa con người với nhau. Do đó, sẽ là không quá khi khẳng định rằng, GCND Việt Nam là sản phẩm của cả một quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài.

1.2.2.2. Giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam

Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858), giải phóng dân tộc trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhân dân ta. Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, rất nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước và các tầng lớp nhân dân đã liên tiếp đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Những cuộc khởi nghĩa và những phong trào đấu tranh của các lực lượng yêu nước đã lần lượt thất bại vì thiếu đường lối cách mạng đúng đắn. Thực dân Pháp và bè lũ tay sai tuy đàn áp được các cuộc khởi nghĩa của nhân dân và các phong trào yêu nước khi đó, song chúng không thể đánh bại được ý chí và quyết tâm giành độc lập, tự do, không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của dân tộc Việt Nam. Con đường cách mạng đúng đắn để giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ đã được Hồ Chí Minh vạch ra.

Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam tiếp tục được phát huy lên một tầm cao mới kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập, sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta bước sang một trang mới và liên tục đạt được những thắng lợi to lớn, mang tầm thời đại. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh đặc thù Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của GCCN, đồng thời cũng nhận thấy rõ vai trò và khả năng cách mạng to lớn của GCND. Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi GCND là lực lượng đông đảo và quan trọng nhất của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, có lợi ích gắn liền với GCCN. Trong “Sách lược vắn tắt của Đảng”, do Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) soạn thảo, đã khẳng định: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến. Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng “cái gốc” của cách mạng nước ta là khối liên minh công nông - hạt nhân để đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nhiệm vụ dân tộc dân chủ và xây dựng CNXH. GCND đã trở thành "đội quân chủ lực của cách mạng", là "trụ cột của chính

quyền ở nông thôn”, là đồng minh trung thành của GCCN và cùng với GCCN tạo thành lực lượng chủ đạo của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Vào những năm 1930 - 1931, Xô Viết Nghệ Tĩnh - một cao trào cách mạng rộng lớn; trong đó, lực lượng chủ yếu là GCCN và GCND đã được phát động nhằm chống lại chính quyền thực dân, phong kiến.

Trong cách mạng tháng Tám (1945), GCND cùng với GCCN làm khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân trên phạm vi cả nước, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Vai trò quan trọng của GCND cũng đã được phát huy triệt để trong các cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Họ là lực lượng cơ bản trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lương thực và thực phẩm phục vụ cho cuộc chiến tranh lâu dài của dân tộc. Đó còn là nguồn cung cấp nhân lực quan trọng cho sự nghiệp kháng chiến. Hàng chục triệu nông dân đã tham gia bộ đội, du kích, thanh niên xung phong, tiếp lương, tải đạn phục vụ các chiến trường. Với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", "một tấc không đi, một ly không rời", "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", nông dân hai miền Nam, Bắc đã có những đóng góp hết sức to lớn về sức người, sức của và góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

1.2.2.3. Giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Theo nghĩa hẹp, cách mạng XHCN là cuộc cách mạng chính trị và kết thúc bằng việc GCCN cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước của GCCN và quần chúng nhân dân lao động. Theo nghĩa rộng, cách mạng XHCN là cuộc cách mạng bao gồm cả hai thời kỳ: Thiết lập chính quyền nhà nước của GCCN và nhân dân lao động; cải tạo, xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng thành công chế độ xã hội mới.

tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nền kinh tế - xã hội của đất nước trở nên trì trệ và rơi vào khủng hoảng trầm trọng vào giai đoạn cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Trong bối cảnh đó, đời sống của người nông dân vô cùng khó khăn. Ở trong nước, việc chúng ta duy trì quá lâu nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp, vốn là cơ chế chỉ phù hợp với điều kiện thời chiến, đã làm triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế. Trong khi đó, những nguồn viện trợ kinh tế từ bên ngoài, chủ yếu là của các nước XHCN đã không còn. Đặc biệt, sự sụp đổ mô hình XHCN của Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, sự thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân trên thế giới, sự bao vây cấm vận kéo dài của Mỹ… đã tạo nên những khó khăn không nhỏ đối với chúng ta. Trong điều kiện đó, nông dân chính là những người đã “tự cởi trói”, sáng tạo nên những hình thức tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp. Từ thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước đã kịp thời có những điều chỉnh quan trọng trong chủ trương, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp. Với đường lối đổi mới, người nông dân được khuyến khích, tự do lao động sản xuất làm giàu cho mình, đồng thời ngày càng có đóng góp nhiều hơn cho quê hương. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân nhờ đó được cải thiện và nâng cao rõ rệt, diện mạo đời sống kinh tế - xã hội nông thôn cũng có nhiều đổi thay tích cực.

Nhìn lại chặng đường gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể khẳng định rằng, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Từ chỗ nền kinh tế của đất nước bị khủng hoảng nghiêm trọng, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài, nhưng chỉ trong hơn một thập niên chúng ta đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhiệt

đới đứng hàng đầu thế giới. Năm 1989, lần đầu tiên sản lượng lương thực của Việt Nam vượt mức 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Năm 2007 sản lượng lương thực của nước ta đã là 39 triệu tấn, xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,7 tỷ USD [176]. Năm 2010, tổng sản lượng lương thực của Việt Nam đạt 44,6 triệu tấn, tăng 1,27 triệu tấn và tăng 2,9% so với năm 2009; đạt kỷ lục về số lượng và giá trị xuất khẩu gạo với 6,88 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu là 3,23 tỷ USD, tăng 15,4% về lượng, trên 21% về giá trị so cùng kỳ năm 2009 [177].

Những thành tựu trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ góp phần quan trọng vào việc đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà còn ngày càng tạo thêm những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Hơn 3 năm trước đây, nông nghiệp chính là một yếu tố quan trọng giúp nước ta đứng vững trước những tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực và thế giới. Từ thực tiễn nước ta cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực có điều kiện tương tự, có thể nói, quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay sẽ không thể thành công nếu không có sự tham gia tích cực của người nông dân.

Như vậy, GCND có vai trò rất quan trọng trong lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam. Có thể nói, trong mọi hoàn cảnh, họ luôn biết vươn lên và đóng góp sức mình vào lợi ích chung của dân tộc. Điều này thể hiện ở chỗ, GCND luôn giữ một vai trò quan trọng hàng đầu, là LLSX quan trọng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, duy trì và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; đồng thời, là lực lượng sẵn sàng xả thân bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lược của ngoại bang trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc. Trong cách mạng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, GCND Việt Nam đã phát huy ngày càng cao vai trò hết sức to lớn của mình trong các giai đoạn cách mạng, cùng với GCCN trở thành đội quân chủ lực của

Đảng và Nhà nước về nông dân, nông nghiệp, nông thôn; góp phần đưa sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn có bước phát triển nhanh, khá toàn diện và đạt được những thành tựu to lớn, đảm bảo và giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nông dân nước ta tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và vai trò to lớn của mình; họ chính là lực lượng nòng cốt xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và bồi đắp bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị - xã hội ở nông thôn, ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, phản động.

Một phần của tài liệu Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 51)