Singapore, Thái Lan, Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo dự án (nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Phước.PDF (Trang 65)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1.2.Singapore, Thái Lan, Trung Quốc

* Singapore: Quốc gia này coi nguồn tài nguyên giàu có nhất của đất nước là con người, nhất là những người có trình độ cao. Chính phủ Singapore thực sự quan tâm đến đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư làm việc trong khu vực R&D, kể cả những người làm nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho họ. Hàng năm có khoảng 10% số người tốt nghiệp các ngành khoa học, kỹ thuật được bổ sung vào các đơn vị R&D trong các trường đại học.

Ở Singapore, tiền lương nói chung rất cao, đứng thứ 2 Châu Á, chỉ sau Nhật bản. Từ năm 1981, Hội đồng lương quốc gia đã đề xuất những quy định mới về mức tăng lương. Theo đó, bội số lương khởi điểm lớn hơn 3 lần lương tối

67

thiểu, mức tăng lương bình quân là 20% cho từng giai đoạn, 3 năm 1 lần. Mục đích của việc làm này là nhằm thay đổi giá trị công lao động, kích thích các cơ quan tuyển chọn, thu hút người có trình độ cao, chuyên gia giỏi. Là quốc đảo đa dân tộc, có trình độ học vấn rất cao, Chính phủ Singapore coi trọng tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ, ngoài ra còn khuyến khích học thêm ngoại ngữ thứ 3; họ thực sự quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ các nhà khoa học và kỹ sư làm việc trong các khu vực R&D. Ngân sách được sử dụng cho việc trang bị các thiết bị nghiên cứu hiện đại ở các cơ quan R&D chủ yếu cấp cho các trường đại học. Nhiều học bổng được cấp cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, bao gồm cả tham quan, khảo sát, tham dự các hội nghị khoa học ở trong nước và quốc tế.

Cục KH&CN quốc gia Singapore quan tâm tới các biện pháp khuyến khích các nhà KH&CN nói chung, khu vực các cơ quan R&D nói riêng dưới các hình thức: Giải thưởng khoa học quốc gia dành cho những cá nhân và tập thể có đóng góp trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực của khoa học và kỹ thuật; Giải thưởng công nghệ quốc gia để ghi nhận các hoạt động nổi tiếng trong lĩnh vực R&D và Huy chương KH&CN quốc gia ghi nhận những đóng góp to lớn của người có công đối với sự tăng trưởng và phát triển của đất nước Singapore. Singapore cho phép nhà khoa học làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Việc các nhà khoa học trong các cơ quan R&D và các nhà công nghệ nổi tiếng tham gia giảng dạy ở các trường đại học là công việc hết sức bình thường. Ngược lại hầu như 100% các thầy giáo ở các trường đại học tham gia nghiên cứu khoa học.

* Thái Lan: Hiến pháp năm 1949 được coi là chính sách KH&CN đầu tiên của nước này, còn vai trò của KH&CN bắt đầu được thể hiện rõ trong Kế hoạch Kinh tế và Xã hội lần thứ 5 (1982-1986). Chính sách khoa học và nghiên cứu của Thái Lan tập trung chủ yếu vào 4 nội dung chính là phát triển nguồn nhân lực, hoạt động R&D, chuyển giao công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng. Hiện nay, Chính phủ Thái Lan đang xúc tiến phát triển nhân lực trong các lĩnh

68

vực KH&CN ở mọi cấp để có đủ về mặt chất và lượng, chuẩn bị cho giai đoạn bước vào một nền kinh tế mới.

Tiền lương ở mức khởi điểm của nhân lực KH&CN trong các cơ quan R&D Thái Lan ở mức gấp 3 lần lương tối thiểu. Tuy nhiên, tốc độ tăng lương của họ nhanh, nhất là khi chuyển đổi trình độ và đặc biệt là sau khi được xét phong Phó giáo sư hoặc Giáo sư. Về cơ cấu tiền lương và thưởng, nhân lực KH&CN trong các cơ quan R&D được hưởng như đối với các chuyên viên nhà nước. Khu vực tư nhân thường dùng hình thức thu hút thông qua cách trả lương cao hơn khoảng 20%. Bộ các trường đại học đã bắt đầu một dự án mới, gọi là dự án về hưu muộn đối với các giáo sư và cán bộ giảng dạy các trường đại học ở một số chuyên ngành. Họ được tiếp tục công việc của mình sau khi đã về hưu ở độ tuổi 60. Mục đích của dự án là tạo cơ hội để thu hút nhân lực KH&CN nhằm làm sâu sắc thêm nguồn nhân lực, hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước.

Với kiều dân là các nhà khoa học đang sinh sống ở nước ngoài, Chính phủ khảo sát và có kế hoạch động viên, khuyến khích họ đáp ứng các nhu cầu ở trong nước dưới các hình thức: cố vấn về KH&CN, theo dõi và cung cấp thông tin về KH&CN ở các nước phát triển; xác định phương pháp chuyển giao công nghệ thích hợp nhất, tìm kiếm các cơ hội hợp tác về công nghệ với các đối tác ở nước ngoài về nước làm việc. Ngoài ra còn khuyến khích sử dụng các chuyên gia nước ngoài trong hoạt động giảng dạy, dẫn dắt công tác R&D... thể hiện dưới các dạng giảm thuế thu nhập cá nhân, tăng tiền thưởng, tạo lập môi trường làm việc tốt cho các hoạt động KH&CN.

* Trung Quốc: Chính phủ qui định hệ số chênh lệch giữa lương khởi điểm của cử nhân trong cơ quan R&D và lương tối thiểu trong nền kinh tế là 2,7; hệ số này ở mức trung bình khá so với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, trong thực tế có sự khuyến khích tăng thu nhập bằng cách cho phép các nhà khoa học và kỹ sư được dành một phần thời gian làm việc chính ngạch để tham gia các hoạt động khác có liên quan đến phát triển KH&CN, dự án KH&CN và được

69

nhận tiền công, tiền thưởng hợp lý. Các cơ quan kinh tế (nhà nước và không của nhà nước) được quyền ký kết hợp đồng lao động với mức lương không hạn chế. Đối với người giỏi, mức lương có thể gấp nhiều lần so với khi làm việc cho nhà nước. Đây là cơ chế linh hoạt về tiền lương, tuyển dụng, sử dụng nhân lực KH&CN thu hút nhân lực thông qua các dự án, góp phần khai thác hiệu quả và triệt để tiềm năng chất xám vì mục tiêu phát triển.

Vị trí làm việc của cán bộ KH&CN được xác định bởi cấu trúc và tỷ lệ thích hợp của đội ngũ cán bộ trong nhiệm sở với các loại hình cán bộ có trình độ cao cấp, trung cấp và sơ cấp. Số vị trí làm việc cũng như yêu cầu về trách nhiệm, trình độ, nhiệm kỳ…được xác định trước. Để khách quan, lãnh đạo hành chính quyết định một hội đồng tuyển chọn, công bố trước các yêu cầu, chức trách, trình độ đòi hỏi, nhiệm kỳ và mức lương thích hợp. Hình thức thi tuyển hoặc thử thách cũng được áp dụng trong đánh giá cán bộ KH&CN. Kết quả của nó liên quan trực tiếp đến việc tăng lương, thưởng, phạt, kết thúc hoặc kéo dài hợp đồng…

“Cơ chế mềm” lưu chuyển nhân tài đi: “Ở Trung Quốc xuất hiện mô hình “kỹ sư ngày thứ bảy” vào đầu những năm 1980, khi đó các chuyên gia kỹ thuật của một số Viện nghiên cứu và doanh nghiệp nhà nước ở Thượng Hải được đơn vị cho phép nghỉ trước ngày nghỉ chủ nhật đến những doanh nghiệp hương trấn ở tỉnh Triết Giang làm cố vấn. Mô hình này đã mở ra hướng lưu động nhân tài theo “cơ chế mềm” sau này. Theo đó, các chuyên gia không cần thiết chuyển hộ khẩu thường trú, không thay đổi công việc đang làm nhưng vẫn có thể làm việc ở đơn vị mới theo thỏa thuận nhất định, điều này không làm cho nhân tài bị kẹt cứng vào một chỗ, không lưu động được. Thành phố Thượng Hải ban hành biện pháp thu hút nhân tài vào lĩnh vực dân doanh, trong đó quy định: không phân biệt quốc tịch, văn bằng, địa vị xã hội, miễn là có biệt tài đáp ứng được yêu cầu của thành phố thì đều được hưởng đãi ngộ theo quy định. Nhiều địa phương Trung Quốc hiện nay nêu lên phương châm sử dụng nhân tài “bất cầu sở hữu, đản cầu sử dụng” (không yêu cầu sở hữu chuyên gia, chỉ yêu cầu sử dụng

70

chuyên gia). Ở Thành phố Ninh Ba, tỉnh Triết Giang, các xí nghiệp dân doanh đã mời hơn chục “bộ óc ngoại” từ Thượng Hải. Các bộ óc này đang làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài, mỗi tuần đến Ninh Ba vài lần, bình thường thì qua điện thoại, e-mail để “chỉ huy từ xa”. Tỉnh Hà Bắc đề ra “công trình thu hút chất xám” và thường xuyên có quan hệ với 193 Viện sĩ thông qua Hội Liên hiệp Hữu nghị để giải quyết những việc cần thiết cho tỉnh. Viện Khoa học Trung Quốc thông qua “hệ thống bình xét chuyên gia ở nước ngoài” đã thường xuyên thu hút trên 100 nhà khoa học cao cấp ở nước ngoài làm tư vấn hoặc đối tác, hình thành “Quỹ các học giả kiệt xuất ở nước ngoài” tạo điều kiện để chuyển từ chất xám sang thu hút nhân tài sau này. Thành phố Quảng Châu đã thành lập “Trung tâm thuê nhân tài”, hiện có 1025 đơn vị thuê bằng nhiều hình thức. Thành phố Thẩm Quyến bằng phương thức mềm “không chuyển hộ khẩu, đôi bên thương lượng, đi ở tự do” đã thu hút được 37 vạn cán bộ khoa học kỹ thuật và kinh tế làm việc theo dự án. Cán bộ lãnh đạo ở các viện nghiên cứu khoa học của nhà nước đa phần nằm trong dải 36 đến 55 tuổi. Các giáo sư lớn tuổi thường giữ vai trò cố vấn hoặc hướng dẫn khoa học. Nhà nước Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp thu hút kiều dân là các nhà khoa học gốc Hoa có trình độ cao trở về đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, họ không chủ trương cho những người này trở về định cư ở trong nước”11

.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo dự án (nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Phước.PDF (Trang 65)