9. Kết cấu của Luận văn
2.2.1. Chính sách hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực
Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại tỉnh, tỉnh Bình Phước đã ban hành các văn bản:
- HĐND tỉnh (kỳ họp thứ 5 khoá VII ngày 30/11/2005) thông qua Nghị quyết số 18/NQ-HĐND về việc “Ban hành quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực”.
- Tỉnh ủy Bình Phước với Quyết định số 132-QĐ/TU ngày 16/5/2006 “Quy định tiêu chuẩn các chức danh cán bộ thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH đất nước”; Chương trình hành động số 10- CTr/TU ngày 08/01/2007 về “Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh về đào tạo - thu hút cán bộ và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Phước đến năm 2010” và Quyết định số 679-QĐ/TU ngày 09/5/2008 ban hành “Quy chế đào tạo cán bộ sau đại học trong và ngoài nước”.
- UBND tỉnh với Quyết định số 159/2005/QĐ-UBND ngày 21/12/2005 về việc “Quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực” và Quyết định số 64/2007/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 “Quy định về trình độ công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện thuộc tỉnh Bình Phước”.
Trong phạm vi của Luận văn, tác giả không đi sâu phân tích tất cả các văn bản này mà chỉ chú trọng các quy định được đề cập trong Quyết định số 159/2005/QĐ-UBND ngày 21/12/2005 về việc “Quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực”. Nội dung chủ yếu của chính sách này là
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức và dự nguồn cán bộ và Thu hút nguồn nhân lực.
46
- Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức và dự nguồn cán bộ: Để được cử đi đào tạo ở trong nước, cán bộ công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện, cán bộ công chức cấp xã phải là những cán bộ trong diện quy hoạch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có ít nhất 03 năm công tác liên tục, tuổi không quá 50 đối với nam, 45 đối với nữ và phải được 1 trong 4 cơ quan sau đây cử đi: Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy (khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền), Sở Nội vụ (khi được UBND tỉnh ủy quyền). Khi viết đề tài tốt nghiệp được nhận tiền trợ cấp tùy theo bậc đào tạo. Đào tạo bậc đại học và tương đương được trợ cấp 2 triệu đồng/người; bậc sau đại học: Tiến sĩ 15 triệu đồng, bác sĩ chuyên khoa II 10 triệu đồng, Thạc sĩ 7 triệu đồng, bác sĩ chuyên khoa I 5 triệu đồng. Đi đào tạo ở nước ngoài chỉ “áp dụng cho cán bộ trong diện quy hoạch và sinh viên tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hệ chính quy tập trung đạt kết qủa học tập loại khá trở lên và hạnh kiểm tốt là con gia đình chính sách, con cán bộ công chức của tỉnh trong diện dự nguồn cán bộ cho tỉnh” và việc cử cán bộ (kể cả cán bộ dự nguồn) đi đào tạo ở nước ngoài do Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu UBND tỉnh hoặc Tỉnh ủy quyết định.
- Về thu hút nguồn nhân lực: Nếu ở ngoài tỉnh thì đối tượng thu hút là những người có trình độ đại học, sau đại học; những người có năng khiếu đạt giải cấp quốc gia trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao; những người đạt danh hiệu cao quý do nhà nước trao tặng thuộc các ngành giáo dục và đào tạo, Y tế, Văn hóa-Thông tin với điều kiện phải tự nguyện làm việc lâu dài từ 5 năm trở lên tại cơ quan, đơn vị theo sự phân công của tổ chức. Chính sách ưu đãi ngoài việc được hưởng lương theo ngạch, bậc và phụ cấp (nếu có) còn được hưởng trợ cấp ban đầu, cụ thể: Gíao sư tiến sĩ 40 triệu đồng, Phó Gíao sư tiến sĩ 35 triệu đồng, tiến sĩ chuyên ngành 30 triệu đồng, bác sĩ chuyên khoa II 25 triệu đồng, Thạc sĩ 20 triệu đồng, bác sĩ chuyên khoa I 15 triệu đồng, sinh viên đại học chính quy tốt nghiệp loại giỏi 5 triệu đồng và khá 2 triệu đồng. Huy
47
chương vàng 3 triệu đồng, huy chương bạc 2,5 triệu đồng, huy chương đồng 2 triệu đồng. Nghệ sĩ nhân dân, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân 30 triệu đồng/người; Nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc ưu tú 20 triệu đồng/ người. Thời điểm để nhận trợ cấp ban đầu là sau 6 tháng tính từ ngày nhận công tác. Nếu ở trong tỉnh thì đối tượng thu hút là những người có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên có năng lực thực sự, có kinh nghiệm thực tiễn hoặc những người có năng khiếu đặc biệt được cơ quan có thẩm quyền điều động, tuyển dụng, hợp đồng về nơi làm việc xa nơi cư trú (tỉnh xuống huyện hoặc xã, huyện này sang huyện khác hoặc từ huyện về xã).
* Hiện trạng thi hành chính sách thu hút nhân lực của tỉnh
“Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức và dự nguồn cán bộ: 1.049 người được đào tạo đại học chuyên môn (luật, hành chính, văn hóa...) đạt 184,03% so với kế hoạch 5 năm; 186 người được đào tạo sau đại học đạt 186% so với kế họach 5 năm; đào tạo ở nước ngoài 35/40 chỉ tiêu đạt 87,5% so với kế hoạch 5 năm (17 người đi Anh và Singapore, 03 người theo chương trình của Trung ương và 14 người đang bồi dưỡng ngoại ngữ tại TP.HCM chuẩn bị đi đào tạo ở nước ngoài theo chương trình của tỉnh). Về thu hút nguồn nhân lực: Đến nay, tỉnh chỉ thu hút được 04/100 chỉ tiêu, chiếm 4% so với kế hoạch 5 năm. Trong đó: 01 bác sĩ chuyên khoa I về công tác tại ngành y tế, 01 thạc sĩ về công tác tại khối đảng tỉnh và 02 thạc sĩ công tác tại ngành giáo dục và đào tạo”[31;4].
Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) cho chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Bình Phước:
Điểm mạnh
- Lực lượng lao động của tỉnh rất dồi dào so với quy mô dân số, đạt ngưỡng cơ cấu dân số vàng.
48
- Phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, phù hợp với nguyện vọng của những người muốn về địa phương phục vụ.
Điểm yếu
- Số lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 72%) trong khi tỉnh còn nghèo, thiếu kinh phí
- Chưa xác định được nhu cầu nhân lực cụ thể để thu hút.
Cơ hội
- Có quyết tâm của lãnh đạo tỉnh với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội (chính sách ra đời năm 2005, sau khi tỉnh tái lập được 9 năm).
- Cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 110 km có nhiều trường đại học, cao đẳng có thể đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh, phù hợp nhu cầu thăng tiến của nhiều người trong đó chủ yếu là cán bộ công chức, viên chức
Thách thức
- Nhiều người có học hàm, học vị cao nhưng năng lực làm việc yếu (hữu danh vô thực).
- Môi trường làm việc cho những người được thu hút không có sẽ xuất hiện sự không hài lòng, họ có thể chuyển đến các nơi khác có điều kiện kinh tế tốt hơn để làm việc (ví dụ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…). Lao động tại tỉnh được đào tạo tại TP.HCM, Hà Nội không quay trở về phục vụ cho địa phương. Cán bộ được gửi đi đào tạo ở nước ngoài, trong nước không quay trở về phục vụ (chảy chất xám).